Nổ liên tiếp gây thương vong tại thủ đô của Uganda
Ngày 16/11, hai vụ nổ liên tiếp đã xảy ra ở trung tâm thủ đô Kampala của Uganda, làm ít nhất 2 người thiệt mạng, hàng chục người bị thương và một số ô tô bị cháy.
Khói bốc lên tại hiện trường vụ nổ ở trung tâm thủ đô Kampala, Uganda ngày 16/11/2021. Ảnh: Reuters/TTXVN
Theo đài truyền hình NTV Uganda, hai vụ nổ này gồm một vụ xảy ra ở gần tòa nhà quốc hội và một vụ ở gần một đồn cảnh sát ở trung tâm thành phố. Hoạt động sơ tán tại tòa nhà quốc hội đang được thực hiện.
Hiện chưa rõ nguyên nhân của hai vụ nổ này.
Binh lính Uganda đang tham gia chiến đấu chống nhóm phiến quân Hồi giáo al-Shabaab tại Somalia có liên quan tới tổ chức khủng bố al-Qaeda trong khuôn khổ gìn giữ hòa bình của Liên minh châu Phi (AU). al-Sahabaab đã tiến hành một vài vụ đánh bom đẫm máu tại Uganda.
Tháng trước, tổ chức khủng bố “Nhà nước Hồi giáo” (IS) tự xưng lần đầu tiên tuyên bố thực hiện một vụ đánh bom ở Uganda, khiến một người thiệt mạng. Cũng trong tháng đó, cảnh sát Ugandar thông báo một vụ đánh bom liều chết đã xảy ra trên xe buýt khiến nhiều hành khách bị thương.
Hội nghị COP26: Giới chuyên gia nhìn nhận đa chiều về Hiệp ước khí hậu Glasgow
Các nhà ngoại giao, giới khoa học, các tổ chức từ thiện và các tổ chức phi chính phủ đã có những đánh giá khác nhau về kết quả Hội nghị lần thứ 26 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26) ở Glasgow (Vương quốc Anh), cũng như "Hiệp ước khí hậu Glasgow" vừa được tất cả 197 quốc gia và vùng lãnh thổ thông qua.
Toàn cảnh một phiên họp của Hội nghị lần thứ 26 Các bên tham gia Công ước khung của LHQ về Biến đổi khí hậu (COP 26) tại Glasgow, Scotland (Vương quốc Anh) ngày 11/11/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Bà Laurence Tubiana, một trong những "kiến trúc sư" của Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu năm 2015 và hiện là Giám đốc điều hành Quỹ Khí hậu châu Âu nhấn mạnh: "Bất chấp cuộc khủng hoảng dịch COVID-19, chúng ta đã tăng tốc hành động, hưởng ứng lời kêu gọi của các nhà khoa học duy trì mục tiêu hạn chế mức tăng nhiệt độ toàn cầu ở ngưỡng 1,5 độ C và đưa than đá vào nội dung văn bản. Nhưng vẫn còn rất nhiều việc phải làm. Các cam kết và tuyên bố về tài chính, chấm dứt nạn phá rừng, ngừng tài trợ công đối với nhiên liệu hóa thạch, khí metal và ô tô giờ đây phải được chuyển thành các chính sách thực tế. Vấn đề ô nhiễm do sản xuất dầu khí vẫn cần được giải quyết. Hội nghị lần này chưa thể cung cấp sự hỗ trợ ngay lập tức cho những người đang chịu tác động của biến đổi khí hậu". Bà cũng hoan nghênh việc tăng gấp đôi nguồn tài chính cho cho thích ứng với các tác động khí hậu mỗi năm, đồng thời kêu gọi những thiệt hại do biến đổi khí hậu phải được đặt lên hàng đầu trong chương trình nghị sự của Hội nghị COP 27.
Nhà hoạt động khí hậu Vanessa Nakate đến từ Uganda cho rằng: "Ngay cả khi các nhà lãnh đạo thực hiện những lời hứa mà họ đã đưa ra ở Glasgow, điều đó cũng không ngăn được sự tàn phá của biến đổi khí hậu đối với các cộng đồng dân cư như của chúng tôi. Hiện tại, với mức tằng 1,2 độ C nhiệt độ toàn cầu, hạn hán và lũ lụt đang giết chết nhiều người dân ở Uganda. Chỉ có cắt giảm khí thải ngay lập tức, mạnh mẽ hơn mới mang lại cho chúng ta hy vọng về sự an toàn".
Ông Mohamed Adow, Giám đốc tổ chức tư vấn Power Shift Africa, đánh giá: "Hội nghị thượng đỉnh tại COP26 mang ý nghĩa thành công về mặt ngoại giao hơn so với kết quả thực chất. Kết quả ở đây phản ánh Hội nghị COP lần này vẫn phục vụ lợi ích và những ưu tiên của các nước giàu có. Chúng tôi sẽ duy trì động lực trong năm tới để đòi hỏi sự hỗ trợ có ý nghĩa hơn, cho phép những người dễ bị tổn thương ứng phó với những tác động không thể đảo ngược của biến đổi khí hậu".
Alden Meyer, chuyên gia cấp cao tại tổ chức tư vấn E3G nhấn mạnh: "Chúng tôi đã thấy lời kêu gọi ở Glasgow cho các hành động khẩn cấp để đối phó với mối đe dọa hiện hữu của biến đổi khí hậu. Một số sáng kiến quan trọng đã được đưa ra. Kết quả hội nghị ở Glasgow là một nửa đầy đủ chứ không phải là một nửa trống rỗng".
Về phần mình, bà Jennifer Morgan, Giám đốc điều hành của tổ chức Greenpeace International, cho rằng: "Vì lợi ích của tất cả các quốc gia, bao gồm cả những quốc gia vẫn sử dụng than, chuyển đổi sang năng lượng tái tạo đòi hỏi các quốc gia giàu có cần phải làm nhiều hơn nữa để hỗ trợ sự chuyển dịch này. Tương lai của chúng ta phụ thuộc vào điều đó".
Trong khi đó, ông Nicholas Stern, Chủ tịch Viện Nghiên cứu Grantham về Biến đổi khí hậu, nhìn nhận: "Hội nghị COP26 là một bước tiến lớn trong suốt chặng đường dài, nhưng nó vẫn chưa đủ để thực hiện mục tiêu giới hạn sự nóng lên của Trái Đất ở mức 1,5 độ C. Điều quan trọng là các quốc gia đã đồng ý đưa ra những cam kết đầy tham vọng hơn vào cuối năm tới về cắt giảm khí thải vào năm 2030".
Hội đồng Bảo an kêu gọi chấm dứt bạo lực ở khu vực Hồ Lớn châu Phi Ngày 20/10, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã kêu gọi chấm dứt bạo lực và khai thác bừa bãi tài nguyên ở khu vực Hồ Lớn ở châu Phi, đặc biệt là tại CHDC Congo. Người dân đi lánh nạn do bạo lực tại Beni, CHDC Congo, ngày 18/2/2020. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN Theo phóng viên TTXVN tại New...