Nỗ lực giải cứu loài chuột túi tí hon đang nguy cấp ở Australia
Biến đổi khí hậu đang đe dọa sự tồn tại của chuột túi tí hon Mountain Pygmy Possum, loài động vật ngủ đông trên núi vốn đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng ở Australia.
Tuy nhiên, các nhà khoa học hy vọng có thể cứu loài thú có túi quý hiếm này bằng cách di dời chúng tới những vùng đất thấp có khí hậu mát mẻ hơn.
Chỉ còn 2.500 cá thể thú có túi tí hon (pygmy mountain possum) ở Australia. Ảnh: Australian Broadcasting Corporation.
Các nhà khoa học thuộc Đại học New South Wales (UNSW) đã bắt đầu triển khai chương trình nhân giống tại một vùng đất thấp của bang New South Wales, với hy vọng có thể tạo ra một quần thể ban đầu gồm 25 con chuột túi Mountain Pygmy Possum, đồng thời giúp chúng thích nghi với môi trường mới. Sẽ có thêm nhiều con chuột túi khác được đưa ra khỏi các vùng núi cao nóng bức để đến “nhà mới” nếu dự án thành công.
Dựa trên kết quả phân tích các hóa thạch niên đại 25 triệu năm, các nhà khoa học tin rằng môi trường sống của tổ tiên loài thú có túi tí hon Mountain Pygmy Possum ôn hòa và ít khắc nghiệt hơn so với ngày nay. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng các loài thú có túi khác gần gũi với họ nhà chuột túi núi tí hon này từ lâu đã sống trong các khu vực như rừng nhiệt đới.
Mountain Pygmy Possum thường được tìm thấy ở các vùng núi cao ở miền Nam Australia. Tuy nhiên, theo ước tính hiện có chưa đến 2.500 con sống trong tự nhiên. Lượng tuyết trong mùa Đông giảm và thời tiết nóng lên đang đẩy loài này trước nguy cơ tuyệt chủng. Ngoài ra, loài chuột túi nhỏ bé này cũng đang bị đe dọa do nguồn thực phẩm chính của chúng sau thời gian ngủ đông là bướm đêm bogong đang cạn kiệt dần, do tác động của biến đổi khí hậu và hạn hán.
Nếu dự án thành công, các nhà khoa học Australia hy vọng các loài động vật đang nguy cấp khác của nước này có thể được giải cứu theo cách tương tự, trong đó có loài ếch Corroboree và rùa đầm lầy.
Video đang HOT
Phan An
Theo baotintuc.vn
Khi nào con người có thể di cư lên sao Hỏa?
Mặc dù điều kiện khí quyển khắc nghiệt của Hành tinh Đỏ đang cản bước tiến chinh phục của nhân loại, song con người vẫn luôn mơ ước di cư lên sao Hỏa sinh sống.
Kế hoạch di cư một phần dân số Trái Đất lên sao Hỏa không còn là giấc mơ của các nhà khoa học viễn tưởng, mà là mong muốn của các nhà thiên văn học trên Hành tinh Xanh. Việc di cư lên hành tinh Đỏ đang trở nên hiện thực hơn bao giờ hết.
Sao Hỏa có nhiều yếu tố tương đồng với Trái Đất, thúc đẩy mong muốn con người di cư lên sinh sống. (Ảnh: Wikipedia)
Một vấn đề nan giải mà các nhà vật lý và thiên văn học Trái Đất chưa giải quyết được là sao Hỏa không có bầu khí quyển. Mặc dù, NASA từng tìm thấy một số hồ trên Hành tinh Đỏ, hay các thảm vi sinh vật gần giống như trên Trái Đất, nhưng điều kiện khí hậu ở Sao Hỏa còn khắc nghiệt hơn nhiều so với Bắc Cực. Do đó, rất khó phát triển sự sống trên khu vực này.
Thậm chí, về mặt lý thuyết, không khí và thổ nhưỡng ở sao Hỏa không phù hợp để trồng rau quả trên mặt đất. Theo nghiên cứu của các nhà sinh vật học, con người sẽ phải mang theo hàng tấn phân bón, thiết kế một trường khí hậu trong nhà kính ở Hành tinh Đỏ, để nuôi hy vọng trồng rau. Tuy nhiên, kết quả dự báo cũng kém khả quan.
Theo các nhà khoa học, đất sao Hỏa có lượng kiềm rất lớn. Do đó, rất khó có thể trồng trọt được trong điều kiện khắc nghiệt này. Đất đai ở sao Hỏa được hình thành trong hàng ngàn, thậm chí hàng triệu năm, cho nên cũng rất khó để cải tạo lại. Chỉ còn một cách duy nhất là vận chuyển phân bón và thuốc thực vật lên để trồng thử.
Các nhà vi sinh học Mỹ tìm ra cách giải quyết tình huống khó khăn này. Theo đó, Sao Hỏa có thể "cải tạo" thành Trái Đất, bằng cách gửi lượng lớn vi khuẩn lên đó và xử lý chất kiềm, từ đó sản sinh ra các nguyên tố hóa học cần thiết cho sự sống.
Tuy nhiên, các nhà khoa học chưa thể trả lời câu hỏi, liệu vi khuẩn trên Trái Đất có thể tồn tại trong một môi trường khắc nghiệt như trên sao Hỏa hay không?
Con người dự định xây dựng căn cứ dưới lòng đất để sinh sống và các hệ thống nhà kính trồng rau trên sao Hỏa. (Ảnh: Wikipedia)
Tỷ phú người Mỹ Elon Musk, người sáng lập Tesla và SpaceX, đề xuất thả bom hạt nhân lên sao Hỏa. Tái tạo lại địa hình sẽ giúp khởi động lại môi trường sinh quyển mới của sao Hỏa. Theo ý tưởng của Elon Musk, không phải chỉ có một vụ nổ, mà phải dùng hàng chục và thậm chí hàng trăm quả bom hạt nhân mới đạt được mục tiêu kế hoạch trên.
Các vụ nổ sẽ giải phóng khí CO2, tạo ra hiệu ứng nhà kính tích lũy và hình thành sau khoảng 100 năm, khi đó sao Hỏa sẽ phù hợp cho sự sống của con người.
Các chuyên gia từ Đại học Bắc Arizona cho rằng, hiện con người chưa có tàu vũ trụ hiện đại để mang khối lượng lớn vũ khí hạt nhân lên sao Hỏa. Ngoài ra, các nhà khoa học tin chắc rằng, sẽ không có ai trong phi hành đoàn có thể sống sót sau chuyến bay và trở về từ Hành tinh Đỏ.
Năm 2018, Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) công bố một báo cáo, trong đó các phi hành gia, sau 6 tháng bay vào không gian, sẽ bị các tia lửa mặt trời và tia vũ trụ tác động, gây ra bệnh ung thư chết người.
Các chuyên gia ESA phát hiện ra rằng, lượng phóng xạ sẽ được tích lũy trong cơ thể của các phi hành gia làm việc ngoài vũ trụ, cao hơn hàng trăm lần so với người bình thường trên Trái Đất.
Con người sẽ phải chế tạo những tàu vũ trụ hiện đại để bay lên sao Hỏa . (Ảnh: Wikipedia)
Để ngăn chặn nguy cơ nhiễm phóng xạ chết người này, con người cần phát triển và chế tạo con tàu sao Hỏa, với khả năng chống bức xạ mạnh mẽ, thậm chí ngay cả khi còn tàu hoạt động trong quỹ đạo Trái Đất.
Tất nhiên, Cơ quan Vũ trụ châu Âu nhấn mạnh, dự án chế tạo này sẽ đòi hỏi nhiều tiền và thời gian.
Theo nhà nghiên cứu vũ trụ người Nga Vitaly Egorov, bay tới sao Hỏa để sống trong một thời gian dài là điều không tưởng. Ý tưởng xây dựng một cơ sở lâu dài trên bề mặt Hành tinh Đỏ này là một kế hoạch không thực tế.
Tuy vậy, một số nhà khoa học tin rằng, nhân loại cần tìm cách cải tạo cho "ngôi nhà thứ hai' này. Bởi sao Hỏa (cũng như sao Kim) là một bản sao tuyệt vời của Trái Đất. Câu hỏi loài người có thể di cư lên "ngôi nhà thứ hai" của mình hay không , chỉ có thời gian mới có thể trả lời chính xác.
Theo vtc.vn
An ninh mạng Việt Nam: Nhiều nguy cơ đe dọa Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang diễn ra trên toàn cầu với hàng tỉ kết nối. Điều này cũng dẫn đến nguy cơ mất an toàn an ninh mạng ngày một nghiêm trọng, trong đó có Việt Nam. Theo KÊNH VTC1