Nợ khủng tại đạm Ninh Bình: Vinachem kêu khó, không đủ khả năng trả
Tập đoàn Hoá chất (Vinachem) vừa báo cáo, do tình hình tài chính của Tập đoàn hiện nay rất khó khăn nên không có đủ khả năng thu xếp nguồn tiền để trả nợ toàn bộ các khoản vay đến hạn cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam trong năm 2018.
Vốn vay là một trong những vấn đề lớn của Đạm Ninh Bình.
Tập đoàn Hoá chất Việt Nam (Vinachem) vừa có báo cáo về tình hình trả nợ vay đầu tư tại dự án đạm Ninh Bình.
Theo đó, Vinachem cho biết, tổng số tiền cam kết cho vay là 3.440 tỷ đồng và 76 triệu USD (tương đương 4.770 tỷ đồng). Dư nợ của 2 hợp đồng đến ngày 31/8/2018 là 2.658 tỷ đồng và 1,69 triệu USD.
Video đang HOT
Về tình hình trả nợ 9 tháng năm 2018, Vinachem cho biết số tiền phải trả theo thông báo của Ngân hàng Phát triển Việt Nam (gốc, lãi phát sinh của tháng 9/2018 và nợ gốc, lãi quá hạn chưa trả từ tháng 1 đến tháng 8/2018) là: 473,3 tỷ đồng và 324,7 nghìn USD.
Tập đoàn đã trả nợ gốc (ngày 28/9/2018) là 50 triệu đồng và 324,7 nghìn USD. Số tiền gốc và lãi chưa trả còn 473,25 tỷ đồng.
Do tình hình tài chính hiện nay rất khó khăn, Vinachem không có đủ khả năng thu xếp nguồn tiền để trả nợ toàn bộ các khoản vay đến hạn cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam trong năm 2018.
“Tập đoàn chỉ thu xếp được để trả Ngân hàng một phần nợ gốc và lãi vay đến hạn”, lãnh đạo Vinachem cho biết.
Nhà máy Đạm Ninh Bình là một trong 12 dự án “nghìn tỷ” thua lỗ của ngành công thương. Dự án có tổng vốn đầu tư lên tới 667 triệu USD với công suất 560.000 tấn/năm. Sau 4 năm hoạt động, Nhà máy đạm Ninh Bình thua lỗ lên tới hơn 2.700 tỷ đồng. Máy móc nhà máy luôn trong tình trạng hư hỏng, hàng hóa tồn kho.
Sau một thời gian “đắp chiếu” vì thiếu vốn, đến ngày 22/1/2018, Ban điều hành bắt đầu khởi động lại nhà máy từ 15/1/2018.
Khó khăn lớn nhất của Đạm Ninh Bình hiện nay là vấn đề về vốn. Việc thiếu vốn lưu động sản xuất kinh doanh trong khi phải “oằn mình” để trả nợ (bao gồm nợ gốc và lãi vay) khiến Đạm Ninh Bình khó lại chồng thêm khó.
Đánh giá của Vinachem từng cho biết, trong nhiều năm tới, dòng tiền của Công ty Đạm Ninh Bình vẫn âm và phụ thuộc vào sự hỗ trợ của Vinachem để trả nợ. Khả năng trả nợ của Đạm Ninh Bình, theo đánh giá là hạn chế, lỗ lũy kế lớn. Thực tế, trong 4 năm liền từ 2012 – 2016, Vinachem đã trả nợ thay Đạm Ninh Bình một phần tiền cho Eximbank Trung Quốc, VDB, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank)… và nhiều lần hỗ trợ nguồn vốn ngắn hạn cho Công ty.
Theo Dân trí
Mỗi ngày có 19 doanh nghiệp bất động sản thành lập mới
Cục Quản lý đăng ký kinh doanh (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết, trong 10 tháng đầu năm 2018, lĩnh vực bất động sản có 5.800 doanh nghiệp bất động sản đăng ký thành lập mới. Như vậy, trung bình một ngày có 19 doanh nghiệp được thành lập.
So với cùng kỳ năm 2017 số lượng doanh nghiệp bất động sản đăng ký thành lập mới tăng 42,7%.
Tính chung cả nước có 109.611 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng vốn đăng ký là 1.116 tỉ đồng, tăng 4,3% về số doanh nghiệp và tăng 9,2% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2017.
Số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động trong 10 tháng năm 2018 là 78.404 doanh nghiệp, tăng 48,5% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm 24.467 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, tăng 24,7% và 53.937 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động không đăng ký hoặc chờ giải thể, tăng 62,6% .
Cũng theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 10 tháng đầu năm 2018, lĩnh vực hoạt động kinh doanh bất động sản đứng thứ hai thu hút vốn nước ngoài với tổng vốn 5,7 tỷ USD, chiếm 20,4% tổng số vốn đầu tư đăng ký.
Minh Anh
Theo thuonggiaonline.vn
Công ty Vietnam Finance làm ăn thế nào sau 40 năm có mặt tại Hồng Kông? Kể từ khi thành lập đến nay, hầu hết các năm VFC đều có lãi, vốn chủ sở hữu và tổng tài sản của VFC tăng trưởng đều qua các năm. Tính đến 31/12/2017, tổng tài sản của công ty đạt 997.440.029 HKD, vốn chủ sở hữu của công ty đạt 101.667.858 HKD. Ban Lãnh đạo Vietcombank cùng Lãnh đạo VFC và nguyên...