Nỗ lực gấp ba để biến “nguy” thành “cơ”, đối phó với đại dịch Covid-19
Dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra (Covid-19) đang tác động ngày càng nghiêm trọng tới nền kinh tế thế giới, song đây là thời điểm đòi hỏi cả thế giới phải thay vì hoang mang, lo sợ thì phải nỗ lực gấp bội để biến “nguy” thành “cơ” một khi đại dịch này bị khống chế và đẩy lùi.
Lệnh cấm đi lại từ châu Âu vào Mỹ tác động lớn tới nhiều lĩnh vực kinh tế
Ảnh hướng nghiêm trọng của đại dịch Covid-19
Quyết định được cho là rất mạnh tay của Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 12-3 khi đơn phương ra lệnh cấm đi lại xem là chưa từng có đối với hầu hết người đến từ 26 quốc gia thuộc khu vực Schengen ở châu Âu đã tác động lớn tới không chỉ chính trị mà cả kinh tế, ảnh hưởng lớn không chỉ riêng kinh tế châu Âu và Mỹ mà còn cả thế giới. Lệnh cấm phần lớn hành khách châu Âu đến Mỹ cũng đồng nghĩa với việc “ngăn chặn dòng chảy của thương mại toàn cầu”, gây ảnh hưởng nặng nề đến các ngành công nghiệp phụ thuộc vào du lịch ở cả 2 bờ Đại Tây Dương, từ hàng không, khách sạn đến viện bảo tàng và công viên giải trí… với tổng giá trị ước tính khoảng 130 tỉ USD/năm.
Thế nên, lệnh cấm của Tổng thống Donald Trump đã tác động rất mạnh và trực diện với kinh tế thế giới. Giá vàng thế giới ngay sau đó có thời điểm “rơi tự do”, giảm từ 1.640 USD/ounce xuống còn 1.566 USD/ounce trước khi quay đầu hồi phục nhẹ. Vàng mất giá mạnh trong bối cảnh thị trường tài chính quốc tế hoảng loạn, trong đó các chỉ số chứng khoán của Mỹ, châu Âu, châu Á giảm sâu và có thời điểm phải tạm ngưng giao dịch.
Lệnh cấm đi lại từ châu Âu vào Mỹ của chính quyền Tổng thống Donald Trump khiến các thị trường chứng khoán khu vực đồng Euro như Italy, Đức, Tây Ban Nha, Pháp… đều lao dốc mạnh. Thị trường chứng khoán châu Á cũng sụt giảm ngày thứ hai liên tiếp, với các chỉ số tham chiếu ở Australia, Nhật Bản, Philippines, Singapore và Indonesia… suy giảm.
Video đang HOT
Không chỉ có vậy, tác động của lệnh cấm còn vượt ra khuôn khổ của nhu cầu tiêu dùng bởi việc cấm đi lại sẽ làm tổn hại đến kế hoạch hợp tác nghiên cứu và phát triển của các công ty lớn có phòng thí nghiệm khắp thế giới. Tổ chức hội nghị trực tuyến hay làm việc tại nhà chỉ là những giải pháp tạm thời, bởi “không thể vận hành thế giới qua mạng”, nhất là giới doanh nhân, nhà đầu tư.
Diễn biến phức tạp, khó lường của đại dịch Covid-19 còn có thể thấy qua số ca tử vong tăng nhanh bất thường ở Italia khi số trường hợp tử vong tính tới ngày 12-3 đã vọt lên 1.016 người, tăng tới 23% so với chỉ một ngày trước đó. Tại quốc gia không phải là vùng dịch nặng nề như Canada, phu nhân của Thủ tướng nước này cũng dương tính với virus Corona chủng mới (SARS-Cov-2/nCoV) gây đại dịch Covid-19 và khiến người đứng đầu Chính phủ cũng là bộ máy hành pháp của đất nước phải cách ly.
Dịch Covid-19 gây khó khăn gấp đôi, chúng ta phải cố gắng gấp ba
Kinh tế thế giới có thể bị ảnh hưởng rất nặng nề trong đại dịch Covid-19 nhưng khi dịch bệnh bị khống chế lại là cơ hội cho tất cả những ai có sự chuẩn bị và tính toán kỹ lưỡng. Nhu cầu mọi mặt của nền kinh tế thế giới, nhất là những nhu cầu thiết yếu với đời sống hiện đại, vốn bị dịch bệnh kìm nén lại như chiếc lo xo sẽ bật tung mạnh mẽ khi đại dịch Covid-19 đi qua.
Ngay từ lúc này, đã thấy các quốc gia, trung tâm kinh tế và định chế tài chính lớn sớm có những giải pháp ngăn chặn đà suy giảm kinh tế, đồng thời là chuẩn bị cho sự bùng phát mạnh mẽ của nhu cầu tiêu dùng khi dịch Covid-19 bị đẩy lui. Ngày 12-3, Nhóm 7 nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) và Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) đã kêu gọi cộng đồng quốc tế cùng phối hợp hành động để đối phó hiệu quả với đại dịch Covid-19 trong bối cảnh các thị trường tài chính toàn cầu đang gánh chịu những tổn thất nặng nề do dịch bệnh.
Trong động thái được xem là sự thay đổi đáng kể trong kế hoạch của ngân hàng Trung ương để giảm nợ và nắm giữ chứng khoán từ cuộc khủng hoảng và suy thoái kinh tế năm 2008, chi nhánh Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tại New York dưới sự chỉ đạo của Chủ tịch FED Jerome Powell ngày 12-3 thông báo sẽ chi 1.500 tỷ USD để mua các tài sản tài chính. Đây được xem là nỗ lực lớn nhằm bơm tiền vào thị trường trái phiếu nhằm trấn an giới đầu tư trong bối cảnh Phố Wall đang “hoảng loạn” do những tác động của dịch Covid-19.
Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) ngày 12-3 đã thông qua gói kích thích kinh tế trị giá lên tới 120 tỷ euro (135 tỷ USD) nhằm hỗ trợ nền kinh tế châu Âu, đặc biệt là các ngân hàng gặp khó khăn do đại dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19. Thủ tướng Đức Angela Merkel tối 12-3 đã triệu tập một hội nghị khẩn cấp với các thủ hiến bang để tìm biện pháp đối phó với dịch bệnh Covid-19, trong đó đảm bảo hai mục tiêu lớn là kiềm chế sự lây lan của dịch bệnh và bảo vệ nền kinh tế lớn nhất châu Âu này.
Là quốc gia có những ca mắc và nghi mắc Covid-19, Việt Nam đã triển khai quyết liệt các biện pháp phòng chống dịch bệnh, đi đôi với đó nâng cao khả năng ứng phó của nền kinh tế cũng như sẵn sàng nắm ngay thời cơ một khi dịch bệnh thuyên giảm. Trong cuộc làm việc ngày 12-3 với các tập đoàn kinh tế tư nhân để lắng nghe ý kiến, hiến kế và động viên, chia sẻ khó khăn, tháo gỡ vướng mắc để làm sao giành thắng lợi kép trong cuộc chiến chống dịch Covid-19, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, càng khó khăn, càng thử thách lòng người, các doanh nghiệp đã thể hiện bản lĩnh Việt Nam.
Thủ tướng khẳng định, Chính phủ sẽ cải cách mạnh mẽ hơn, tạo môi trường đầu tư kinh doanh tốt hơn, toàn diện hơn, đặc biệt là ứng dụng những dịch vụ công trực tuyến cấp độ 3, cấp độ 4 để giảm phiền hà, tạo thuận lợi cho sự phát triển. Chính phủ cũng nêu cao tinh thần trách nhiệm trước nhân dân, trước doanh nghiệp, tiếp tục hoàn thiện thể chế và có những kịch bản ứng phó với tình hình mới một cách phù hợp, không để đất nước rơi vào tình trạng khó khăn, doanh nghiệp đình đốn.
Người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh, tinh thần “dịch bệnh làm chúng ta khó khăn gấp đôi nhưng chúng ta phải cố gắng gấp ba. Đó là phương châm thúc đẩy phát triển của chúng ta”.
Theo Anninhthudo.vn
Kinh tế thế giới đối mặt nhiều "rào cản"
Kinh tế thế giới chuẩn bị khép lại năm 2019 với nhiều lo âu và kết quả tăng trưởng không mấy khả quan ở hầu hết các nền kinh tế lớn. Tình hình năm 2020 cũng không lạc quan khi một loạt nguy cơ và những rào cản tăng trưởng vẫn ngổn ngang phía trước.
Vào những tuần cuối cùng của năm 2019, các số liệu thống kê cho thấy "bức tranh kinh tế toàn cầu" không mấy sáng sủa với tốc độ tăng trưởng suy giảm ở hầu hết các nền kinh tế lớn. Tại Nhật Bản, kinh tế nước này trong quý III đã tăng trưởng quý thứ tư liên tiếp, song tốc độ chậm hơn dự kiến làm dấy lên quan ngại về "sức khỏe" của nền kinh tế lớn thứ ba thế giới. Cụ thể, GDP của Nhật Bản trong quý III tăng 0,2% so với cùng kỳ năm 2018, thấp hơn mức tăng trưởng 1,8% của quý II cũng như mức dự báo tăng 1% của giới phân tích. Theo Văn phòng Nội các Nhật Bản, tình trạng xuất khẩu giảm sút, những căng thẳng thương mại tiếp diễn đã làm chậm đà tăng trưởng nhu cầu tiêu thụ trong nước.
Số liệu thống kê từ hai nền kinh tế đầu tàu thế giới là Mỹ và Trung Quốc, hay Liên hiệp châu Âu (EU) cũng cho thấy bức tranh u ám của kinh tế thế giới. Kinh tế Mỹ đã khởi sắc vào những tháng cuối năm khi các báo cáo cho thấy sản lượng công nghiệp ở Mỹ phục hồi mạnh, trong khi giấy phép xây dựng nhà mới ở nước này đạt mức kỷ lục trong 12 năm. Chỉ số chứng khoán của Mỹ cũng tăng cao những phiên gần đây. Tuy nhiên, giới phân tích nhận định, tăng trưởng kinh tế Mỹ sẽ chậm lại vào năm 2020. Thống kê cho thấy, doanh thu bán lẻ tại Mỹ trong tháng 11 chỉ tăng 0,2%, thấp hơn dự báo tăng 0,5% trong cuộc khảo sát do hãng Reuters tiến hành trước đó. Trong khi đó, lĩnh vực chế tạo đã rơi vào suy thoái, đầu tư kinh doanh sụt giảm, xuất khẩu yếu đi và số liệu tạo việc làm và hoạt động chi tiêu sau khi được điều chỉnh cũng giảm đáng kể. Các nhà kinh tế cảnh báo rằng, áp lực buộc Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) phải tiếp tục cắt giảm lãi suất có thể quay trở lại. Dự báo tăng trưởng GDP của Mỹ có thể giảm xuống dưới 2% vào cuối năm 2019 và vào quý I-2020.
Tại châu Âu, nền kinh tế Khu vực đồng ơ-rô (Eurozone) gần như chững lại trong tháng 12, đưa quý cuối cùng của năm 2019 trở thành quý có hoạt động kinh tế yếu kém nhất kể từ năm 2013. Tại Đức, hoạt động kinh doanh đã giảm tháng thứ tư liên tiếp, trong bối cảnh nền kinh tế lớn nhất Eurozone chịu ảnh hưởng do căng thẳng thương mại Mỹ - Trung Quốc và nhu cầu trong lĩnh vực ô-tô sụt giảm. Ngân hàng trung ương Đức Bundesbank đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế của nước này trong năm 2019 và 2020, song kỳ vọng vào sự khởi sắc trong những năm tiếp theo.
Tại Trung Quốc, số liệu thống kê cũng như nhận định của giới phân tích đều cho rằng, kinh tế nước này đang khó khăn hơn dự báo do căng thẳng thương mại với Mỹ. Kinh tế Trung Quốc trong quý III chỉ đạt mức tăng trưởng 6%, mức yếu nhất trong gần 30 năm. Cục Thống kê quốc gia Trung Quốc (NBS) vừa công bố một loạt số liệu kinh tế cho thấy sự giảm sút mạnh về chi tiêu tiêu dùng, sản xuất của các nhà máy cũng như đầu tư của nền kinh tế Trung Quốc. Theo đó, tăng trưởng sản xuất công nghiệp ở mức 4,7%, thấp hơn mức tăng 5,8% của tháng 11. Trong khi đó, đầu tư tài sản cố định trong 10 tháng đầu năm lần đầu tiên đạt mức tăng trưởng 5,2%, mức thấp nhất được ghi nhận kể từ khi số liệu này được thu thập và tổng hợp từ năm 1998.
Trong suốt năm 2019, cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc và các tranh chấp thương mại giữa Mỹ với Nhật Bản, Hàn Quốc, EU và các đối tác khác đã "phủ bóng đen" lên triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu, làm giảm kim ngạch xuất khẩu, đầu tư ở nhiều nền kinh tế. Dù trong tháng cuối cùng của năm 2019, hai nền kinh tế đầu tàu thế giới là Mỹ và Trung Quốc đã đạt thỏa thuận thương mại giai đoạn một và tiến trình Brexit của Anh đang dần về đích, tạo cú huých cho nền kinh tế thế giới, nhưng bức tranh kinh tế toàn cầu vẫn "xám xịt" và triển vọng tăng trưởng không khả quan. Bên cạnh đó là gánh nặng nợ công và các nguy cơ tài chính, đe dọa nhiều nền kinh tế lớn như Mỹ, Trung Quốc và một số nước thành viên EU.
Trong bối cảnh những rào cản tăng trưởng vẫn lớn nêu trên, phần lớn giới chuyên gia và các định chế tài chính giảm dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu vào năm tới. Trong báo cáo về kinh tế thế giới năm 2019 mới đây, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đã hạ mức dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới trong năm nay xuống 3%, đồng thời cảnh báo kinh tế toàn cầu đang phát triển với nhịp độ yếu nhất kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính giai đoạn 2008-2009. Trong khi đó, Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2020 còn khoảng 2,9%. OECD dự báo năm 2021, tăng trưởng kinh tế Mỹ sẽ giảm còn 2%; kinh tế Nhật Bản và Khu vực Eurozone lần lượt dự báo tăng ở mức 0,7% và 1,2%, trong khi tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc tiếp tục giảm xuống còn khoảng 5,5%.
IMF cho rằng, ưu tiên chính sách hiện tại của các quốc gia là dỡ bỏ rào cản thương mại bằng các thỏa thuận bền vững và kiềm chế căng thẳng địa - chính trị. Tuy nhiên, đây đều là những vấn đề không dễ giải quyết trong "một sớm, một chiều".
VIỆT TÙNG
Theo Nhandan.vn
Thị trường đang ủng hộ mua vào Kinh tế, thị trường chứng khoán (TTCK) thế giới và Việt Nam trong gần 2 tuần đầu tiên của tháng 11 đón nhận nhiều thông tin tích cực, mang đến những tín hiệu lạc quan cho TTCK. Tín hiệu lạc quan Chỉ số CK DJ (Mỹ) tăng mạnh, vượt đỉnh lịch sử 27.600 điểm, lên cao nhất trong nhiều năm. Nguyên nhân đầu...