Nổ lớn ‘rung chuyển’ Kiev, ông Zelensky muốn gia hạn thiết quân luật
Ít nhất 3 tiếng nổ lớn đã được nghe thấy ở trung tâm thủ đô Kiev (Ukraine) rạng sáng hôm nay (15/3), có thể do không kích bằng tên lửa.
Một đoạn video được báo Guardian đăng tải cho thấy, một vệt sáng giống như tên lửa bay đã được nhìn thấy trên bầu trời Kiev vào khoảng 5 giờ sáng 15/3 (giờ địa phương), sau đó là các tiếng nổ lớn và tiếng chuông báo động ô tô được nghe thấy ở khắp nơi.
Video của Guardian ghi lại nhiều tiếng nổ lớn ở thủ đô Kiev rạng sáng 15/3
Nguyên nhân các vụ nổ được cho là đến từ những vụ không kích bằng tên lửa. Theo cơ quan ứng phó khẩn cấp Ukraine, một tòa chung cư ở Kiev đã gặp hỏa hoạn do trúng tên lửa. Cơ quan này cũng cho biết sau khi ngọn lửa được dập tắt, 2 thi thể đã được tìm thấy tại hiện trường, trong khi 35 người khác đã được giải cứu khỏi tòa nhà và 1 người được đưa đến bệnh viện.
Một tòa chung cư ở thủ đô Kiev gặp hỏa hoạn do trúng tên lửa hôm 15/3. Ảnh: AP
Trước đó, một thông báo trên trang web chính thức của Tổng thống Ukraine cho biết, ông Volodymyr Zelensky cuối ngày 14/3 đã đệ trình lên quốc hội dự luật cho phép gia hạn thiết quân luật thêm 30 ngày trên toàn quốc, kể từ ngày 24/3 tới.
Thông tin này được đưa ra trong bối cảnh giao tranh xung quanh thủ đô Ukraine vẫn tiếp tục gia tăng trong những ngày gần đây, khi lực lượng Nga được cho là đang nỗ lực tăng áp lực với các mục tiêu lớn hơn, trong đó có Kiev.
Ảnh: AP
Bộ Quốc phòng Anh ngày 12/3 cho biết, bộ binh Nga chỉ còn cách trung tâm Kiev khoảng 25 km và có thể bao vây thủ đô Ukraine trong vài ngày tới. Trong khi đó, một quan chức quốc phòng Mỹ ngày 14/3 nói rằng, lực lượng Nga tiếp cận Kiev từ phía bắc, bao gồm các đoàn xe quân sự, chỉ cách trung tâm thành phố khoảng 14km.
Dù vậy, vị quan chức quốc phòng Mỹ khẳng định quân đội Nga vẫn chưa chiếm được ưu thế trên không ở Ukraine, dù sở hữu lực lượng không quân hùng hậu hơn.
Ảnh: AP
Cũng trong hôm nay (15/3), truyền thông Nga, dẫn lời người phát ngôn Bộ Quốc phòng Igor Konashenov, tuyên bố quân đội Nga đã kiểm soát hoàn toàn khu vực Kherson, đồng thời bắn hạ được 6 thiết bị bay không người lái Bayraktar TB-2 trong vòng 24 giờ qua.
Thế giới đã ghi nhận trên 460,6 triệu ca mắc COVID-19
Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 22h ngày 15/3 (theo giờ Việt Nam), trên thế giới ghi nhận 460.646.437 ca mắc COVID-19 và 6.069.252 ca tử vong.
Số ca hồi phục là 393.979.875 ca.
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho trẻ em tại Novi, Michigan, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Tại Mỹ - quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của COVID-19, biến thể phụ BA.2 của Omicron (còn gọi là "Omicron tàng hình") đang lây lan nhanh và hiện đã có khoảng 35.000 ca nhiễm. Ngày 14/3, người phát ngôn Nhà Trắng Jen Psaki cho rằng Mỹ cần bổ sung cho quỹ phòng chống dịch COVID-19 để ứng phó với biến thể này, nếu không một số chương trình phòng chống dịch có thể bất ngờ bị chấm dứt hoặc giảm quy mô. Điều này có thể ảnh hưởng tới cách ứng phó của Chính phủ Mỹ đối với bất kỳ biến thể nào. Theo bà Psaki, các công cụ phòng chống COVID-19 hiện nay, bao gồm cả vaccine và thuốc điều trị, đều đã phát huy hiệu quả phòng chống dịch.
Tại các nước châu Mỹ khác như Peru và Ecuador, tình hình dịch COVID-19 cũng ghi nhận nhiều dấu hiệu cải thiện, cho phép nhà chức trách dỡ bỏ dần các biện pháp hạn chế. Ngày 14/3, Peru lần đầu tiên đã bắt đầu mở cửa lại trường học sau 2 năm đóng cửa do đại dịch. Theo Bộ Giáo dục Peru, khoảng 4,2 triệu học sinh trường công và 3 triệu học sinh trường tư thục sẽ đi học trở lại. Tiến trình mở cửa trở lại trường học dự kiến kéo dài tới ngày 28/3, khi toàn bộ học sinh được đi học trở lại. Cùng ngày, 1,8 triệu học sinh từ 5-18 tuổi trên khắp Ecuador cũng chính thức trở lại trường học sau 2 năm phải học trực tuyến vì COVID-19. Để thực hiện việc học tập trực tiếp hoàn toàn, các trường và học sinh được khuyến cáo thực hiện nghiêm quy định phòng dịch, trong đó có đeo khẩu trang.
Tại Anh, vùng Scotland đang cân nhắc dỡ bỏ mọi biện pháp chống COVID-19 như kế hoạch. Theo khuôn khổ chiến lược về quản lý dịch bệnh, từ ngày 21/3, những biện pháp như đeo khẩu trang trong không gian kín như ở cửa hàng và trên phương tiện công cộng sẽ chỉ còn là khuyến nghị, thay vì yêu cầu bắt buộc theo luật định. Tuy nhiên, số liệu hiện tại cho thấy dịch COVID-19 đang lây nhiễm mạnh chưa từng có và nhiều bệnh viện ở Scoland đang quá tải, đặt ra vấn đề liệu có nên lùi thời hạn dỡ bỏ những biện pháp hạn chế cuối cùng này hay không. Dự kiến, trong ngày 15/3 (giờ địa phương), chính quyền vùng Scotland sẽ nhóm họp để đưa ra quyết định cuối cùng.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc. Ảnh: THX/TTXVN
Tình hình dịch COVID-19 cũng đang diễn biến phức tạp tại Trung Quốc và Hàn Quốc. Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc (NHC) cho biết Trung Quốc ngày 14/3 ghi nhận 3.602 ca mắc mới COVID-19, gồm 3.507 ca lây nhiễm trong cộng đồng và 95 ca nhập cảnh. Theo NHC, số ca mắc mới COVID-19 ngày 14/3 tăng mạnh so với 1.437 ca một ngày trước đó. Nếu tính cả 1.768 ca không triệu chứng (không được đưa vào số ca ghi nhận theo ngày), số ca mắc COVID-19 trong ngày 14/3 là trên 5.270 ca, tiếp tục lên mức cao nhất trong 2 năm kể từ khi dịch bùng phát.
Trong khi đó, ngày 15/3 là ngày thứ 4 liên tiếp Hàn Quốc ghi nhận số ca mắc mới COVID-19 tiếp tục vượt 300.000 ca. Theo Cơ quan Kiểm soát và phòng chống dịch bệnh Hàn Quốc (KDCA), nước này ghi nhận 362.338 ca mắc mới COVID-19 (phần lớn là các ca lây nhiễm trong cộng đồng), mức cao thứ hai sau mức kỷ lục 383.664 ca ghi nhận ngày 12/3 và tăng mạnh so với 309.790 ca ngày 14/3. Hàn Quốc cũng có thêm 93 ca tử vong do COVID-19, nâng tổng số ca tử vong từ đầu dịch đến nay lên 293 ca trong tổng số 7.228.550 ca mắc.
Xung đột Nga-Ukraine và Sáng kiến Vành đai, Con đường của Trung Quốc Cuộc xung đột hiện nay sẽ gây hậu quả trực tiếp đối với Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) trong bối cảnh Trung Quốc có mối quan hệ tốt đẹp với cả Nga và Ukraine. Học giả Pushkar Pushp tại trường quản lý Fore (Ấn Độ), chuyên về thương mại và địa chính trị, châu Á - Thái Bình Dương, nhận...