Nổ kinh hoàng tại trạm xăng ở Ghana làm chết 96 người
Vụ nổ lớn xảy ra tại một trạm xăng ở thủ đô Accra của Ghana đêm 3.6 (ngày 4.6 giờ Hà Nội) đã làm chết ít nhất 96 người đang tạm trú tại đây để tránh lụt lội gây mất điện toàn thành phố.
Sở cứu hỏa thành phố vẫn đang tích cực tìm kiếm và đưa các thi thể nạn nhân khỏi trạm xăng ở trung tâm Accra. Riêng lực lượng này đã tìm kiếm được 73 thi thể.
Tổng thống John Dramani Mahama đã tới thăm hiện trường vụ cháy. “Sự tổn thất về người là thảm họa và hầu như không thể ngờ được” – ông nói. “Chúng ta phải có những biện pháp để tránh lặp lại việc này”.
Bộ trưởng Thông tin Edward Omane Boahmah miêu tả tình hình là “tình trạng khẩn cấp quốc gia”.
Video đang HOT
Vụ nổ xảy ra do một đám cháy bùng phát từ một lối đi dành cho xe tải gần đó, sau đó làn sang trạm xăng và các tòa nhà khác. Các dấu hiệu ban đầu cho biết, đám cháy chỉ là do vô tình.
Chưa rõ các nạn nhân chết như thế nào, trong khi các thông tin ban đầu nói rằng một số người chết đuối trong nước lụt xung quanh.
2 ngày mưa lớn vừa qua đã gây ra tình trạng rối loạn ở Accra, khiến nhiều khu vực lân cận bị ngập trong nước và mọi người mắc kẹt, đồng thời gây mất điện trên diện rộng.
Thủ đô của quốc gia sản xuất cacao lớn thứ hai thế giới đang lâm vào cảnh lụt lội vốn diễn ra hàng năm vì thiếu hệ thống kênh ngòi dẫn nước mưa. Nước tù đọng đã gây nhiều dịch bệnh, trong lúc Ghana đang giữa mùa thu hoạch cacao.
Theo Laodong
Tránh lệ thuộc vào Trung Quốc, Bangladesh đặt mua tàu ngầm của Nga
Bộ trưởng Thông tin Bangladesh cho ha, khoảng gần 50% số lượng vũ khí nhập khẩu của nước này đến từ Trung Quốc. Việc Bangladesh muốn mua tàu ngầm của Nga chính là muốn giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc.
Đài "Tiếng nói nước Nga" ngày 29-10 đưa tin, Bộ trưởng Thông tin Bangladesh Hasanul Haq Inu khi trao đổi với phóng viên đã cho biết, nước này có ý định đặt mua hai chiếc tàu ngầm diesel của Nga.
Vị bộ trưởng nhấn mạnh: "Việc đảm bảo an toàn vùng biển quốc gia là xu hướng ưu tiên trọng điểm hiện nay. Chúng tôi đang nghiên cứu việc mua hai chiếc tàu ngầm diesel của Nga".
Ông Hasanul Haq Inu hy vọng "Hợp tác quân sự giữa Nga và Bangladesh trong tương lai không chỉ dừng ở mức độ cung ứng công nghệ thành phẩm mà còn có thể chuyển giao công nghệ và bồi dưỡng nhân lực".
Ông cũng chỉ ra, nước cung ứng sản phẩm vũ khí quốc phòng truyền thống cho Bangladesh là Bắc Kinh, khoảng gần 50% số lượng vũ khí nhập khẩu của nước này đến từ Trung Quốc. Bangladesh muốn mua tàu ngầm của Nga chính là muốn giảm sự phụ thuộc vào nước cung ứng vũ khí quốc phòng Trung Quốc.
Tàu ngầm lớp Amus do Nga sản xuất
Đồng thời ông này cũng chỉ ra, việc mua sắm vũ khí có thể được thực hiện thông qua hiệp định giữa chính phủ hai nước, cũng có thể tiến hành giới hạn trong kết quả đấu thầu. Nếu trong quá trình đàm phán, Bangladesh có thể thương định về giá và các chi tiết khác thuận lợi với Nga, chính là bước chuẩn bị đầu tiên. Nhưng ông này cũng từ chối đưa ra thời điểm cụ thể của hai bên về việc triển khai đàm phán liên quan.
Bài báo cũng cho hay, Trung Quốc hy vọng có được chiếc tàu ngầm phi hạt nhân lớp Amur của Nga và Ấn Độ cũng công bố ý định mua hai chiếc tàu ngầm lớp này. Các chuyên gia quân sự chỉ ra rằng, tàu ngầm lớp Amur có ưu thế vượt trội so với tàu ngầm cùng loại của nước khác.
Nó có thể phóng ngư lôi tiêu diệt mục tiêu trên biển hay trên đất liền. Hơn nữa, độ ồn của nó khá thấp, rất khó bị phát hiện. Tàu ngầm Amur được trang bị hệ thống sonar mới nhất, có thể phát hiện các mục tiêu xa hơn so với các tàu ngầm tương tự.
Theo_An ninh thủ đô