Nỗ lực giúp hạ nhiệt ‘lò lửa’ Trung Đông
Chỉ trong vòng chưa đầy một tuần, các quan chức cấp cao của Chính phủ Nhật Bản, trong đó Thủ tướng Shinzo Abe, đã liên tiếp có những chuyến công du tới những nước mà Tokyo cho là những nhân tố “đóng vai trò quan trọng trong việc bình ổn tình hình khu vực Trung Đông”.
Các chuyến công du này được đánh giá là thành công đối với Nhật Bản, góp phần vào việc “tháo ngòi nổ thùng thuốc súng” ở khu vực này.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe (phải) hội kiến Tổng thống Iran Hassan Rouhani (trái) tại Tokyo ngày 20/12/2019. Ảnh: THX/TTXVN
Trong nhiều tháng qua, Nhật Bản đã cố gắng duy trì mối quan hệ tốt đẹp với cả Mỹ và Iran. Nguyên nhân chủ yếu là do hiện nay, Trung Đông vẫn cung cấp gần 90% lượng dầu thô nhập khẩu của Nhật Bản, trong đó riêng Iran chiếm khoảng 5,2% trong tổng lượng dầu thô nhập khẩu năm 2017.
Bất cứ cuộc chiến nào xảy ra ở Trung Đông cũng tạo ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với an ninh năng lượng của Nhật Bản. Vì vậy, Tokyo đã nỗ lực không mệt mỏi để làm trung gian hòa giải cho mối quan hệ đầy sóng gió giữa Washington và Tehran, trong đó có chuyến thăm lịch sử của Thủ tướng Abe tới Tehran vào giữa tháng 6/2019 và chuyến thăm Nhật Bản của Tổng thống Iran Hassan Rouhani tháng 12/2019.
Tuy nhiên, mọi nỗ lực của Nhật Bản tưởng chừng đã “đổ xuống sông, xuống biển” sau khi Mỹ thực hiện vụ không kích sân bay quốc tế Baghdad làm Tướng Qassem Soleimani, Tư lệnh lực lượng Quds của Iran, thiệt mạng. Vụ việc một nhân vật có vai trò rất lớn của Iran bị thiệt mạng do hỏa lực Mỹ đã đẩy căng thẳng hai nước leo lên một nấc thang mới với những tuyên bố cả Mỹ lẫn Iran đe dọa tấn công và đáp trả nhằm vào nhau.
Chảo lửa Trung Đông, vốn đã nóng với hàng loạt cuộc xung đột, như đang đứng bên bờ vực của một cuộc chiến mới, đe dọa có mức độ tàn phá nguy hiểm nghiêm trọng hơn, giữa một bên là cường quốc quân sự hàng đầu thế giới với một bên là một quốc gia Hồi giáo lớn có tầm ảnh hưởng bao trùm khu vực.
Video đang HOT
Tình trạng “bên miệng hố chiến tranh” giữa Iran và Mỹ đã khiến cho thị trường dầu mỏ thế giới lên cơn sốt với giá dầu leo lên gần 70 USD/thùng. Các nước sản xuất dầu mỏ cũng như các nước nhập khẩu dầu mỏ một lần nữa lại căng thẳng trước nguy cơ chiến tranh, cho dù là chiến tranh ủy nhiệm, giữa Mỹ với Iran bùng nổ sẽ làm gián đoạn nguồn cung dầu mỏ, đẩy thế giới rơi vào khủng hoảng năng lượng.
Đối với Nhật Bản, cuộc chiến nếu xảy ra có thể là thảm họa khi không chỉ đẩy nước này vào tình trạng khó khăn về năng lượng mà còn đẩy chính sách ngoại giao rơi vào thế bí khi phải lựa chọn giữa Mỹ – đồng minh an ninh chiến lược quan trọng nhất – và Iran – một trong những nhà cung cấp dầu thô quan trọng của nước này. Tình hình căng thẳng đã khiến nhiều phương tiện truyền thông ở Nhật Bản dự đoán Thủ tướng Abe có thể sẽ phải hủy chuyến công du đến 3 nước Trung Đông gồm Tiểu vương quốc Arập thống nhất (UAE), Saudi Arabia và Oman từ ngày 13 – 15/1.
Tuy nhiên, trong vài ngày sau vụ không kích, cho dù Iran đã bắn tên lửa nhằm vào căn cứ quân sự Mỹ tại Iraq song không có dấu hiệu nào cho thấy vụ không kích gây thương vong đối với phía Mỹ. Washington cũng không hề có đòn tấn công đáp trả. Đó là những dấu hiệu chứng tỏ cả Tehran và Washington đều không muốn đẩy tình hình trên thực tế căng thẳng như hai bên đang đấu khẩu. Hai nước đều thể hiện sự kiềm chế và Tokyo đã ngay lập tức nắm bắt cơ hội này để thực hiện các nỗ lực ngoại giao dồn dập nhằm “hạ nhiệt lò lửa” Trung Đông, với chuyến công du của Thủ tướng Abe đến khu vực này và các chuyến thăm của những quan chức cấp cao Tokyo đến Mỹ.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe (trái) và Hoàng Thái tử UAE Mohamed bin Zayed Al Nahyan (phải) tại cuộc gặp ở Abu Dhabi ngày 13/1/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong chuyến công du 3 quốc gia Trung Đông vừa qua, Thủ tướng Abe đã nhận được cam kết hợp tác để ổn định tình hình khu vực từ phía lãnh đạo của 3 nước cho dù 2 trong số 3 nước này (Saudi Arabia và UAE) đều có mối quan hệ “cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt” với Iran.
Đáng chú ý, trong chặng dừng chân đầu tiên ở Saudi Arabia – quốc gia đối đầu truyền thống với Iran và là một trong những nước tham gia liên minh quân sự của Mỹ nhằm bảo vệ an ninh hàng hải ở gần eo biển Hormuz cùng với UAE, Thủ tướng Abe đã đạt được sự đồng thuận với Thái tử Mohammed bin Salman về việc cần phải có các nỗ lực tập thể để làm dịu tình hình căng thẳng ở khu vực này.
Tại UAE, Thủ tướng Abe cũng nhận được sự đồng tình của lãnh đạo quốc gia này, với lời cam kết của Hoàng Thái tử Mohamed bin Zayed Al Nahyan hợp tác chặt chẽ để “hạ nhiệt” căng thẳng. Một lời cam kết quan trọng nữa mà UAE dành cho Nhật Bản là lời đảm bảo một nguồn cung dầu mỏ ổn định.
Cùng với chuyến công du Trung Đông của Thủ tướng Abe, hai quan chức cấp cao khác của Nhật Bản là Ngoại trưởng Toshimitsu Motegi và Bộ trưởng Quốc phòng Taro Kono đã có chuyến thăm Mỹ. Những chuyến thăm này đều gặt hái được cam kết của giới lãnh đạo Mỹ gồm tăng cường các nỗ lực ngoại giao nhằm tránh leo thang tình trạng căng thẳng ở Trung Đông, thúc đẩy hòa bình và ổn định khu vực.
Trung lập và cân bằng là chủ trương ngoại giao mà Tokyo vẫn duy trì từ lâu đối với khu vực Trung Đông. Nhật Bản đang nỗ lực phát huy hiệu quả vai trò của một quốc gia có mối quan hệ tốt đẹp truyền thống với cả Mỹ và Iran. Việc có một quốc gia thứ ba tích cực làm trung gian là biện pháp cần thiết để thúc đẩy các giải pháp ngoại giao giữa Tehran với Washington.
Rõ ràng, các nỗ lực nhằm góp phần hạ nhiệt chảo lửa Trung Đông, không chỉ đem lại lợi ích cho Nhật Bản, mà chắc chắn là lợi ích cho cả khu vực Trung Đông và toàn thế giới.
Theo Đào Thanh Tùng (TTXVN)
Sức mạnh loại chiến đấu cơ siêu dị AV-8B Harrier II của Mỹ vừa áp sát Iran
Theo USNI News, Hải quân Mỹ đã hủy tập trận chung với Morocco và điều tàu tấn công đổ bộ USS Bataan mang theo chiến đấu cơ AV-8B Harrier II đến gần Iran.
Quyết định bất ngờ được cho biết trong một thông báo hôm 4/1, theo đó tàu tấn công đổ bộ USS Bataan và Đơn vị Viễn chinh Hàng hải số 26 đã được tái điều động tới Trung Đông sau khi hủy bỏ cuộc tập trận chung với quân đội Morocco. Động thái này được đưa ra nhằm tăng cường khả năng đối phó với những nguy cơ khó lường tại Trung Đông có thể xảy ra khi Iran đang có những hành động chuẩn bị cho một cuộc tấn công trả đũa vào lực lượng Mỹ trong khu vực, sau vụ không kích do Mỹ thực hiện khiến tướng Iran thiệt mạng.
Cụ thể hai chiếc MQ-9 đã phóng tên lửa hạ sát tướng Qassem Soleimani, Tư lệnh lực lượng đặc nhiệm Quds, Vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) ngay tại Iraq vào hôm 3/1 vừa qua. Ngay sau cái chết của vị tư lệnh này, Iran đã treo 'cờ máu', lên tiếng đòi báo thù. Tình báo Mỹ cho biết các lực lượng tên lửa chiến lược Iran đã đặt trong tình trạng báo động, sẵn sàng cho cuộc tấn công trả đũa vào 35 vị trí của Mỹ.
Cùng với việc điều động thêm khí tài, Lầu Năm Góc cũng đang điều động thêm 2.800 binh sĩ tới khu vực Trung Đông. Việc tàu USS Bataan mang theo các chiến đấu cơ cất hạ cánh thẳng đứng AV-8B Harrier II được coi là động thái tăng cường vũ khí cực lớn đến Trung Đông của Lầu Năm Góc bởi sức mạnh khủng khiếp của nó.
Tiêm kích AV-8B Harrier II
AV-8B Harrier II được phát triển từ mẫu máy bay trước đó là Hawker Siddeley Harrier, loại máy bay này được thiết kế chế tạo vào cuối thế kỷ 20. Hãng British Aerospace đã nối lại dự án chế tạo nâng cấp loại máy bay V/STOL vào đầu những năm 1980, và nó được quản lý bởi Boeing/BAE Systems từ thập niên 1990.
Những phiên bản của loại máy bay này được sử dụng ở vài quốc gia thành viên NATO, bao gồm Vương quốc Anh, Tây Ban Nha, Italy. AV-8B Harrier II trải qua nhiều lần thực chiến và từng được triển khai trên tàu tấn công đổ bộ lớp Wasp của Mỹ.
Theo Việt Hùng/An ninh Thủ đô
7 ngày nồng mùi thuốc súng Mỹ - Iran Chiếc phi cơ chở tướng Qassem Soleimani không xuất hiện ở sân bay Baghdad đêm 2/1 như kế hoạch, khiến đội đặc nhiệm Mỹ trở nên lo lắng. Theo kế hoạch, chuyến bay 6Q501 của hãng hàng không Cham Wings Airlines phải cất cánh từ sân bay Damascus, Syria lúc 19h30 ngày 2/1 để đến Baghdad, Iraq. Nhưng chiều tối đó, đặc tình...