Nỗ lực đưa trẻ tự kỷ hòa nhập cuộc sống bằng âm ngữ trị liệu

Theo dõi VGT trên

Mặc dù có khá nhiều cơ sở giáo dục đặc biệt dành riêng cho trẻ tự kỷ đã ra đời nhưng nhiều trẻ sau can thiệp vẫn không có được kỹ năng giao tiếp – kỹ năng quan trọng của con người.

Tại Thành phố Hồ Chí Minh, những năm gần đây đã xuất hiện mô hình Can thiệp kết hợp âm ngữ trị liệu, giáo dục và gia đình bước đầu mang lại những thành công nhất định, tạo cơ hội cho nhiều trẻ rối loạn phổ tự kỷ hòa nhập với cuộc sống đời thường.

Cải thiện kỹ năng giao tiếp, ngôn ngữ cho trẻ rối loạn phổ tự kỷ bằng âm ngữ trị liệu

Nỗ lực đưa trẻ tự kỷ hòa nhập cuộc sống bằng âm ngữ trị liệu - Hình 1

Một phụ huynh tham gia vào quá trình can thiệp cho trẻ tự kỷ tại Đơn vị Âm ngữ trị liệu – Phòng khám Đa khoa, Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch.

Em H.(8 tuổi) đang theo học lớp 1 theo diện học sinh hòa nhập tại một trường tiểu học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Em có thể giao tiếp, làm theo hướng dẫn, đưa ra yêu cầu đơn giản và chơi với bạn, tuân theo các quy luật trong nhóm khi chơi cùng bạn mặc dù có thể không chơi hết các trò. Riêng ngôn ngữ diễn đạt bằng lời là em vẫn còn kém hơn các bạn cùng trang lứa, H. chỉ nói được câu ngắn khoảng 5 từ, chưa thể diễn đạt hết ý của mình muốn nói.

Tuy nhiên, đây là sự tiến bộ vượt bậc khi hơn 4 năm trước, H. kém giao tiếp với người xung quanh, chỉ nói từ đơn, không chơi chung với bạn, thích theo ý mình. H. là một trong những học sinh được can thiệp thành công bằng âm ngữ trị liệu tại Đơn vị âm ngữ trị liệu – Phòng khám Đa khoa, Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch Thành phố Hồ Chí Minh.

Chị Cao Phương Anh, phụ trách Đơn vị âm ngữ trị liệu cho biết, năm 2017, H. được gia đình đưa đến với vấn đề giao tiếp kém, nói ít, không chơi với bạn. Sau hơn 4 năm can thiệp âm ngữ trị liệu, giáo dục cùng với sự đồng hành của phụ huynh và nỗ lực của bản thân em, H. đã có những bước tiến rõ rệt. Ngoài cải thiện kỹ năng giao tiếp, ngôn ngữ, H. được các cô giáo ở đây dạy tất cả các kỹ năng tiền học đường nhằm tạo hành trang tốt nhất cho em trước khi bước vào môi trường tiểu học công lập.

Đây chỉ là 1 trong 75 trường hợp trẻ tự kỷ được can thiệp thành công bằng âm ngữ trị liệu tại Phòng khám Đa khoa Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch Thành phố Hồ Chí Minh trong những năm qua. Hiện, đơn vị này đang can thiệp cho khoảng 250 trẻ mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ ở nhiều lứa tuổi.

Năm 2018, Đơn vị âm ngữ trị liệu tại Phòng khám Đa khoa, Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch bắt đầu hoạt động tiếp nhận can thiệp cho trẻ có khó khăn giao tiếp, ngôn ngữ, lời nói. Chia sẻ về quy trình điều trị cho trẻ tự kỷ tại Đơn vị âm ngữ trị liệu, chị Cao Phương Anh cho biết, mô hình can thiệp cho trẻ tự kỷ tại đây là sự phối hợp đa chuyên ngành gồm: y tế – âm ngữ trị liệu – tâm lý – giáo dục đặc biệt – giáo dục tiểu học, đặc biệt là vai trò vô cùng quan trọng của phụ huynh.

Hiện, Phòng khám Đa khoa Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch có các lớp can thiệp sớm dưới 5 tuổi, lớp giáo dục tiền học đường từ 5 -8 tuổi và lớp huấn luyện kỹ năng tự phục vụ cho trẻ lớn hơn. Song song với các lớp bán trú, đơn vị này còn mở các chương trình đánh giá, tư vấn và can thiệp cá nhân cho tất cả trẻ có khó khăn giao tiếp, ngôn ngữ, lời nói như trẻ rối loạn phát âm, trẻ khiếm thính có sử dụng công nghệ, trẻ nói lắp, trẻ khe hở môi vòm miệng…

Mang cơ hội hòa nhập cho trẻ tự kỷ

Video đang HOT

Nỗ lực đưa trẻ tự kỷ hòa nhập cuộc sống bằng âm ngữ trị liệu - Hình 2

Can thiệp cho trẻ tự kỷ tại Đơn vị Âm ngữ trị liệu – Phòng khám Đa khoa, Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch.

Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Thị Ngọc Dung, cố vấn chuyên môn của Phòng khám Đa khoa Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch – người đầu tiên đưa âm ngữ trị liệu về Việt Nam, cũng là người đầu tiên đưa ra ý tưởng sử dụng âm ngữ trị liệu trực tiếp giải quyết chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ, giúp trẻ tự kỷ hòa nhập cuộc sống, nhìn nhận, trẻ tự kỷ thường gặp rắc rối trong cả việc sử dụng ngôn ngữ và giao tiếp phi ngôn ngữ. Vì vậy, âm ngữ trị liệu (speech therapy) là một phương pháp điều trị quan trọng giúp trẻ tự kỷ hòa nhập với cuộc sống xung quanh.

Các nhà ngôn ngữ trị liệu đánh giá, đây là cách tốt nhất để cải thiện giao tiếp và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bị tự kỷ. Hiện nay, âm ngữ trị liệu đóng vai trò then chốt trong việc điều trị rối loạn giao tiếp và rối loạn nuốt ở cả trẻ em lẫn người lớn. Lĩnh vực này được phát triển từ rất lâu tại các nước châu Âu và châu Mỹ, đơn cử tại Pháp đã thành lập Hiệp hội Âm ngữ trị liệu từ năm 1924.

Tại Việt Nam, âm ngữ trị liệu gần đây được quan tâm đầu tư và phát triển ở một số bệnh viện công và tư. Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch đã và đang đào tạo đội ngũ trị liệu về lĩnh vực này và song song với việc đào tạo là thực hành trị liệu cho trẻ.

Quy trình can thiệp và hỗ trợ trẻ tự kỷ hoà nhập cuộc sống tại Phòng khám Đa khoa Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch gồm nhiều giai đoạn thực hiện. Đầu tiên, trẻ được phát hiện các dấu hiệu sớm về mắc chứng tự kỷ bằng cách đưa vào tầm soát, tìm kiếm các dấu hiệu báo động trẻ tự kỷ.

Sau đó, nhóm chuyên viên tâm lý, âm ngữ trị liệu, giáo dục đặc biệt và cả giáo dục tiểu học sẽ lượng giá chức năng của từng trẻ, lên kế hoạch can thiệp, hỗ trợ. Tiếp theo là bước vào giai đoạn trực tiếp can thiệp trên trẻ và huấn luyện phụ huynh. Trong toàn bộ quá trình này, các chuyên gia đặc biệt khuyến khích phụ huynh tham gia, phụ huynh cũng trở thành người huấn luyện, hướng dẫn trẻ ở mọi lúc, mọi nơi.

Đánh giá về vai trò của phụ huynh, chị Cao Phương Anh cho rằng đây là nhân tố không thể thiếu trong quá trình can thiệp cho trẻ tự kỷ. “Can thiệp cho trẻ tự kỷ không phải là can thiệp trong phòng kín, can thiệp tại trường học mà phải can thiệp mọi lúc, mọi nơi trong các môi trường sống xung quanh.

Ví dụ, những lúc ở nhà, đi siêu thị, đi ăn cùng gia đình ở nhà hàng, trẻ cần được dạy những hành vi phù hợp với môi trường như xếp hàng mua đồ, tính tiền, gọi món… những điều như thế này sẽ giúp trẻ hòa nhập xã hội tốt hơn”, chị Phương Anh phân tích.

Có nhiều trường hợp trẻ được can thiệp thành công nhờ vai trò của phụ huynh, như trường hợp của chị Nguyễn Thị Ly (ngụ quận Tân Bình), kể từ khi phát hiện con mình mắc chứng tự kỷ ở thời điểm 3 tuổi, chị bắt đầu đồng hành cùng con.

“Tôi cũng phải đi học các kỹ năng để hướng dẫn con mình ở mọi lúc, mọi nơi, mọi hoàn cảnh. Cùng với sự hỗ trợ từ các chuyên gia, con tôi từ một đứa bé không có ngôn ngữ, không quan tâm, không nhìn hay nói chuyện với ai sau 3 năm đã có thể trò chuyện bằng những câu ngắn, đặt câu hỏi, biết đếm số, biết hát và đặc biệt rất thích đàn. Nhìn lại thành quả này, tôi vô cùng xúc động”, chị Ly chia sẻ.

Mặc dù vậy, theo các chuyên gia, can thiệp âm ngữ trị liệu nên được thực hiện ngay cho trẻ ngay khi trẻ có các dấu hiệu báo động đỏ, mà không chờ cho đến khi trẻ được chẩn đoán. Điều này quyết định sự cải thiện nhanh hay chậm ở mỗi trẻ, thực tế cho thấy, khi trẻ được can thiệp sớm, tỷ lệ thành công sẽ cao hơn.

“Nhiều trẻ đến với chúng tôi khi đã quá muộn, có trẻ hơn 10 tuổi, những trường hợp này vô cùng khó can thiệp bởi đã bỏ lỡ qua “thời gian vàng” trong trị liệu ngôn ngữ cho trẻ tự kỷ”, chị Cao Phương Anh chia sẻ.

Khi trẻ mắc tự kỷ: Đừng đổ lỗi cho mình, hãy đồng hành cùng con

Khi có kiến thức đầy đủ về chăm sóc, điều trị trẻ mắc chứng rối loạn tự kỷ, cha mẹ và cộng đồng có thể đồng hành, giúp trẻ cải thiện tình trạng bệnh, có thể phát hiện những tiềm năng của trẻ.

Khi trẻ mắc tự kỷ: Đừng đổ lỗi cho mình, hãy đồng hành cùng con - Hình 1


Trẻ tự kỷ cần được phát hiện sớm, can thiệp kịp thời. Ảnh: TTXVN

Cha mẹ đồng hành, hiểu biết

Chúng tôi gặp ông nội và cháu N.T.T (ở Cầu Giấy, Hà Nội) tại một trung tâm điều trị trẻ tự kỷ ở Hà Nội. Hơn 2 năm qua, ông nội đưa cháu N.T.T đi nhiều nơi để chữa trị, với mong muốn cháu có thể phát triển như trẻ bình thường.

Bé T gần hơn 4 tuổi, nhưng vẫn chưa nói được rõ ràng, đôi khi lại úp mặt, đập tay xuống sàn. Mỗi lúc như vậy, ông lại nhẹ nhàng kéo cháu dậy, thì thầm trò chuyện, vuốt ve hai bàn tay cháu bằng sự kiên nhẫn hết mức.

Ông nội cháu N.T.T cho biết: "Khi được hơn 2 tuổi, thấy cháu vẫn chưa biết nói, gọi không quay lại, chân tay liên tục hoạt động, nhiều cử chỉ lạ, gia đình cho đi khám thì biết cháu mắc chứng tự kỷ. Lúc đó gia đình tôi gần như suy sụp, thương cháu và rất lo cho sự phát triển của cháu. Cũng vì vậy mà ông bà, bố mẹ tập trung hết sức chăm sóc, điều trị cho cháu; đến nay tuy cháu chưa thể bình thường như những trẻ khác, nhưng đã có tiến bộ hơn, cháu đã nói được những từ ngắn".

Cũng phát hiện con mắc chứng rối loạn tự kỷ từ khi hơn 2 tuổi, hơn 1 năm nay, chị P.H.D (ở Nam Định) đã cùng con theo dõi, điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương.

"Khi bác sỹ nói không có thuốc nào chữa khỏi hội chứng tự kỷ của con mình, tôi đã vô cùng hụt hẫng, gia đình chỉ biết dành cảm yêu thương hết mức cho cháu để cháu ổn định hơn. Đến nay, sau một thời gian được điều trị theo hướng dẫn, cháu đã có những tiến bộ rất tích cực.

Các bác sĩ đã hỗ trợ, hướng dẫn gia đình cách chăm sóc, khắc phục những rối loạn phát triển của cháu. Gia đình tôi cũng tham gia Câu lạc bộ gia đình có trẻ rối loạn phổ tự kỷ để thường xuyên được gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệp điều trị, chăm sóc trẻ giữa các gia đình, "dựa vào nhau" để cùng cố gắng", chị D. chia sẻ.

Ths.BS Thành Ngọc Minh, Trưởng khoa Tâm thần (Bệnh viện Nhi Trung ương) cho biết: "Chứng tự kỷ là một dạng khuyết tật phát triển về tâm thần kéo dài suốt cuộc đời. Trẻ mắc chứng tự kỷ gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống. Đa số các phụ huynh khi biết con mình mắc chứng tự kỷ đã rơi vào tâm trạng tuyệt vọng. Do thiếu kiến thức, các bậc cha mẹ thường có xu hướng đổ lỗi cho bản thân vì không biết cách chăm sóc, nuôi dưỡng, thiếu quan tâm đến con, dẫn đến việc con bị tự kỷ. Tuy nhiên rối loạn phổ tự kỷ hiện vẫn chưa rõ nguyên nhân chính xác. Tuy nhiên, các nghiên cứu hiện nay cũng chỉ ra rất nhiều yếu tố về gen có liên quan tới tự kỷ; hay có thể do các yếu gia đình, môi trường sống... Vì vậy, khi con mắc bệnh này, cha mẹ không nên tự trách bản thân mà nên tìm hiểu kiến thức, đồng hành cùng trẻ".

Theo đó, cha mẹ cần có một vai trò tích cực và chủ động trong tất cả các hoạt động can thiệp cho trẻ. Can thiệp tự kỷ là một quá trình lâu dài, không có hạn định về thời gian. Vì vậy, điều quan trọng là sự quyết tâm, kiên trì, tin tưởng, yêu thương và sự đồng hành của cha mẹ với trẻ.

Tại Việt Nam, những năm gần đây, số trẻ mắc chứng tự kỷ đang có xu hướng gia tăng. Tuy nhiên, nhiều trường hợp nhận thức sai lầm nên nhiều phụ huynh đã làm trẻ tự kỷ mất đi cơ hội vàng được điều trị kịp thời.

Theo Ths.BS Thành Ngọc Minh, không ít phụ huynh khi bác sĩ chẩn đoán con bị tự kỷ vẫn không tin đó là sự thật. Nhiều trường hợp, cha mẹ đã biết tình trạng của con, đưa con đến điều trị nhưng khi về nhà không có thời gian dành cho con cũng không mang lại nhiều kết quả. Cũng có những trường hợp cha mẹ bỏ cuộc, đến khi trẻ có hành vi bất thường mới trở lại điều trị thì rất khó khăn; cũng có những cha mẹ biết tình trạng của con những chưa tìm được nơi hướng dẫn điều trị phù hợp...

Trong khi đó, cơ hội vàng để điều trị trẻ tự kỷ là có hạn. Trẻ mắc chứng tự kỷ được phát hiện sớm và trị liệu vào giai đoạn trẻ 24 tháng tuổi là thời điểm chẩn đoán rõ nhất, dễ can thiệp nhất.

Cả xã hội cùng vào cuộc

Theo PGS.TS Trần Minh Điển, Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết: "Trẻ tự kỷ phải được chăm sóc từ cộng đồng đến gia đình. Vì vậy, việc nâng cao nhận thức của gia đình có con mắc hội chứng tự kỷ và cộng đồng về những người mắc tự kỷ là rất quan trọng. Đặc biệt, trẻ tự kỷ có thể có nhiều tiềm năng chưa được phát hiện hết; cần phải sát cánh với trẻ, phát hiện những tiềm năng để trẻ được phát triển tốt nhất".

Hiện Bộ Y tế đã giao cho Bệnh viện Nhi Trung ương thiết kế những phương pháp để hỗ trợ cho toàn bộ trẻ tự kỷ trên cả nước; hướng tới tiếp cận điều trị cho các cháu bé phổ tự kỷ, giúp các trẻ này có thể phát triển ngoài cộng đồng. Tuỳ theo mức độ bệnh, trẻ có thể được phát hiện, điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương hay các bệnh viện tỉnh; còn trẻ mức độ nhẹ, trung bình có thể được hỗ trợ tại nhà.

Theo đó, việc đào tạo điều trị, hỗ trợ trẻ tự kỷ không chỉ riêng cho bác sĩ, điều dưỡng, các cử nhân tâm lý; mà còn có chương trình đào tạo cho các ông bố, bà mẹ để họ có thể trở thành những hạt nhân tại khu vực, địa phương mình. Với vai trò của người đã trải qua thực tế, với kiến thức tốt nhất, những ông bố, bà mẹ này có có thể lan toả để các trẻ khác có thể học tập, được trao đổi với nhau, làm thế nào để trẻ tự kỷ có thể được cập nhật các phương pháp điều trị hiện đại.

Với các cha mẹ có con mắc tự kỷ, việc sinh hoạt cùng nhau trong các câu lạc bộ các gia đình trẻ tự kỷ cũng là một cơ hội tốt để cùng trao đổi học hỏi kinh nghiệm, có phương pháp phù hợp với con mình dưới sự trợ giúp của y bác sĩ có chuyên môn.

Để cả xã hội cùng tăng cường nhận thức và hỗ trợ người mắc chứng tự kỷ, vừa qua, Chính phủ đã phê duyệt Chương trình trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng giai đoạn 2021 - 2030. Trong đó, đưa ra các giải pháp để trẻ tự kỷ được trợ giúp y tế, trợ giúp giáo dục, hướng nghiệp, lao động trị liệu, hỗ trợ sinh kế và văn hóa, thể thao. Đồng thời phát triển mạng lưới các cơ sở trợ giúp xã hội làm nhiệm vụ chăm sóc, giáo dục phục hồi chức năng đối với trẻ em tự kỷ; truyền thông nâng cao nhận thức về chứng tự kỳ và các biện pháp trợ giúp.

Với trẻ mắc chứng tự kỷ, Chương trình cũng đặc ra mục tiêu trong giai đoạn 2021 -2025, hàng năm có ít nhất 80% trẻ em tự kỷ được tiếp cận các dịch vụ y tế dưới các hình thức khác nhau; 70% trẻ em từ sơ sinh đến 6 tuổi được sàng lọc phát hiện sớm dạng khuyết tật phổ tự kỷ và được can thiệp sớm; ít nhất 80% trẻ khuyết tật phổ tự kỷ ở độ tuổi mầm non và phổ thông được tiếp cận giáo dục...

Với sự quan tâm của Chính phủ cùng việc nâng cao nhận thức cộng đồng, kiến thức và sự đồng hành của cha mẹ sẽ là "liều thuốc" tốt nhất giúp trẻ tự kỷ có nhiều cơ hội được điều trị, phát triển hơn nữa.

Với mục đích khuyến cáo các quốc gia tăng cường quan tâm đến hội chứng tự kỷ, ngày 2/4/2007 đã được Liên Hợp quốc chọn là "Ngày Thế giới nhận thức về chứng tự kỷ". Tại Việt Nam, cũng lấy ngày 2/4 hàng năm là "Ngày Việt Nam nhận thức chứng tự kỷ" để hưởng ứng lời kêu gọi của Liên hợp quốc.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Bị chó nhà cắn không đi tiêm phòng dại, người phụ nữ tử vong
07:57:37 19/11/2024
Loại củ là đặc sản mùa đông, 'thần dược' bổ thận, giúp lọc máu, giá rẻ đến không ngờ
09:29:52 19/11/2024
Loại củ được ví như 'nhân sâm mùa đông', cực bổ dưỡng lại rẻ bèo đầy chợ Việt
09:13:59 20/11/2024
Ngỡ ngàng với 4 thực phẩm 'bổ dưỡng gấp đôi' khi mọc mầm không phải ai cũng biết
09:07:54 20/11/2024
8 lưu ý quan trọng khi ăn cà tím
09:09:37 20/11/2024
Cà phê đen: Uống sao để không hại sức khỏe?
09:12:04 20/11/2024
Hà Nội: Số ca mắc sởi có xu hướng gia tăng, số ca sốt xuất huyết vẫn ở mức cao
19:23:08 18/11/2024
Tránh uống rượu khi bạn đang uống các loại thuốc này
20:01:48 18/11/2024

Tin đang nóng

Ưng Hoàng Phúc: "Tôi bảo Trấn Thành rằng tôi chịu hết nổi rồi"
12:58:05 20/11/2024
Truy tìm "cò" xin việc vào ngành Công an
15:08:53 20/11/2024
Vợ chồng ân nhân của Mỹ Tâm lên tiếng chuyện mua nhà hơn triệu đô tại Mỹ
13:30:48 20/11/2024
1 cặp đôi phim giả tình thật công bố kết hôn làm sập MXH, nhà gái hot đến mức khiến nhà trai thành kẻ tội đồ
15:20:24 20/11/2024
Kỳ Duyên lên tiếng giữa sân bay về những lời chê bai trong hành trình Miss Universe 2024
13:05:43 20/11/2024
Cô giáo hot nhất cõi mạng Âu Hà My bất ngờ tung ảnh cưới lần 2, danh tính chú rể là ẩn số
13:51:48 20/11/2024
Một NTK lên tiếng việc Hoàng Thùy bị "phong sát": Đã có những lời ngăn cản tôi chọn cô ấy
13:00:45 20/11/2024
Vụ nữ người mẫu đình đám bị bắt khẩn cấp vì dùng ma túy: Nhân vật trùm sò cưỡng ép là ai?
13:33:36 20/11/2024

Tin mới nhất

Phòng ngừa biến chứng nguy hiểm của sốt xuất huyết Dengue

17:00:17 20/11/2024
Để phòng ngừa, cần loại bỏ môi trường nước đọng, xử lý các khu vực tối tăm ẩm thấp và sử dụng màn chống muỗi khi ngủ, vì vậy việc nhận biết các triệu chứng sớm và điều trị kịp thời là yếu tố quan trọng để giảm thiểu nguy cơ biến chứng.

Ăn loại củ bề ngoài 'xấu xí' để tăng sức khỏe, người đàn ông bỗng ngất xỉu

17:00:11 20/11/2024
Sau khi ăn một loại củ vỏ đen ruột trắng để tăng sức mạnh xương khớp, người đàn ông 50 tuổi bị choáng, ngất xỉu, phải nhập viện cấp cứu.

4 triệu chứng bất thường sau khi uống nước chứng tỏ thận đang 'kêu cứu'

17:00:03 20/11/2024
Đặc biệt, những vòi nước uống lâu ngày không được vệ sinh rất có thể sẽ sinh ra nhiều vi khuẩn, dẫn đến ô nhiễm nguồn nước, đương nhiên sẽ gây ra các vấn đề về sức khỏe sau khi sử dụng. Nên vệ sinh bình lọc nước 1-2 tháng một lần.

Bệnh viện Đa khoa tỉnh ứng dụng công nghệ, kỹ thuật mới vào khám, chữa bệnh

09:05:28 20/11/2024
Từ đó từng bước nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh (KCB), mang lại hiệu quả trong chẩn đoán và điều trị cho bệnh nhân.

Tiêm vaccine sởi đạt độ bao phủ, sao ca mắc mới vẫn tăng?

09:02:53 20/11/2024
Có 20-30% bệnh nhi sởi là dưới 9 tháng tuổi, nhóm này chưa đủ tuổi tiêm ngừa hoặc bị lây từ người lớn, lây chéo trong bệnh viện. Đây là nhóm tuổi có miễn dịch yếu nhất, nguy cơ biến chứng do sởi cao hơn.

Hà Nội tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi

08:02:55 19/11/2024
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội nhận định số mắc sởi đang có xu hướng gia tăng. Bệnh nhân ghi nhận rải rác trên địa bàn, chủ yếu ở người chưa tiêm chủng vắc xin, hoặc chưa được tiêm đầy đủ.

Sức khỏe răng miệng kém có thể dẫn đến các bệnh lý mạn tính

07:59:57 19/11/2024
Bên cạnh đó, thói quen văn hóa, chế độ ăn uống, không kiểm tra nha khoa thường xuyên khiến tình trạng răng miệng nặng hơn khi phát hiện và điều trị.

5 thực phẩm ăn trước khi ngủ giúp giảm cân, say giấc

06:00:25 19/11/2024
Phô mai tươi là một lựa chọn tuyệt vời để tiêu thụ trước khi ngủ do hàm lượng protein cao và hàm lượng carbohydrate thấp. Nó giúp tăng cảm giác no, hỗ trợ phục hồi cơ bắp và thúc đẩy quá trình đốt cháy chất béo.

Cụ ông mất một nửa lượng máu vì sốt xuất huyết

05:38:56 19/11/2024
Phương pháp điều trị tập trung vào việc truyền các chế phẩm máu nhằm duy trì các yếu tố đông máu và ổn định chỉ số huyết sắc tố, đảm bảo cung cấp đủ oxy cho các cơ quan.

Nữ sinh 19 tuổi tử vong sau khi ăn 2 miếng bánh

14:08:05 18/11/2024
Khi vào viện, các bác sĩ đã cho nữ bệnh nhân thở máy ngay để tim hoạt động trở lại khi các xét nghiệm cho thấy não của cô sưng nghiêm trọng.

Chụp MRI, phát hiện điều không ngờ nhờ uống trà xanh

11:11:44 18/11/2024
Chế độ ăn Địa Trung Hải nhìn chung cũng cung cấp nguồn polyphenol dồi dào vì phong phú rau củ, trái cây, cá, các nguồn đạm thực vật, ngũ cốc nguyên cám, dầu thực vật lành mạnh...

Những loại tỏi không nên mua

11:09:16 18/11/2024
Tỏi nảy mầm không độc hại nhưng không còn nhiều allicin hoạt chất chính mang lại các lợi ích sức khỏe như kháng khuẩn và tăng cường hệ miễn dịch. Do đó nếu thấy có mầm màu xanh lá cây nhô lên từ tép tỏi, bạn đừng nên mua.

Có thể bạn quan tâm

Campuchia có Phó Thủ tướng và Bộ trưởng Ngoại giao mới

Thế giới

18:29:44 20/11/2024
Ông Sokhonn, 70 tuổi, trước đó từng giữ cương vị Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Campuchia. Tại phiên bỏ phiếu, toàn bộ 112 nghị sĩ, bao gồm cả Thủ tướng Hun Manet, đã nhất trí bỏ phiếu tín nhiệm cho ông Sokhonn.

Không nhận ra Công chúa Disney một thời: Tái xuất như nữ thần, tạm biệt hình ảnh nghiện ngập bệ rạc ngày nào!

Sao âu mỹ

17:57:34 20/11/2024
Xuất hiện tại sự kiện, ngôi sao sinh năm 1986 diện váy đen xuyên thấu gợi cảm. Cô để mái tóc vàng dài rực rỡ và trang điểm tươi tắn, dự sự kiện với nụ cười rạng rỡ luôn nở trên môi.

Sao Việt 20/11: Kỳ Duyên chia sẻ kỷ niệm đáng nhớ tại Mexico

Sao việt

17:42:53 20/11/2024
Kỳ Duyên chia sẻ những khoảnh khắc đáng nhớ tại Mexico khi tham gia Miss Universe 2024. Trước khi trở về Việt Nam, Kỳ Duyên đến thăm Đại sứ quán Việt Nam tại Mexico và một số địa điểm.

1 cặp sao hàng đầu vướng tin rạn nứt vì đàng gái phải lòng "bạn trai quốc dân hot 6000%" trong showbiz?

Sao châu á

17:35:42 20/11/2024
Dân tình nghi ngờ Quan Hiểu Đồng và Vương An Vũ có tình ý với nhau sau khi hợp tác, dẫn đến việc mối quan hệ của em gái quốc dân với bạn trai rạn nứt.

Vừa làm bài tập xong, bé gái bất ngờ lăn đùng ra giữa nhà gào khóc, hàng xóm cũng vội vàng kéo sang hỏi thăm

Netizen

17:29:33 20/11/2024
Với sự ngây thơ, đôi lúc hơi hậu đậu của mình, trẻ em thường có nhiều khoảnh khắc hài hước và dễ thương, khiến người lớn không khỏi bật cười.

Loạt bom tấn điện ảnh siêu hot 2025: Có phim chưa tung trailer đã gây tranh cãi khắp cõi mạng

Phim âu mỹ

17:04:37 20/11/2024
Năm 2023-2024 cho thấy nhiều tín hiệu đáng mừng khi nhiều phim đã cán mốc 1 tỷ USD trở lại, báo hiệu một năm 2025 bùng nổ với hàng loạt bom tấn đổ bộ phòng vé trở lại.

Nữ thần sắc đẹp gây sốt MXH với vòng 1 đẹp ná thở như "xé truyện bước ra"

Phim châu á

16:58:39 20/11/2024
Ngày 20/11, QQ đưa tin bộ phim Đấu La Đại Lục 2 sắp ra mắt với sự tham gia của dàn sao trẻ Chu Dực Nhiên, Trương Dư Hi, Khổng Tuyết Nhi.

Rafael Nadal gác vợt: Lời chia tay buồn

Sao thể thao

16:40:47 20/11/2024
Vài ngày trước, Rafael Nadal nói rằng anh không tin vào những cái kết đẹp, yếu tố điển hình trong những bộ phim Hollywood. So với điện ảnh, quần vợt rất khác và lịch sử không chỉ kết thúc trong sự ngọt ngào.

Bắt tạm giam phó giám đốc công ty Nam Hào Kiệt ở An Giang

Pháp luật

16:23:33 20/11/2024
Thi công dự án xử lý sạt lở khẩn cấp thiếu gần 14.000m3 gây thiệt hại trên 9,6 tỷ đồng, Phó Giám đốc Công ty TNHH MTV Nam Hào Kiệt Nguyễn Văn Giỏi bị bắt tạm giam.

Ngu Thư Hân tỏa sáng rực rỡ, Triệu Lộ Tư càng thêm ê chề

Hậu trường phim

15:35:36 20/11/2024
Ngu Thư Hân và Triệu Lộ Tư được xem là hai mỹ nhân dẫn đầu lứa tiểu hoa 95. Tuy nhiên lúc này, họ đang ở tình cảnh trái ngược nhau.