Nỗ lực đồng lòng giúp thị trấn Mỹ đánh bại Covid-19
Provincetown bất ngờ xuất hiện cụm dịch Covid-19 hồi đầu tháng 7, nhưng nhanh chóng dập dịch thành công nhờ đồng lòng thực hiện các biện pháp hạn chế.
Quốc khánh 4/7 luôn là ngày lễ lớn với Provincetown, thị trấn nhỏ ở bang Massachusetts, với hàng loạt bữa tiệc và lễ hội thu hút hàng nghìn du khách từ khắp nước Mỹ đến mũi Cape Cod.
“Với chúng tôi, đó là mốc khởi đầu của mùa hè”, Christopher Roberts, chủ một cửa hàng đồ chơi ở Provincetown, nói.
Thị trấn khoảng 3.000 dân này đã thu hút sự chú ý vào tuần trước, sau khi trở thành đối tượng nghiên cứu giúp Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) thay đổi hướng dẫn về khẩu trang.
Nghiên cứu của CDC công bố ngày 30/6 cho biết 469 ca Covid-19 được ghi nhận tại Massachusetts là những người từng tới hạt Barnstable, nơi có thị trấn Provincetown, trong khoảng thời gian từ 3/7 đến 17/7. Các ca nhiễm này liên quan tới nhiều sự kiện mùa hè và các buổi tụ tập đông người.
CDC phát hiện khoảng 3/4 số ca nhiễm là những người đã tiêm chủng đầy đủ, cho thấy virus vẫn có thể lây lan ở nhóm đối tượng này. Năm trường hợp nhập viện, trong đó bốn người đã tiêm đủ hai mũi, nhưng không ghi nhận ca tử vong.
CDC sửa đổi hướng dẫn về khẩu trang tuần trước, trong đó khuyến cáo người đã tiêm vaccine vẫn đeo khẩu trang trong các không gian kín ở những khu vực có nguy cơ lây lan dịch nhằm ngăn biến thể Delta.
“Tôi từng cho rằng rất khó có thể nhiễm nCoV sau khi tiêm vaccine”, Ken Horgan, chủ một khách sạn ở Provincetown, nói. “Nhưng tôi nhanh chóng hiểu ra với tất cả chúng ta ở đây, tiêm vaccine không có nghĩa bạn có thể thoải mái tham gia các hoạt động có nguy cơ lây nhiễm cao hay không cần thực hiện bất kỳ biện pháp phòng ngừa nào”.
Biển thông báo khu vực bắt buộc đeo khẩu trang ở Provincetown, bang Massachusetts. Ảnh: WBUR.
Để hạn chế đợt bùng phát lan rộng, lãnh đạo địa phương lập tức tái áp đặt quy định đeo khẩu trang bắt buộc ở Provincetown, trong khi những cư dân đã tiêm chủng đầy đủ và chủ doanh nghiệp nói họ cũng góp phần tăng cường thực hiện các biện pháp an toàn, cũng như thúc đẩy tiêm chủng.
Họ cho biết cụm dịch mới là lời cảnh tỉnh rằng dù vaccine giúp ngăn ngừa nguy cơ bệnh nặng và tử vong hiệu quả, nó sẽ đạt kết quả tốt nhất nếu kết hợp với các biện pháp phòng ngừa khác.
“Chúng tôi nghe nói rằng bản thân gần như bất khả chiến bại nếu đã tiêm chủng, nhưng tôi cho đây là suy nghĩ sai lầm”, Alex Morse, người đứng đầu thị trấn, nói.
Debbie Nadolney, giám đốc phòng trưng bày AMP Gallery ở Provincetown, cho biết dù vợ chồng cô và hầu hết người quen biết ở thị trấn đã tiêm vaccine, cô vẫn cảm thấy yêu cầu đeo khẩu trang và các biện pháp hạn chế khác đã bị nới lỏng quá sớm. Nadolney chia sẻ cô vẫn đeo khẩu trang sau khi tiêm vaccine và khuyến khích mọi người làm điều tương tự.
“Đối với tôi nó giờ như thói quen. Chỉ một nửa dân số Mỹ đã tiêm chủng và chúng tôi chưa đạt ngưỡng 70-80%. Vậy tại sao chúng tôi có thể ăn mừng?”, cô nói.
Video đang HOT
Khoảng 57,5% dân số Mỹ đã tiêm ít nhất một mũi vaccine Covid-19 và khoảng 49,5% đã tiêm đủ liều, theo CDC. Tại hạt Barnstable, khoảng 76% người dân đã tiêm ít nhất một mũi.
Với lượng du khách kéo đến thị trấn đông trong tháng 7 và quy định đeo khẩu trang không còn phổ biến, Nadolney không quá bất ngờ trước đợt bùng phát mới. Giới chức địa phương tuần trước họp khẩn và tái áp đặt quy định đeo khẩu trang cho tất cả các địa điểm trong nhà, như nhà hàng, rạp hát, điểm biểu diễn, quán bar, sàn nhảy, trung tâm thể dục, cửa hàng bán lẻ, văn phòng và cơ sở công cộng khác.
Nadolney cho biết cô cũng ra quy định bắt buộc đeo khẩu trang ở phòng trưng bày và hy vọng biện pháp này không bị dỡ bỏ sớm. Cô thêm rằng việc nới lỏng quy định là sai lầm và hy vọng các vùng khác ở Mỹ học hỏi kinh nghiệm từ trường hợp của Provincetown.
“Provincetown chỉ là một nơi nhỏ bé nhưng rõ ràng chúng tôi là nơi thử nghiệm cho cả đất nước”, cô nói.
Roberts cũng đưa ra yêu cầu đeo khẩu trang tại cửa hàng đồ chơi và cho biết nhân viên sẽ cung cấp khẩu trang cho những khách hàng không có. Khi biết những người đã tiêm vaccine vẫn có thể bị nhiễm virus, Roberts càng trở nên thận trọng hơn vì không muốn con trai 7 tuổi bị chưa tiêm chủng bị nhiễm virus.
Horgan, chủ một khách sạn, nói đợt bùng phát là hồi chuông cảnh tỉnh. Lãnh đạo địa phương và chủ doanh nghiệp đã cùng nhau thực hiện các quy định về khẩu trang và tiêm chủng. Như nhiều khách sạn khác trong vùng, Horgan cũng yêu cầu khách phải có giấy chứng nhận đã tiêm vaccine.
“Nếu bạn có kế hoạch đi du lịch và chưa tiêm chủng, làm ơn đừng đến Provincetown”, Horgan nói. “Chúng tôi thực sự coi trọng sức khỏe của mình và chúng tôi phải tiếp tục làm việc để các doanh nghiệp địa phương tồn tại. Và để tiếp tục làm việc, chúng tôi cần khỏe mạnh”.
Một người hóa trang thành kim tiêm để khuyến khích người đi đường tiêm vaccine ở Provincetown, bang Massachusetts hôm 24/7. Ảnh: Boston Globe.
Trong báo cáo cập nhật ngày 30/7, Sở Y tế và Môi trường hạt Barnstable thông báo 934 ca Covid-19 liên quan tới cụm dịch Provincetown tính tới 29/7, trong đó 560 người là cư dân Massachusetts và 231 người sống ở Provincetown. Morse cho biết hiện Provincetown chỉ còn 103 ca Covid-19 đang điều trị. Tỷ lệ dương tính ở thị trấn đã giảm mạnh kể từ khi đợt bùng phát đạt đỉnh hôm 15/7, từ 15% xuống 4,6% hôm 29/7.
Ngoài quy định đeo khẩu trang, những số liệu mới nhất cho thấy thị trấn đang đi đúng hướng, theo Morse, người đứng đầu Provincetown.
“Những gì chúng tôi rút ra từ đợt bùng phát này là biến chủng Delta có thể lây lan nhanh và tấn công cả những người đã tiêm vaccine đầy đủ, nhưng khả năng nhập viện không cao và chắc chắn không có nguy cơ tử vong”, ông nói. “Delta cực kỳ nguy hiểm với người chưa tiêm chủng. Biện pháp ngắn hạn của chúng tôi là đeo khẩu trang và tiêm chủng là biện pháp lâu dài để thoát khỏi đại dịch”.
Jane Aronson, 69 tuổi, là một trong số những người bị nhiễm nCoV dù đã tiêm chủng đầy đủ ở Provincetown. Aronson kể bà đã xuất hiện các triệu chứng như khó thở, ho và sốt nhẹ, đồng thời cho rằng vaccine đã cứu mạng mình.
“Đó chính xác là những gì đã xảy ra. Lúc đó tôi đã rất sợ hãi nhưng tin vaccine sẽ hiệu quả”, bà nói.
Vaccine Trung Quốc được sử dụng ở 103 quốc gia
Các loại vaccine của Trung Quốc, bên cạnh AstraZeneca, được sử dụng rộng rãi nhất trên toàn thế giới, vượt qua cả Pfizer và Moderna.
3,7 tỷ liều vaccine đã được tiêm trên thế giới, vaccine Trung Quốc chiếm gần một nửa trong số này. Đã có những tranh cãi xung quanh sự công nhận vaccine và không chỉ vậy, mức độ công nhận khác nhau đối với những người tiêm các loại vaccine khác nhau tạo ra nhiều tranh cãi. Thế nhưng, hiệu quả chống dịch đang ngày càng được thể hiện rõ thông qua chiến dịch tiêm chủng ở mỗi quốc gia, dù đó là loại vaccine nào.
Vaccine Trung Quốc ở 103 quốc gia
Dù chưa có nhiều nước chấp thuận vaccine Trung Quốc bằng nhiều vaccine khác, các vaccine của nước này vẫn đang được sử dụng khá rộng rãi.
Vaccine Sinopharm.
Trung Quốc đã cung cấp vaccine cho 4 khu vực địa lý - tổng số 103 quốc gia trên thế giới. Trong số 4 khu vực này, Châu Á - Thái Bình Dương nhận được số lượng vaccine Trung Quốc nhiều nhất: tổng cộng 38 quốc gia mua và nhận tài trợ vaccine từ Trung Quốc.
Tiếp theo là Mỹ Latinh nhận được số lượng vaccine Trung Quốc nhiều thứ hai ở 19 quốc gia, trong đó nước mua nhiều nhất là Brazil (100 triệu liều Sinovac).
Châu Phi có 36 quốc gia mua và nhận tài trợ vaccine từ Trung Quốc, nhưng lại nhận được số lượng vaccine Trung Quốc ít nhất. Hiện châu Phi nhận 44 triệu liều vaccine Trung Quốc trên tổng số 66 triệu liều được thỏa thuận.
Một số nước còn lại nhận vaccine của Trung Quốc thông qua chương trình chia sẻ vaccine thế giới COVAX.
Tính đến 26/7/2021, Trung Quốc bán ra thế giới 903 triệu liều vaccine, quyên góp 32 triệu liều, vận chuyển 512 triệu liều, theo Bridge Beijing.
(Ảnh minh họa: Tân Hoa xã/Getty)
Vaccine nào được chấp nhận nhiều nhất?
Theo VisaGuide.world, một trang web du lịch, vaccine AstraZeneca đang được chấp nhận rộng rãi nhất, ở 119 quốc gia. Đây cũng là loại vaccine đã được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) phê duyệt cùng với Pfizer-BioNTech, Moderna, Johnson & Johnson và các loại vaccine của Trung Quốc.
Số chuyến bay và khách du lịch quốc tế (bên trái); Ước tính số nước chấp nhận hành khách tiêm các loại vaccine cụ thể (bên phải). (Nguồn: Economist)
Theo sau vaccine Anh là Pfizer/BioNTech (Mỹ-Đức) và Sputnik V (Nga), lần lượt được chấp thuận ở khoảng 90 nước và hơn 60 nước.
Trong khi đó, 2 vaccine của Trung Quốc và 1 vaccine Ấn Độ đang đứng cuối bảng. CanSinoBio chỉ được chưa đến 10 chính phủ công nhận, trong khi đó Sinovac được khoảng 30 chính phủ công nhận. Một vaccine khác của Trung Quốc là Sinopharm có thành tích tốt hơn, đứng thứ 4 khi được công nhận ở khoảng 40 nước.
Vấn đề không giới hạn ở đó. Ví dụ, tại Mỹ, dù không yêu cầu bằng chứng về việc tiêm phòng khi đi qua biên giới nhưng những người đã tiêm vaccine AstraZeneca vẫn có thể sẽ lo lắng khi đến các địa điểm vui chơi giải trí vì FDA Mỹ chưa phê duyệt vaccine này.
Mariangela Simao, trợ lý Tổng giám đốc WHO, cho biết Nghị viện Châu Âu đã khuyến nghị các quốc gia xem xét chấp nhận các loại vaccine đã được WHO đưa vào danh sách khẩn cấp.
Mặc dù vaccine Trung Quốc cũng đã được WHO cho phép khẩn cấp, nhưng vẫn có những khoảng trống dữ liệu đối với những mũi tiêm này và điều đó có thể khiến một số quốc gia, đặc biệt là các nước châu Âu lo lắng.
Hiệu quả các loại vaccine COVID-19
Việc các quốc gia chấp nhận loại vaccine nào nhiều hơn trong kiểm dịch có thể chưa thực sự liên quan đến hiệu quả đã được công bố của chúng.
Đặc biệt khi biến thể Delta, có khả năng lây nhiễm cao, và được cảnh báo là "thách thức" vaccine, đang thúc đẩy số ca bệnh COVID-19 gia tăng.
Hiệu quả một số loại vaccine với SARS-CoV-2 và các biến thể (hiệu quả của Johnson & Johnson đang được xem xét ở 1 liều).
Hiện một trong những loại vaccine có hiệu quả cao nhất là Pfizer với 95% khả năng ngăn chặn COVID-19 ở người chưa từng mắc bệnh và 100% khả năng ngăn chặn bệnh trở nặng, theo thử nghiệm lâm sàng. Đối với biến thể Delta, vaccine hiệu quả 88% trong việc ngăn chặn các ca không triệu chứng và hiệu quả 96% trong việc ngăn chặn việc nhập viện.
Vaccine Moderna có 94,1% hiệu quả trong việc ngăn ngừa COVID-19 có triệu chứng ở những người chưa mắc COVID-19 trước đó, tỷ lệ hiệu quả giảm xuống còn 86,4% đối với những người từ 65 tuổi trở lên. Vaccine có hiệu quả 90% khi được chủng ngừa đầy đủ, theo thử nghiệm lâm sàng. Nhưng vẫn cần nghiên cứu thêm khả năng của vaccine này trước các biến thể.
AstraZeneca đã cập nhật phân tích dữ liệu cho thấy vaccine của họ có hiệu quả 76% trong việc giảm nguy cơ mắc COVID-19 có triệu chứng sau khi tiêm hai liều, và 100% chống lại ca bệnh nặng. Công ty cũng cho biết vaccine này có hiệu quả 85% trong việc ngăn ngừa COVID-19 ở những người trên 65 tuổi. Cho đến nay, vaccine dường như hoạt động tốt hơn đối với biến thể Alpha so với biến thể Beta.
Trong khi đó, với loại vaccine vero cell của Sinopharm, Trung Quốc, thử nghiệm giai đoạn 3 quy mô lớn ở nhiều quốc gia cho thấy, tiêm đủ 2 liều vắc xin Sinopharm cách nhau 3-4 tuần có hiệu quả chống lại nguy cơ nhiễm SARS-CoV-2 có triệu chứng là 79%, giảm xuống còn 73,5% với các trường hợp không có triệu chứng. Tác dụng phát huy 14 ngày sau khi tiêm liều thứ 2. Hiệu quả của vắc xin trong việc ngăn ngừa nhập viện là 79%. Còn theo một nghiên cứu được đăng tải trên Tạp chí Y khoa New England do Hiệp hội Y khoa Massachusetts (Mỹ) xuất bản, kết quả sử dụng tại Chile cho thấy, vaccine Sinovac đạt hiệu quả 87,5% trong ngăn ngừa các ca nhập viện và hơn 86% ngăn chặn nguy cơ tử vong.
Nghiên cứu khiến Mỹ thay đổi quy định đeo khẩu trang Nghiên cứu của CDC cho thấy 70% ca nCoV trong đợt bùng phát mới ở Massachusetts đều đã tiêm vaccine đầy đủ, khiến giới chức siết lệnh đeo khẩu trang. "Phát hiện này rất đáng lo ngại và là khám phá quan trọng dẫn đến thay đổi khuyến cáo đeo khẩu trang của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC)....