Nỗ lực chặn dòng tiền bẩn
Sau sự kiện dòng tiền bẩn thông qua AgBank (Trung Quốc) bị triệt phá, cả thế giới kỳ vọng sẽ triệt tiêu được vấn nạn này ở từng quốc gia.
Ngày 25/11, Hãng tin Reuters đưa tin cảnh sát Trung Quốc triệt phá được đường dây rửa tiền trị giá 4,5 tỷ USD (tương đương 28,8 tỷ nhân dân tệ) tại NH Nông nghiệp Trung Quốc (AgBank). Cụ thể, 14 nghi phạm trong bốn băng nhóm đã bị cảnh sát thành phố Đại Liên, thuộc tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc bắt giữ.
Theo nguồn tin từ hãng Tân Hoa Xã, trước khi bị phanh phui, hàng ngày, mỗi giao dịch bất hợp pháp của nhóm tội phạm đều vượt quá 100.000 USD. Qua điều tra, cảnh sát thành phố Đại Liên đã phát hiện các giao dịch bất hợp pháp xuất phát từ 1,4 triệu hồ sơ giao dịch ngoại hối.
Hình thức phạm tội của nhóm này là liên kết giữa các băng đảng với người của NH để tiến hành các giao dịch ngoại hối bất hợp pháp, trong đó, chủ yếu là cung cấp dịch vụ cho hoạt động cờ bạc ở Macau và Hàn Quốc nhằm thu về những khoản lợi nhuận kếch xù.
Thực tế, việc rửa tiền qua NH ở Trung Quốc ngày một gia tăng. Bằng những thủ đoạn tinh vi, các băng đảng tội phạm tìm cách tạo một “lý lịch sạch sẽ” cho những đồng tiền bất chính của mình thông qua NH. Và AgBank chỉ là một trong những NH đang thực hiện giao dịch bất hợp pháp.
Nguồn gốc của tiền bẩn lưu thông rất đa dạng, có điều chúng cùng có chung một đặc điểm là các hoạt động phạm pháp: buôn lậu, tham ô, lừa đảo… Khi dòng tiền bẩn này được rửa qua NH sẽ trở nên vô cùng nguy hiểm. Bởi như thế có nghĩa là trước đó đã xảy ra các hoạt động phạm pháp.
Tiền có rửa được thì các băng nhóm tội phạm mới tồn tại được và phạm tội để kiếm tiền bất hợp pháp. Rửa tiền là khâu cuối cùng và quan trọng nhất trong những hoạt động phạm pháp nhằm đem lại những món lời khổng lồ.
Video đang HOT
Chưa kể, theo một số nguồn tin, các băng đảng tội phạm hiện nay không chỉ dùng tiền bẩn này để tư lợi cá nhân, mà có thể nó còn được cung cấp cho tội phạm chiến tranh hay các tổ chức khủng bố.
Nói như một nhà phân tích chính sách quốc tế tại Rand Corp (một công ty phân tích quân sự do Bộ Quốc phòng Mỹ tài trợ), bằng cách nào đó, các nhóm khủng bố luôn nhận được nguồn tiền dồi dào để huấn luyện các tay súng và triển khai tấn công ở nhiều quốc gia khác nhau. Điều này chỉ có thể xảy ra khi dòng tiền bẩn của chúng được rửa thông qua hệ thống NH của nước đó.
Quả vậy, tờ báo The Guardian đưa ra số liệu thống kê, Tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS kiếm được 36 triệu USD từ các cổ vật có niên đại lên đến 8.000 năm tại al-Nabuk – một khu vực đồi núi phía Tây Damas (Syria). IS còn thu thuế của người dân thuộc lãnh thổ mà chúng kiểm soát. Chúng cũng nhận được nguồn tiền từ các cá nhân ở một số quốc gia thuộc vùng Vịnh nhằm lật đổ chế độ Bashar al-Asad ở Syria.
Hiện nguồn thu này đã bị giảm xuống, chỉ còn khoảng 40 triệu USD/năm. Hiện tại, tổ chức khủng bố này đã có đồng “dinar vàng”, được đúc từ vàng thật để củng cố tầm ảnh hưởng như một Nhà nước chính danh. Trong đó, đáng chú ý là IS kiểm soát một vùng lãnh thổ rộng lớn và màu mỡ, nằm dọc theo thung lũng sông Tigris và Euphrate.
Theo ước tính, mỗi năm, IS thu được khoảng 200 triệu USD từ lúa mì và đại mạch, bán ra thị trường chợ đen. 1/3 các địa danh khảo cổ của Iraq đang dưới quyền kiểm soát của IS nên tình trạng cổ vật tuồn ra thị trường đen ngày càng diễn ra trầm trọng…
Với số tiền có được, không có gì ngạc nhiên khi IS luôn tồn tại và nuôi sống ý định đẫm máu của chúng một cách dễ dàng. Và vấn đề đặt ra là phải làm thế nào để xác định được đường đi của dòng tiền bẩn và lên kế hoạch thực hiện một chiến dịch truy quét các hình thức thanh toán ẩn danh và tiền ảo ở các quốc gia.
Đặc biệt, sau cuộc tấn công tại Paris, các nước phải nỗ lực ngăn chặn thủ đoạn chia nhỏ khoản tiền bất chính mà chúng gửi vào các NH nhiều lần, mua các công cụ tiền tệ hay hàng hóa xa xỉ đắt tiền, chuyển lậu tiền ra nước ngoài…
Bên cạnh đó, theo Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, các nước phải thiết lập cơ chế trao đổi thông tin thường xuyên, kịp thời. Giới lãnh đạo thế giới cần phải xác định những điều này là ưu tiên hàng đầu trong quá trình hoạch định và triển khai chính sách ngăn chặn dòng tiền bẩn chảy vào các tổ chức khủng bố.
Theo Thời báo Ngân hàng
Bù đắp ngân sách bằng tiền bán cổ phần doanh nghiệp Nhà nước
Chính phủ kiến nghị Quốc hội cho sử dụng 10.000 tỷ đồng từ việc bán vốn Nhà nước để giải quyết một phần hụt thu hơn 31.000 tỷ của ngân sách Trung ương.
Theo uỷ quyền của Chính phủ, Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng đã đề xuất vấn đề này với Quốc hội vào chiều 20/10, khi trình báo cáo thu - chi ngân sách Nhà nước năm 2015 và dự toán 2016.
Dự kiến thu ngân sách cả năm sẽ đạt hơn 927.000 tỷ, tăng 7,4% so với năm ngoái và tăng 16.000 tỷ so với dự toán đầu năm. Bộ trưởng Dũng cho biết phần tăng thêm này chủ yếu nhờ tăng thu ở địa phương, nếu cân đối lại, ngân sách trung ương trong năm 2015 vẫn hụt thu khoảng 31.000 tỷ đồng.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trao đổi với Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng bên hành lang Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khoá XIII. Ảnh: Báo Hải quan
Việc phát hành trái phiếu Chính phủ nhằm bù đắp bội chi và chi đầu tư hiện không khả thi, 9 tháng mới đạt khoảng 127.000 tỷ đồng, tương đương 51% kế hoạch và thấp so với nhiều năm trước.
Trước áp lực nêu trên, Chính phủ kiến nghị Quốc hội được sử dụng một phần tiền bán cổ phần doanh nghiệp Nhà nước (khoảng 10.000 tỷ đồng) để bù giảm thu ngân sách trung ương trong năm nay. Ngoài ra, ngân sách năm 2016 cũng được đề xuất bổ sung 30.000 tỷ từ nguồn này.
"Tuy nhiên, đây là các khoản thu một lần nên từ năm 2017, việc xử lý nguồn thu sẽ khó khăn hơn", ông Dũng lưu ý.
Cùng với đó, cơ quan điều hành đề xuất đa dạng hóa trái phiếu Chính phủ kỳ hạn từ 2, 3 và 5 năm trở lên, đồng thời phát hành một khối lượng nhất định trái phiếu quốc tế kỳ hạn dài để cơ cấu lại một số khoản vay ngoại và nội tệ để giãn nhu cầu trả nợ, cơ cấu lại nợ công.
Đề xuất của Chính phủ được đưa ra trong bối cảnh Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) vừa được chấp thuận thoái toàn bộ vốn Nhà nước khỏi 10 doanh nghiệp có tầm ảnh hưởng lớn trên thị trường như FPT, Vinamilk hay Bảo hiểm Bảo Minh. Trao đổi với báo chí gần đây, đại diện Bộ Tài chính cũng như Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp đều khẳng định không vì ngân sách khó khăn mà phải thoái vốn khỏi các doanh nghiệp này.
Cho ý kiến thẩm tra về đề xuất sử dụng tiền cổ phần hóa để bù hụt thu của Chính phủ, Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội nhất trí, song đề nghị Chính phủ cần làm rõ số còn lại (21.300 tỷ đồng) sẽ được xử lý từ nguồn nào và báo cáo phương án xử lý cụ thể theo quy định của Luật Ngân sách.
Đánh giá chung về thu chi ngân sách năm 2015, cơ quan thẩm tra cho rằng việc thu ước vượt dự toán 16.400 tỷ đồng song số liệu cho thấy việc tăng thu chủ yếu từ Ngân sách địa phương (khoảng 47.700 tỷ đồng), còn Ngân sách Trung ương hụt thu 31.300 tỷ đồng dẫn đến khó khăn trong cân đối.
Do vậy, cơ quan này yêu cầu Chính phủ cần tính toán các giải pháp để bù hụt thu, đảm bảo cân đối Ngân sách Nhà nước.
Dù vậy, cơ quan thẩm tra cũng chia sẻ với khó khăn của cơ quan điều hành về việc giá dấu thế giới sụt giảm sâu. Báo cáo này cho rằng, số hụt thu từ do giảm giá dầu là 63.000 tỷ đồng là mức lớn, ảnh hưởng đến cân đối ngân sách trung ương. Cơ quan này đề nghị Chính phủ chỉ đạo theo dõi sát diễn biến của giá dầu để có đối sách phù hợp nhằm phát triền kinh tế trong nước bù hụt thu, tận dụng việc giảm giá dầu thành cơ hội để phát triển sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước.
Báo cáo thẩm tra cũng đánh giá, việc thu nội địa ước vượt dự toán 48.400 tỷ đồng, tăng hơn 7% so dự toán và gần 18% so với 2014 là "khá tích cực".
Theo_NDH
Malaysia muốn trình vụ kiện MH17 lên Liên Hợp Quốc, Nga bác bỏ Malaysia ngày 9/7 yêu cầu Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc mở tòa án xét xử những kẻ tình nghi bắn hạ máy bay MH17 tại miền Đông Ukraine 1 năm trước. Theo Reuters, Malaysia, một thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, ngày 8/7 đã đệ trình một bản dự thảo nghị quyết theo đề...