Nỗ lực giữ nghề bó thuố.c truyền thống của người Vân Kiều
Từ xa xưa, người Vân Kiều ở huyện miền núi Hướng Hóa đã có những bài thuố.c gia truyền rất đặc biệt trong điều trị bệnh cũng như chăm sóc sức khỏe cho con người.
Tuy nhiên, qua thời gian, những người chữa bệnh bằng thuố.c gia truyền lớn tuổ.i dần không còn, việc truyền nghề rất hạn chế, mặt khác, các vị thuố.c có từ thiên nhiên ngày càng khan hiếm nên nghề truyền thống này dần bị mai một. Trăn trở trước điều đó, anh Hồ Văn Thuần ở thôn Xi Núc, xã Tân Long, huyện Hướng Hóa là một trong số ít người Vân Kiều nỗ lực bảo tồn nghề bó thuố.c gia truyền. Anh đã đem lại niềm vui cho rất nhiều bệnh nhân khi được điều trị bệnh hiệu quả, nhất là các bệnh về xương khớp.
Anh Thuần bó thuố.c cho một bệnh nhân đến nhà chữa bệnh xương khớp – Ảnh: M.L
Chị Hồ Thị Khống ở bản Làng Cát, huyện Đakrông bị đau nhức tay chân không đi được phải nằm một chỗ, được bác sĩ kết luận là viêm cơ. Sau thời gian dài chữa trị tuy có thuyên giảm nhưng vẫn tái phát liên tục, không có khả năng lao động. Được người quen giới thiệu, chị Khống đã tìm lên bản Xi Núc để được chữa trị bằng bài bó thuố.c của anh Thuần.
Sau gần 1 tháng ròng rã kiên trì theo bài thuố.c gia truyền này, giờ đây chị đã hết đau nhức, có thể đi lại bình thường như trước đây. Chị Khống vui mừng cho biết: “Gia đình tôi có 2 người bị ốm nặng đều được anh Thuần bó thuố.c chữa khỏi. Tôi bị viêm cơ còn em rễ tôi bị bệnh gút rất nặng, nằm một chỗ, nhưng cả hai chị em đều được anh Thuần chữa khỏi. Hiện nay, hai chị em chúng tôi đều có thể đi rẫy lao động bình thường, chúng tôi rất mừng và biết ơn anh”.
Trong nghề chữa bệnh bằng phương thuố.c gia truyền của người Vân Kiều thì anh Thuần thuộc nhóm trẻ tuổ.i. Năm nay anh 45 tuổ.i và có hơn 10 năm làm nghề bó thuố.c.
Video đang HOT
Từ nhỏ, hàng ngày nhìn thấy bố anh chữa bệnh cho bệnh nhân, anh rất tò mò và đi theo bố để tìm hiểu. Lớn lên, anh được bố chỉ dạy cho rất tỉ mỉ từ cách nhận biết các loại thuố.c, cách sơ chế, pha trộn đến các kỹ năng bó thuố.c.
Mặc dù nghề này không dễ gì để truyền lại cho người khác, nhất là với một người còn trẻ tuổ.i và chưa có nhiều kinh nghiệm, thế nhưng Thuần rất quyết tâm trong việc học hỏi, nhất quyết không để nghề bó thuố.c của gia đình bị thất truyền. Để nâng cao tay nghề trước khi quyết định bắt tay vào việc tự thân chữa trị cho bệnh nhân bằng nghề truyền thống này, anh Thuần đã sang nước bạn Lào tìm các vị cao niên người Brũ-Vân Kiều giỏi nghề để học hỏi trong khoảng thời gian 4 năm liền. Khi đã vững về nghề bó thuố.c, anh mới thực sự tự tin để tư vấn và chữa bệnh cho mọi người.
Thế mạnh của phương thức bó thuố.c của anh Thuần là chữa trị bệnh gút và các bệnh liên quan đến xương, như chớp xương, rạn xương, gãy xương, thoát vị đĩa đệm. Các vị thuố.c đều được lấy từ thiên nhiên, tìm kiếm tận các khu rừng sâu, bao gồm hơn 100 loại lá, rễ, vỏ, thân cây.
Sau khi đưa về nhà, các vị thuố.c này sẽ được rửa sạch, sơ chế một cách kỹ càng, giã nát và pha trộn phù hợp tùy theo từng loại bệnh và cất trữ cẩn thận không để bị hư hỏng. Bệnh nhân sẽ được chích lễ, bấm huyệt và đắp thuố.c theo đúng liệu trình, đồng thời hỗ trợ điều trị bằng các vị thuố.c uống. Trong điều trị, anh Thuần sẽ hướng dẫn bệnh nhân đến thăm khám để biết chính xác, cụ thể bệnh và sau điều trị thì cần kiểm tra kết quả tại các cơ sở y tế.
Ngoài bó thuố.c, anh Thuần còn hỗ trợ chữa một số bệnh bằng thuố.c uống được chế biến từ các loại thảo dược quý, như các bệnh liên quan đến gan, thận, đường ruột. Bằng bề dày vốn kiến thức cũng như kinh nghiệm trong chữa trị bằng bài thuố.c truyền thống của người Vân Kiều, hiệu quả chữa trị đạt khá cao, số bệnh nhân có dấu hiệu thuyên giảm đến khỏi hẳn từ 70% – 80%. Thời gian chữa trị kéo dài trên dưới 1 tháng. Với hiệu quả mà anh Thuần đã chữa trị, bệnh nhân tìm đến anh ngày càng đông, bình quân anh nhận điều trị từ 15- 20 bệnh nhân/ ngày đến từ trong tỉnh và ngoài tỉnh.
“Đối với nghề bó thuố.c truyền thống của người Vân Kiều chúng tôi thì công đoạn nào cũng khó, khó nhất là việc tìm kiếm đủ các vị thuố.c. Nhưng với suy nghĩ không để nghề gia truyền của gia đình, của dân tộc mình bị mất đi, tôi quyết tâm theo đuổi, vừa làm nhưng cũng vừa học thêm. Tôi hy vọng phương thuố.c truyền thống này sẽ giúp ích được cho nhiều bệnh nhân hơn”, anh Thuần chia sẻ.
Ngày nay, các vị thuố.c ngày càng khan hiếm dần, việc tìm kiếm đủ các vị thuố.c ngày càng khó, nghề bó thuố.c vì thế lại càng khó khăn hơn. Vì vậy, anh Thuần đã nghiên cứu đưa một số loại cây thuố.c từ rừng sâu về trồng thí điểm tại vườn nhà, như cây chữa rắn độc cắn, cây chữa bệnh gan, thận…
Bên cạnh đó, anh còn tích cực hướng dẫn và truyền nghề cho vợ và con trai để cùng hỗ trợ mình trong công việc chữa bệnh bằng phương thức gia truyền này. Anh Thuần chia sẻ thêm: “Tôi rất mong muốn được truyền nghề này cho ai đam mê, để cho nghề cha ông không bị mất đi, thế nhưng đến nay vẫn chưa có ai học được. Bởi theo được nghề cần phải có cái tâm với nghề, có tính kiên trì, quyết tâm cao. Thời gian tới, tôi sẽ tập trung nghiên cứu sâu hơn để có thể tìm được nhiều bài thuố.c cho nhiều loại bệnh hơn”.
8 trường hợp thuố.c cổ truyền được miễn thử lâm sàng
Bộ Y tế đang dự thảo Thông tư quy định về việc đăng ký lưu hành thuố.c cổ truyền, vị thuố.c cổ truyền và dược liệu.
Trong dự thảo này, Bộ Y tế đã đưa ra các quy định chi tiết về các trường hợp được miễn thử lâm sàng và các điều kiện cụ thể cho từng trường hợp.
Ảnh minh họa: Pixabay
Theo dự thảo, có 8 trường hợp thuố.c cổ truyền được Bộ Y tế công nhận miễn thử lâm sàng. Trong đó có vị thuố.c cổ truyền và cổ phương. Trường hợp thứ ba, bài thuố.c gia truyền đã được cấp giấy chứng nhận theo quy định, có tác dụng và chỉ định thể hiện rõ được thể bệnh y học cổ truyền, đồng thời đã được thử độc tính cấp và bán trường diễn để đảm bảo an toàn và hiệu quả.
Trường hợp thứ tư là thuố.c cổ truyền đã được miễn thử lâm sàng có thay đổi dạng bào chế nhưng không thay đổi thành phần, hàm lượng, chỉ định, tác dụng và đường dùng. Trường hợp thứ năm là cổ phương gia giảm có tài liệu chứng minh việc gia giảm phù hợp với lý luận y học cổ truyền. Đối với trường hợp này, nếu gia giảm có dược liệu thuộc danh mục dược liệu độc thì bắt buộc phải thử độc tính cấp và bán trường diễn.
Tiếp theo là các sản phẩm thuộc đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh trở lên về thuố.c cổ truyền đã được nghiệm thu. Trường hợp thứ bảy là thuố.c cổ truyền đã được cấp giấy đăng ký và lưu hành trên 10 năm đối với thuố.c có dữ liệu nghiên cứu lâm sàng, hoặc trên 5 năm đối với thuố.c chưa có dữ liệu lâm sàng, và không phát hiện tác dụng không mong muốn.
Cuối cùng, gia giảm từ những bài thuố.c đã được cấp giấy đăng ký lưu hành và lưu hành trên thị trường 5 năm trở lên, trừ các thuố.c cổ truyền có chỉ định dựa trên dữ liệu nghiên cứu lâm sàng theo quy định về thử thuố.c trên lâm sàng của Bộ Y tế, không phát hiện thêm các tác dụng không mong muốn và phản ứng có hại của thuố.c; có tài liệu, dữ liệu chứng minh hoặc phân tích, biện giải việc gia giảm phù hợp với lý luận của y học cổ truyền.
Dự thảo cũng quy định về việc miễn một số giai đoạn thử thuố.c trên lâm sàng. Cụ thể, có 3 trường hợp được miễn thử lâm sàng giai đoạn 1 và 2, nhưng vẫn phải thực hiện giai đoạn 3. Đó là các thuố.c được miễn thử lâm sàng nhưng có thay đổi chỉ định, bài thuố.c gia truyền đã được cấp chứng nhận nhưng chưa đáp ứng đủ điều kiện, và các thuố.c đã sử dụng tại cơ sở khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền hạng II trở lên.
Về thử lâm sàng giai đoạn 4, dự thảo nêu rõ 3 trường hợp phải thực hiện. Thứ nhất là khi có yêu cầu của cơ quan quản lý Nhà nước về dược để đán.h giá thêm về tính an toàn và hiệu quả. Thứ hai là thuố.c đã được cấp phép trước Luật Dược số 105/2016/QH13 theo đề nghị của Hội đồng tư vấn. Cuối cùng là các thuố.c thuộc trường hợp miễn một số giai đoạn thử lâm sàng nhưng chưa thực hiện thử nghiệm giai đoạn 4.
Đối với thuố.c cổ truyền mới, dự thảo khẳng định vẫn phải thực hiện đầy đủ các giai đoạn thử lâm sàng theo quy định của pháp luật quy định tại điểm a khoản 1 Điều 89 Luật Dược.
Ngoài ra, dự thảo cũng quy định về việc gia hạn đối với những thuố.c đã được cấp giấy đăng ký lưu hành trước thời điểm Luật Dược số 105/2016/QH13 có hiệu lực, trừ những trường hợp có yêu cầu thử lâm sàng từ Hội đồng tư vấn khi phát hiện tác dụng không mong muốn mới.
Người đàn ông ngưng tim 2 lần sau khi sử dụng thuố.c trị tiểu đường gia truyền Bệnh nhân ngưng tim 2 lần trong vòng 1 giờ do dùng thuố.c trị tiểu đường gia truyền nghi có thành phần phenformin. Ngày 21/8, đại diện Bệnh viện Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) cho biết, đơn vị vừa cứu sống bệnh nhân ngưng tim 2 lần sau khi sử dụng thuố.c điều trị tiểu đường mua qua mạng. Theo...