Nỗ lực hơn nữa trong tạo việc làm cho lao động địa phương
Hàng ngàn người lao động ở TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh: Bình Dương, Đồng Nai… tự phát trở về An Giang trong những ngày qua một lần nữa đặt vấn đề về tạo việc làm tại chỗ cho lao động. Chỉ khi nỗ lực tạo việc làm được thực hiện một cách căn cơ tại các địa phương thì người dân mới không rời quê để đi mưu sinh…
Nỗi lo cơm áo
Những ngày qua, hàng chục ngàn người từ TP. Hồ Chí Minh và một số tỉnh đã ồ ạt di chuyển tự phát về An Giang, trong đó những địa phương có số lượng khá lớn, như: huyện Tịnh Biên, Tri Tôn, An Phú, Thoại Sơn, Châu Phú, TX. Tân Châu… Điều đáng nói ở đây, những địa phương này có diện tích đất sản xuất nông nghiệp rất lớn. Nghề nông đã giúp giải quyết cái ăn trong những năm đầu của thời kỳ đất nước đổi mới. Vậy mà nay, lao động từ nghề nông không bám được đất để phát triển. Những người tự phát trở về An Giang những ngày qua đa phần xuất thân từ nông dân.
Qua tìm hiểu, một trong những nguyên nhân sâu xa, buộc họ phải “ly nông lẫn ly hương”, rời bỏ quê hương đi tìm việc làm ở “miền đất hứa” là do sản xuất không có hiệu quả. 10 năm gần đây, tình hình biến đổi khí hậu ở khu vực ĐBSCL ngày càng diễn biến phức tạp, thời tiết nông vụ không còn tuân thủ theo quy luật xưa nay. Trong mùa nắng lại có mưa rào, trong mùa mưa có nắng hạn. Cây trồng, vật nuôi không chịu nổi với sự bất thường của thời tiết, năng suất không cao, thu nhập từ nông nghiệp đơn thuần không còn đủ lo cho cuộc sống cả nhà. “Gia đình tôi có 5 người, ngoài 3 công đất ruộng, tôi thuê thêm 5 công đất để làm lúa, vậy mà không đủ nuôi 5 miệng ăn, càng làm càng thiếu nợ. Tụi tôi buộc phải kéo nhau lên tỉnh Bình Dương kiếm sống” – chị Trần Thị Kiều (xã Vọng Đông, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang) nói trong nước mắt.
“Thấy các cháu kéo về quê, tôi vừa vui vừa buồn. Những năm đầu của thời kỳ đổi mới, Thoại Sơn là địa phương đi đầu trong chuyển dịch sản xuất. Từ 1 vụ lúa mùa nổi chuyển lên sản xuất 2 vụ, rồi 3 vụ, đứng đầu tỉnh về sản lượng lúa trong những năm 1990. Vậy mà trong những ngày dịch bệnh xảy ra, người dân ở đây phải nhận gạo cứu trợ của nhà nước” – ông Phan Văn Tuấn (một lão nông tri điền ở xã Vọng Đông) bộc bạch.
Video đang HOT
Giải pháp nào?
Những năm qua, bằng nhiều cách làm khác nhau, An Giang đã nỗ lực tạo việc làm cho lao động địa phương. Từ nỗ lực hỗ trợ cho vay vốn (thông qua các chương trình, dự án) đến đẩy mạnh mời gọi doanh nghiệp về đầu tư trên địa bàn. Hàng năm, tỉnh đã giải quyết việc làm cho 27.000-30.000 lao động từ thành thị đến nông thôn.
Chỉ tính riêng Dự án khu nông nghiệp công nghệ cao Bình Phú (huyện Châu Phú) của Tập đoàn Nam Việt đã giúp cho hơn 150 lao động tại địa phương có việc làm ổn định. Chương trình giống cá tra 3 cấp của Tập đoàn Việt Úc An Giang, triển khai tại ấp Vĩnh Bường (xã Vĩnh Hòa, TX. Tân Châu), giải quyết cho gần 50 lao động tại địa phương. Còn nhiều lắm các dự án tham gia giải quyết lao động tại địa phương. Song, do số lao động không có việc làm dôi dư nhiều, bà con phải tìm đến “miền đất hứa” để mưu sinh.
Cần đẩy mạnh chương trình mời gọi đầu tư, phát triển khu, cụm công nghiệp để tạo việc làm cho lao động địa phương. Ảnh: TRUNG HIẾU
“Ở TX. Tân Châu này, không thiếu việc làm đâu. Cụ thể, lao động trong nông nghiệp bây giờ rất khó thuê, bởi đa phần bà con chê làm nông ít tiền, việc nặng nhọc. Số đông người lao động mong muốn có thu nhập ổn định từ công việc nhẹ nhàng hơn” – ông Nguyễn Văn Sul (chủ trang trại trồng mai vàng xã Phú Vĩnh, TX. Tân Châu, tỉnh An Giang) chia sẻ.
Trang trại của ông Sul rộng 5ha, chuyên trồng cây mai vàng để bán trong và ngoài nước. Gần 3 năm qua, ông rất vất vả trong việc thuê lao động địa phương làm việc cho trang trại. Nơi này giờ đây có thể là địa chỉ giúp một số người dân muốn gắn bó quê hương có được việc làm.
Nỗ lực hơn nữa trong tạo việc làm cho lao động địa phương là vấn đề được đặt ra một cách nghiêm túc trong lúc này. Để tạo ra nhiều việc làm ở địa phương, các huyện, thị xã, thành phố cần tiếp tục đẩy mạnh chương trình mời gọi đầu tư, tiếp tục phát triển khu, cụm công nghiệp trên địa bàn để tạo ra quỹ đất sạch, mời gọi các tập đoàn lớn về xây dựng nhà máy, trang trại… Tiếp tục hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật, mở rộng cảng sông, nâng cấp cầu đường cho đủ tải trọng để xe container hạng nặng có thể đi được.
Cần đẩy mạnh tuyên truyền để người lao động nâng cao nhận thức, xóa tư tưởng “việc nhẹ, lương cao”, chuyên tâm học nghề, nâng cao tinh thần, ý thức tổ chức kỷ luật trong lao động để từ đó bám sâu vào doanh nghiệp, tạo ra cuộc sống ổn định cho bản thân, gia đình, giảm bớt gánh nặng cho nhà nước trong công tác an sinh xã hội. Trong công tác đào tạo nghề, cần đẩy mạnh liên kết với doanh nghiệp khi lao động thông qua đào tạo là có thể gắn kết ngay với doanh nghiệp để có được việc làm.
Quảng Nam: Tăng cường phòng, chống dịch trong các khu, cụm công nghiệp
Trước tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, để đảm bảo công tác phòng, chống dịch bệnh tại các khu, cụm công nghiệp và hoạt động sản xuất - kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa, ngày 21/8, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam đã có văn bản chỉ đạo phương án phòng, chống dịch COVID-19.
Tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân Quảng Nam. Ảnh minh họa: Trần Tĩnh/TTXVN
Theo đó, tất cả các cơ sở sản xuất kinh doanh trong và ngoài khu, cụm công nghiệp có quy mô từ 500 người trở lên trên địa bàn tỉnh Quảng Nam phải thường xuyên rà soát, đánh giá nguy cơ lây nhiễm dịch COVID-19, theo Hướng dẫn phòng, chống và đánh giá nguy cơ lây nhiễm dịch COVID-19 tại nơi làm việc và ký túc xá cho người lao động; đăng ký truy cập trên Bản đồ an toàn COVID về đánh giá nguy cơ lây nhiễm COVID-19 của các cơ sở sản xuất kinh doanh. Các doanh nghiệp cần xây dựng các phương án "2 tại chỗ", "3 tại chỗ", "một cung đường hai điểm đến" đảm bảo phòng, chống khi có dịch bệnh xảy ra tại các cơ sở sản xuất kinh doanh.
Bên cạnh đó, các đơn vị phải định kỳ xét nghiệm tối thiểu 5 - 7 ngày/lần cho toàn bộ người lao động ở các bộ phận thường xuyên có nguy cơ cao, tiếp xúc với bên ngoài (các nhà quản lý, chuyên gia, tổ trưởng tổ sản xuất, quản đốc phân xưởng, lãnh đạo công ty; tiếp nhận hàng, nguyên vật liệu; tiếp phẩm; xuất hàng hóa; lái xe...); xét nghiệm tối thiểu 20%-50% tổng số người lao động tại cơ sở sản xuất kinh doanh của mình, toàn bộ kinh phí xét nghiệm do đơn vị tự chi trả.
Cùng với đó, các cơ sở sản xuất kinh doanh phải triển khai, thành lập các Tổ an toàn phòng, chống dịch COVID-19, trong mỗi phân xưởng/bộ phận sản xuất phải có ít nhất 01 Tổ để nắm bắt thông tin, tuyên truyền, nhắc nhở, kiểm tra, giám sát người lao động thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 bằng hệ thống quan sát camera giám sát; xây dựng chương trình quản lý; quán triệt người lao động về nghỉ cuối ngày, cuối tuần tại địa phương hạn chế giao lưu, tiếp xúc, thực hiện nghiêm 5K, "một cung đường hai điểm đến" trong thời gian dịch bệnh diễn biến phức tạp.
Đặc biệt, các cơ sở sản xuất kinh doanh phải tăng cường cảnh giác các tình huống dịch bệnh, kịp thời phát hiện các trường hợp người lao động có triệu chứng bất thường về sức khỏe, báo cáo ngay cho cơ quan y tế địa phương để có biện pháp xử lý, ứng phó kịp thời. Ngoài ra, các cơ sở sản xuất kinh doanh trong và ngoài các Khu, Cụm công nghiệp có quy mô trên 500 lao động phải ký cam kết thực hiện các quy định về phòng, chống dịch OVID-19 với Ban Quản lý các Khu kinh tế và Khu công nghiệp.
Đối với trường hợp khi có dịch xảy ra tại các cơ sở sản xuất kinh doanh, thì phải kích hoạt ngay các phương án phòng, chống dịch COVID-19; phong tỏa tạm thời toàn bộ cơ sở sản xuất kinh doanh hoặc từng phân xưởng/dây chuyền sản xuất/tổ sản xuất/khu vực sản xuất/vị trí làm việc có trường hợp mắc bệnh (F0) phù hợp với hình thực tế. Cùng với đó, cần phải cách ly trường hợp F0 tại chỗ ngay tại cơ sở sản xuất kinh doanh và thông báo cho cơ quan y tế để đưa đi điều trị và thực hiện khoanh vùng truy vết, khử khuẩn theo quy định...
Thực hiện tốt phương án phòng, chống dịch bệnh tại các cơ sở sản xuất kinh doanh trong và ngoài các Khu, Cụm công nghiệp, Khu kinh tế đảm bảo vệ sinh khử khuẩn tại các cơ sở sản xuất kinh doanh có trường hợp mắc bệnh theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Hằng ngày, thực hiện tuyên truyền,nhắc nhở, kiểm tra, giám sát người lao động thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh; cảnh giác, kịp thời phát hiện các trường hợp có bất thường về sức khỏe, báo cáo ngay cho cơ quan y tế địa phương để có biện pháp xử lý kịp thời, đảm bảo an toàn phòng, chống dịch COVID-19...
Bên cạnh đó, các sở, ban, ngành của tỉnh phải tăng cường phối hợp giám sát, đôn đốc các cơ sở sản xuất kinh doanh triển khai các giải pháp phòng, chống dịch bệnh theo phương án của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành và chuẩn bị đầy đủ nhân lực, vật lực sẵn sàng vận chuyển người lao động từ các cơ sở sản xuất kinh doanh về tại các khu cách ly tập trung, hỗ trợ thiết lập các đường dây nóng, vệ sinh môi trường,...
Bắc Ninh quản lý chặt người lao động tại khu, cụm công nghiệp Phó Chánh Văn phòng UBND tỉnh Bắc Ninh Ngô Văn Luyến cho biết, trước tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, tỉnh đang chỉ đạo các cấp, ngành, địa phương tập trung quản lý chặt người lao động trong các khu, cụm công nghiệp. Lực lượng chức năng tuyên truyền việc quản lý chặt chẽ công nhân để phòng chống dịch bệnh...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Động đất 7,7 độ có sức phá hủy như thế nào?

Quảng Trị: Chở 130 kg pháo lậu trên ô tô, bị bắt quả tang

Xe chở học sinh lật trên cao tốc, 2 người bị thương

Bơi qua sông về nhà sau cuộc nhậu, người đàn ông đuối nước tử vong

79 quân nhân sắp sang Myanmar cứu trợ sau thảm họa động đất

Xuất hiện 'hố tử thần' trên quốc lộ 3B sau tiếng động lớn

Lý do Hà Nội, TPHCM cách Myanmar hơn 1.000km vẫn thấy rung lắc vì động đất

Công an phạt tiền nhóm người chặn hẻm quây lưới đánh bóng bàn ở TPHCM

TPHCM: Kiểm tra, xử lý vụ nghi ngộ độc thực phẩm tại hệ thống Trường Tuệ Đức

CSGT thu hồi giấy phép đèn ưu tiên xe cấp cứu chở diễn viên đi sự kiện

Va chạm với xe container, người đàn ông tử vong tại chỗ

Quảng Trị: Chơi đùa ở đập ngăn mặn, một học sinh đuối nước tử vong
Có thể bạn quan tâm

Động đất như bom nguyên tử ở Myanmar: Số người chết tăng vọt lên 1.644
Thế giới
01:17:46 30/03/2025
Chuyển Cơ quan điều tra vụ Trường quốc tế Mỹ bị "vỡ nợ" sau khi đã huy động vài nghìn tỷ đồng
Pháp luật
01:09:20 30/03/2025
Sang tháng 4, có 4 con giáp may mắn vượt bậc, thu hút tài lộc, dễ "hái" ra tiền còn dễ gặp quý nhân
Trắc nghiệm
23:52:43 29/03/2025
Stranger Things, One Piece và những bộ phim "tốn kém" nhất trên Netflix
Hậu trường phim
23:22:37 29/03/2025
Visual của "ông hoàng" G-Dragon làm MXH náo loạn, khẳng định ngôi vương bằng vương miện bạc tỷ!
Nhạc quốc tế
23:17:15 29/03/2025
Khi Cuộc Đời Cho Bạn Quả Quýt và cho khán giả tuyệt tác hay nhất 2025
Phim châu á
23:02:12 29/03/2025
'Lưỡi hái tử thần: Huyết thống': Tử thần đã quay trở lại, hứa hẹn gieo rắc nỗi khiếp sợ mới vào mùa hè này
Phim âu mỹ
22:56:41 29/03/2025
Phía "nữ ca sĩ Hàn Quốc" bị ViruSs từ chối không cho lên livestream nói gì sau ồn ào tối qua?
Sao việt
22:52:40 29/03/2025
Chương trinh truyền hình thực tế Hàn Quốc bị hủy bỏ vì bóc lột trẻ em
Tv show
22:42:11 29/03/2025
3 nữ ca sĩ nổi tiếng quê Nam Định là ai?
Nhạc việt
21:47:29 29/03/2025