Nỗ lực hơn 3 tiếng đồng hồ và cái kết ‘ngọt ngào’ dành cho báo hoa mai
Không phải ngẫu nhiên mà báo hoa mai là loài động vật săn mồi thành công nhất trong họ nhà mèo lớn.
Cuộc sống của các loài động vật săn mồi trong thế giới tự nhiên hoang dã chưa bao giờ là dễ dàng. Để sinh tồn, ngoài việc săn bắt, chúng còn phải đấu tranh bảo vệ lãnh thổ cũng như căng mình cạnh tranh nguồn thức ăn với các đối thủ khác.
Ở châu Phi, một trong những loài động vật săn mồi “khét tiếng” nhất phải gọi tên báo hoa mai. Chúng là một trong bốn loài mèo lớn thuộc chi Panthera cùng với sư tử, hổ và báo đốm Mỹ.
Trong số bốn loài lớn nhất trong họ nhà mèo (hổ, sư tử, báo đốm, báo hoa mai), mặc dù báo hoa mai ( leopard) là loài có chỉ số sức mạnh kém nhất nhưng lại đứng đầu về tỷ lệ săn mồi.
Báo hoa mai có cấu tạo cơ thể đặc thù, phù hợp cho những pha tăng tốc cực cao. Theo tính toán của các nhà khoa học, loài động vật này có thể đạt vận tốc tối đa lên tới 120 km/h, sải chân khi chạy nước rút lên tới 8 m và chúng đạt tốc độ 95 km/giờ chỉ trong 4 bước chạy.
Ngoài ra, báo hoa mai còn có thị lực rất tốt với tầm nhìn hơn 200 độ, khiến chúng có thể dễ dàng ước lượng được khoảng cách với con mồi cũng như phát hiện bất kỳ mối nguy hiểm nào rình rập xung quanh. Tuy nhiên vào ban đêm, mắt báo rất tệ nên chúng tập trung săn vào ban ngày, dù giữa trưa nắng.
Video đang HOT
Chính nhờ những ưu điểm này mà báo hoa mai trở thành một trong những loài động vật có hiệu suất săn mồi thành công lớn nhất châu Phi.
Anh chàng Ivan Glaser, đã phải mất cả một buổi sáng để có thể chứng kiến toàn bộ cuộc đi săn của loài động vật có hiệu suất săn mồi gần như cao nhất Nam Phi.
Hôm đó, nhóm của Glaser bắt gặp một con báo hoa mai đực to lớn tên là Shujaa đang đi săn vào buổi sáng sớm. Chứng kiến tận mắt hành trình đi săn của báo hoa mai mới thấy không hề dễ dàng như trên TV. Mất rất nhiều thời gian, tuy nhiên con báo vẫn chưa tìm thấy đối tượng tấn công. Với cái bụng đói cồn cào, con báo cuối cùng đã chui vào 1 cái mương khô ráo để thư giãn và nghỉ ngơi.
Người hướng dẫn viên du lịch đã động viên Glaser rằng đừng lo lắng, bởi con mương này là địa điểm ưa thích của linh dương đầu bò cũng như các loài động vật ăn cỏ khác hay tìm đến để uống nước. Do đó, con báo hoa mai chỉ cần kiên nhẫn chờ đợi là kiểu gì cũng sẽ tìm thấy thức ăn.
Quả thật, sau 3 giờ chờ đợi, một đàn linh dương đầu bò cực lớn khoảng hơn 100 cá thể đã chạy ngang qua con mương. Chúng diễu hành mà không hề thèm để ý đến con báo hoa mai. Đột nhiên, Shujaa chạy đến nấp sau lùm cỏ, ánh mắt theo dõi đàn “thức ăn” đang chạy qua.
James, người hướng dẫn viên nói rằng, có lẽ con báo hoa mai đang đợi một con linh dương đầu bò non rồi sau đó mới tấn công. Quả thật, những gì sau đó xảy ra quá nhanh khiến Glaser không thể tin nổi. Chưa đến 1 giây, Shujaa đã tìm thấy một con linh dương non, nhảy lên lưng rồi hạ gục nó.
Báo hoa mai nằm 3 giờ chờ con mồi, nhưng chỉ mất 5 giây để hạ gục linh dương đầu bò
Một con báo hoa mai đói đã tốn 3 giờ đồng hồ để chờ chú linh dương đầu bò đi vào nơi phục kích, nhưng nó chỉ cần mất 5 giây để hạ sát con mồi.
Khi đang cùng bạn bè tham quan khu vực quanh Trại Oltepesi Tented Safari thuộc Vườn quốc gia Maasai Mara, Kenya, anh Ivan Glaser đã vô tình trông thấy một chú báo hoa mai đang phục kích săn mồi. Ngay lập tức, Ivan liền lấy máy quay ra để ghi lại khoảnh khắc này.
Sau 3 tiếng chờ đợi, cuối cùng con mồi của báo hoa mai cũng tới và đó là một chú linh dương đầu bò mới trưởng thành. Ngay lập tức, con báo liền lao tới tấn công.
Chỉ với một cú vồ duy nhất, con báo đã dễ dàng tóm gọn được chú linh dương đầu bò.
Sau đó, con báo nhanh chóng cắn chặt vào cổ chú linh dương đầu bò để khiến con mồi ngạt thở.
Cú tấn công bất ngờ của con báo khiến chú linh dương đầu bò không còn cơ hội thoát thân.
Dù đã nỗ lực hết sức, nhưng cuối cùng chú linh dương đầu bò cũng phải chấp nhận số phận.
Nỗ lực cứu giúp linh dương impala của báo hoa mai và âm mưu hiểm độc đằng sau Trong thế giới hoang dã, không có chỗ cho những thứ gọi là tình cảm mềm yếu, quỵ lụy. Linh dương impala là loài động vật ăn cỏ, có thân hình thon gọn cực kỳ phổ biến trên vùng thảo nguyên châu Phi. Đây là loài động vật sinh sống theo bầy đàn và hầu như hoạt động cả ngày. Do số lượng...