Nỗ lực chống HIV, lao và sốt rét đã giúp cứu sống 50 triệu người trong 20 năm
Ngày 12/9, Quỹ Toàn cầu phòng chống AIDS, lao và sốt rét khẳng định những nỗ lực phòng chống virus HIV, lao và sốt rét đã giúp cứu sống 50 triệu người trong 20 năm qua, đồng thời kêu gọi thế giới quyên góp 18 tỷ USD để cứu sống thêm nhiều người nữa.
Xét nghiệm HIV/AIDS tại một cơ sở y tế ở Kigali, Rwanda,ngày 1/12/2019. Ảnh minh họa: THX/TTXVN
Trong báo cáo hằng năm, quỹ cho biết thế giới đã đạt tiến bộ to lớn với tỷ lệ tử vong do các căn bệnh này đã giảm một nửa kể từ năm 2002. Giám đốc điều hành quỹ Peter Sands nhấn mạnh con số 50 triệu người là bằng chứng cho thấy cam kết toàn cầu và sự lãnh đạo của các cộng đồng có thể đẩy lui được những căn bệnh hiểm nghèo này. Tuy nhiên, quỹ cũng cảnh báo cuộc chiến vẫn chưa kết thúc, khi một loạt cuộc khủng hoảng như biến đổi khí hậu, xung đột và đại dịch COVID-19 đang đe dọa đẩy lùi tiến bộ những tiến bộ đạt được.
Dự kiến vào tuần tới, quỹ sẽ tổ chức một hội nghị tại New York (Mỹ) nhằm kêu gọi quyên góp thêm ít nhất 18 tỷ USD để triển khai các chương trình trong giai đoạn từ năm 2024 đến 2026. Ước tính số tiền này sẽ giúp giảm 2/3 số ca tử vong do HIV, lao và sốt rét và cứu sống 20 triệu người.
Video đang HOT
Kể từ tháng 2/2020, quỹ đã đầu tư hơn 4,4 tỷ USD để chống lại đại dịch COVID-19 và giảm thiểu tác động của đại dịch lên các chương trình. Năm ngoái, quỹ đã cảnh báo rằng đại dịch đã tác động nghiêm trọng đến những nỗ lực xóa bỏ HIV, lao và sốt rét, khiến nỗ lực chống lại những căn bệnh này lần đầu tiên sụt giảm.
Theo báo cáo, số người nhiễm HIV được điều trị bằng thuốc ARV trong năm 2021 đã tăng 21,9% so với 1 năm trước đó lên 23,3 triệu người. Số người tiếp cận được các dịch vụ phòng ngừa tăng lên 12,5 triệu người trên toàn thế giới. Tuy nhiên, vẫn còn khoảng 10 triệu người nhiễm virus không tiếp cận được với thuốc điều trị.
Tổng số ca tử vong liên quan đến AIDS giảm 50% kể từ năm 2010 xuống 650.000 ca vào năm 2021, con số này vẫn còn thấp hơn nhiều so với mục tiêu giảm số ca tử vong xuống dưới 500.000 ca/năm vào năm 2020. Đặc biệt, đại dịch COVID-19 đã tác động nghiêm trọng đến cuộc chiến chống bệnh lao, khi nhiều nguồn lực bị chuyển sang chống dịch. Điều này đã khiến số người tử vong do lao trong năm 2020 đã lần đầu tiên tăng trong 1 thập kỷ với khoảng 1,5 triệu ca tử vong, khiến đây trở thành căn bệnh truyền nhiễm gây chết người thứ 2 trên thế giới sau COVID-19.
Tương tự, đại dịch COVID-19 đã làm gián đoạn dịch vụ y tế, khiến số ca tử vong do sốt rét tăng 12% trong năm 2020 lên 627.000 người. Tuy nhiên, các chương trình phòng ngừa bệnh sốt rét đã nhanh chóng phục hồi với 280 triệu ca nghi nhiễm được xét nghiệm, 148 triệu ca được điều trị năm 2021, 133 triệu màn chống muỗi được phân phát trên toàn cầu.
Quỹ Toàn cầu phòng chống AIDS, lao và sốt rét được thành lập năm 2002 nhằm chống lại 3 căn bệnh hiểm nghèo này. Quỹ có sự tham gia của nhiều chính phủ, cơ quan quốc tế, các đối tác song phương, các nhóm dân sự, những người bị ảnh hưởng bởi các căn bệnh này và lĩnh vực tư nhân.
Ngoại trưởng Mỹ tới châu Phi tìm cách xây dựng mối quan hệ đối tác thực chất
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken ngày 10/8 đã từ CHDC Congo đến Rwanda, chặng dừng chân cuối cùng trong chuyến công du 3 nước châu Phi của ông.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken (trái) và Tổng thống Rwanda Paul Kagame tại cuộc gặp ở Kigali ngày 11/8/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Dự kiến, ông Blinken sẽ tiến hành hội đàm với Tổng thống nước chủ nhà Paul Kagame trong ngày 11/8.
Chuyến công du châu Phi của Ngoại trưởng Mỹ diễn ra không lâu sau chuyến đi của người đồng cấp Nga Sergei Lavrov đến khu vực này, đồng thời trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa Rwanda và nước láng giềng CHDC Congo.
Chính quyền Kinshasa cáo buộc Kigali hậu thuẫn cho cuộc nổi dậy của phiến quân M23 ở miền Đông CHDC Congo. Nhưng phía Rwanda đã nhiều lần bác bỏ cáo buộc này.
Dự kiến, trong cuộc hội đàm với Tổng thống Kagame, Ngoại trưởng Blinken sẽ thảo luận những nỗ lực nhằm giảm căng thẳng giữa Rwanda và CHDC Congo cũng như các vấn đề khác trong quan hệ giữa Mỹ và Rwanda.
Trước đó, trong chuyến thăm CHDC Congo trong ngày 10/8, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết Ngoại trưởng Blinken đã gặp Thủ tướng Sama Lukonde và thảo luận về các cuộc bầu cử công bằng, vấn đề môi trường, chống tham nhũng và "đảm bảo chuỗi cung ứng các loại khoáng sản quan trọng".
Trong chặng dừng chân đầu tiên ở Nam Phi, Ngoại trưởng Mỹ cũng đã gặp các quan chức nước chủ nhà. Tại Pretoria, ông Blinken nhấn mạnh Mỹ mong muốn xây dựng mối quan hệ đối tác thực chất với châu Phi, trong khi Bộ trưởng Hợp tác và Quan hệ quốc tế Nam Phi Naledi Pandor tuyên bố Mỹ là một trong những đối tác quan trọng nhất của đất nước cực Nam châu Phi này.
Liên hợp quốc kêu gọi chấm dứt bạo lực tại CHDC Congo Ngày 11/6, Liên hợp quốc (LHQ) thúc giục tất cả các bên liên quan các vụ việc gần đây giữa Kinshasa và Kigali "dừng ngay lập tức mọi hình thức bạo lực" ở miền Đông Cộng hòa dân chủ (CHDC) Congo. Xe tăng của quân đội CHDC Congo tiến về khu vực Kibumba, Bắc Kivu, trong cuộc giao tranh với lực lượng phiến...