Nổ là ‘thánh mẫu’, chữa bá bệnh bằng… nước
Không bằng cấp chuyên môn, bà Hường tự xưng là ‘ thánh mẫu’ chữa được bá bệnh.
Bà Hường chữa bệnh bằng cách ban “nước thánh” Công an H.Bù Đốp cung cấp
Tự xưng “thánh mẫu” nhập hồn… chữa bệnh
Theo thông tin từ UBND xã Tân Tiến (H.Bù Đốp, Bình Phước), năm 2016, sau khi mẹ mình qua đời, bà Lê Thị Thu Hường (50 tuổi, ngụ xã Tân Tiến) “tiếp quản” một am thờ cúng tại nhà riêng. Sau đó, bà tiếp tục xây thêm 2 am khác nhưng không xin phép chính quyền địa phương. Bà Hường cũng loan tin sự linh thiêng về am thờ nhằm lôi kéo người dân tham gia hoạt động mê tín dị đoan, tổ chức lên đồng tự xưng “thánh mẫu” nhập hồn để chữa bệnh.
Video đang HOT
Khi có người nhẹ dạ đến xin chữa bệnh, bà Hường và các “cộng sự” thắp nhang, gõ chuông khấn vái trước bàn thờ xin “thánh mẫu” nhập vào bà. Sau đó, rao giảng về đạo lý, tướng số; tự nhận được “thánh mẫu” làm phép (xoa bóp, bấm huyệt, vỗ vào đỉnh đầu, trán, lưng, ngực, bắp đùi…) và “ban” cho người đến chữa bệnh một chai nước “thánh” đem về uống. Việc trả phí chữa bệnh tùy lòng hảo tâm của mỗi người.
Tin đồn “thánh mẫu” Hường có thể chữa bệnh bằng nước “thánh” ngày càng lan rộng. Nhiều người dân ở các địa phương lân cận kéo đến để xin được chữa bệnh. Bà Hường còn tổ chức nhiều ngày giỗ của các vị thần thánh khác để lôi kéo người tham gia hoạt động mê tín cũng như kêu gọi quyên góp lễ vật cúng dường. Trong khi đó, nhiều người dân sinh sống gần nhà bà Hường cho biết, bà này đã tự loan tin đồn về sự linh thiêng của những am thờ nhằm lôi kéo người dân ở nơi khác tham gia hoạt động lên đồng chữa bệnh, chứ ở gần nhà bà Hường, chẳng mấy ai tin.
Thừa nhận vi phạm
Để ngăn chặn hoạt động mê tín dị đoan của bà Hường, mới đây Công an H.Bù Đốp phối hợp UBND xã Tân Tiến và cơ quan chức năng kiểm tra hành chính, bắt quả tang bà đang thực hiện hành vi lên đồng, chữa bệnh cho hàng chục người dân từ các nơi đến. Đoàn kiểm tra đã thu giữ 511 cuốn sách kinh không rõ nguồn gốc, 4 chai chất lỏng dùng để chữa bệnh (3 chai loại 5 lít không màu và 1 chai loại 0,5 lít màu vàng). Sau khi bị bắt quả tang, bà Hường đã thừa nhận hành vi vi phạm pháp luật; cam kết không tái phạm các hoạt động lên đồng, chữa bệnh.
Ông Hồ Tấn Đắc, Trưởng phòng VH-TT H.Bù Đốp, cho biết Phòng đã tham mưu cho Chủ tịch UBND huyện ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính 25 triệu đồng đối với bà Lê Thị Thu Hường về hành vi tàng trữ xuất bản phẩm và sản phẩm in không phải là xuất bản phẩm (từ 300 bản trở lên). Riêng các mẫu nước được bà Hường “ban” để chữa bệnh, đã được Cơ quan CSĐT Công an H.Bù Đốp thu giữ và gửi mẫu lên Trung tâm pháp y TP.HCM giám định. Kết quả, 3 chai nước (loại 5 lít) không màu thì không phát hiện chất bất thường; riêng chai nước (loại 0,5 lít) có màu vàng phát hiện có sự hiện diện của caffeine (chất kích thích thần kinh trung ương yếu) và âm tính với định tính xyanua.
Theo thanhnien
Tại sao không nên uống cà phê khi bụng đói?
Nếu uống khi bụng đói, lợi ích của cà phê sẽ không đủ bù đắp cho các tác dụng phụ.
Đối với 63% số người Mỹ trong năm nay, cà phê là một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày. Sự gia tăng tỏng việc sử dụng cà phê là do những lợi ích của nó, như ngăn chặn tổn hại ADN, nhưng cà phê chỉ hoạt động tốt nhất nếu bạn làm một việc đơn giản, đó là ăn.
Uống cà phê khi bụng đói, hoặc sáng sớm trước khi ăn sáng, có thể làm tăng mức độ cortisol trong cơ thể. Từ khi bắt đầu thức giấc vào buổi sáng, cơ thể bắt đầu tiết ra cortisol, một loại hoóc-môn chịu trách nhiệm điều chỉnh đáp ứng miễn dịch, trao đổi chất, và đáp ứng với stress.
Nếu bạn bơm caffeine vào cơ thể khi cortisol đang ở đỉnh cao, cơ thể sẽ bị stress hơn nữa. Trong một nghiên cứu thí điểm đánh giá sở thích đồ uống chứa caffeine ở sinh viên y khoa, người ta đã thấy rằng có 25% sinh viên uống cà phê vào buổi sáng khi bụng đói.
Những sinh viên này bị tăng nguy cơ thay đổi tâm trạng và có thể tác động lâu dài đến sức khỏe của họ. Điều này là do cà phê kích thích axit trong dạ dày, tạo ra một môi trường axit hơn.
Uống cà phê khi dạ dày trống rỗng có thể khuyếch đại các tác dụng kích thích vì không có gì để cạnh tranh với sự hấp thụ. Vì vậy, bụng no là rất quan trọng để hạn chế lượng axit dạ dày được sản xuất.
Vì cà phê kích thích axít dạ dày, bạn sẽ dễ bị ợ nóng và thậm chí phát triển loét dạ dày. Rõ ràng, uống cà phê khi bụng đói ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất. Nhưng nó còn làm căng thẳng về sức khỏe tâm thần. Sản sinh quá nhiều axit trong dạ dày có thể gây thay đổi tâm trạng, bồn chồn, run và các triệu chứng cai khác. Ngoài ra, đã có những nghiên cứu liên hệ axit dạ dày với lo âu và trầm cảm.
Đặc biệt khi được tiêu thụ với lượng lớn, các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng caffeine bắt chước các triệu chứng lo âu và thậm chí là cơn hoảng loạn. Các triệu chứng có thể bao gồm bồn chồn, run rẩy, mặt đỏ bừng và nhịp tim tăng lên. Và nếu bạn vốn đã dễ bị lo âu, bạn sẽ dễ bị ảnh hưởng bởi cà phê.
Cẩm Tú
Theo RD/Dân trí
Thông tin cũng có thể gây nghiện, đó là lý do mọi người thích hóng chuyện trên mạng xã hội Đôi khi, bạn nhận ra mình đang đọc những thông tin vô nghĩa, chỉ để khiến bản thân cảm thấy thoải mái. Chúng ta có rất nhiều chứng nghiện, từ nghiện thuốc lá, cờ bạc, cho đến nghiện sô cô la, caffeine và cả nghiện game. Nhưng liệu có chứng nghiện gì gọi là " nghiện thông tin" hay không? Một nghiên cứu...