Nợ khó đòi của các doanh nghiệp cổ phần lên tới 6.784 tỷ đồng
Báo cáo về hoạt động đầu tư, quản lý, sử dụng vốn Nhà nước tại doanh nghiệp trong phạm vi toàn quốc và việc quản lý, sử dụng Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp năm 2018 của Bộ Tài chính, cho thấy nợ phải thu khó đòi của các doanh nghiệp cổ phần (DNCP) năm 2018 là 6.784 tỷ đồng, chiếm 6% so với tổng các khoản phải thu của các DNCP.
Năm 2018, TCT Hàng không VN có khoản nợ phải thu lên đến 11.661 tỷ đồng. Ảnh: Trần Quý
Báo cáo của 350 doanh nghiệp có cổ phần, vốn góp của Nhà nước, trong đó, 44 tập đoàn (TĐ), tổng công ty (TCT), công ty mẹ – con cổ phần; 306 công ty cổ phần độc lập (trong đó, 180 DN Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ và 126 DN Nhà nước nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ), cho thấy:
Năm 2018, tổng tài sản của các DNCP là 777.315 tỷ đồng, tăng 2% so với thực hiện năm 2017. Trong đó, khối TĐ, TCT, công ty mẹ – con cổ phần có tổng tài sản 688.490 tỷ đồng, tăng 3,4% so với năm 2017 và chiếm 88,6% tổng tài sản của các DNCP. Tỷ trọng tài sản cố định bình quân chiếm 28% tổng tài sản.
Báo cáo hợp nhất của các DNCP cho thấy, tổng các khoản phải thu năm 2018 là 108.830 tỷ đồng, tăng 1,2% so với thực hiện năm 2017. Trong đó, nợ phải thu khó đòi của các DNCP năm 2018 là 6.784 tỷ đồng, chiếm 6% so với tổng các khoản phải thu của các DNCP và các DN này đã thực hiện trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi để xử lý tổn thất xảy ra theo quy định, với giá trị là 6.169 tỷ đồng.
Một số DNCP có giá trị tuyệt đối nợ phải thu lớn như: TCT Hàng không VN nợ phải thu 11.661 tỷ đồng; TCT Sông Đà nợ phải thu 10.440 tỷ đồng; TĐ Xăng dầu VN nợ phải thu 7.479 tỷ đồng; TĐ Bảo Việt nợ phải thu 7.636 tỷ đồng; TCT Cảng hàng không VN 6.447 tỷ đồng; TCT Đầu tư và phát triển công nghiệp 6.281 tỷ đồng…
Một số công ty mẹ – công ty cổ phần có nợ phải thu khó đòi lớn như: Công ty mẹ – TCT Lương thực Miền Nam nợ phải thu khó đòi 1.360 tỷ đồng; Công ty mẹ – TĐ Công nghiệp Cao su VN nợ phải thu khó đòi 1.039 tỷ đồng; Công ty mẹ – TCT Lắp máy VN nợ phải thu khó đòi 1.020 tỷ đồng ….
Năm 2018, giá trị hàng tồn kho của các DNCP là 92.104 tỷ đồng, giảm 3% so với số thực hiện năm 2017 và chiếm 9% tổng tài sản của các DNCP. Các DN đã thực hiện trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho theo quy định với giá trị là 2.208 tỷ đồng (riêng công ty mẹ là 787 tỷ đồng).
Video đang HOT
Theo báo cáo hợp nhất của các DNCP, các khoản đầu tư tài chính dài hạn năm 2018 đạt 96.529 tỷ đồng, giảm 2% so với thực hiện năm 2017. Trong đó, đầu tư vào các công ty con chiếm tỷ lệ nhỏ so với tổng các khoản đầu tư tài chính dài hạn (4%).
Tổng số nợ phải trả của các DNCP theo báo cáo hợp nhất là 397.154 tỷ đồng. Trong đó, nợ ngắn hạn chiếm 65% tổng số nợ phải trả. Khối TĐ,TCT, công ty mẹ – con cổ phần có tổng số nợ phải trả theo số liệu báo cáo hợp nhất là 351.733 tỷ đồng, chiếm 88,6% tổng số nợ phải trả của các DNCP.
Vốn chủ sở hữu theo báo cáo hợp nhất của các DNCP năm 2018 là 305.498 tỷ đồng, tăng 9% so với năm 2017. Trong đó, vốn Nhà nước góp tại các công ty cổ phần là 164.133 tỷ đồng, tăng 6% so với thực hiện năm 2017.
Các DN sau cổ phần hóa vẫn có xu hướng tăng trưởng ổn định, tuy nhiên, vẫn còn một số DN sau cổ phần hóa hoạt động kém hiệu quả, kinh doanh thua lỗ nên không bảo toàn được vốn chủ sở hữu như: Công ty TNHH Truyền hình số vệ tinh VN (âm vốn chủ sở hữu 2.725 tỷ đồng); Công ty liên doanh Hải Thành (âm vốn chủ sở hữu 120 tỷ đồng); Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Đà Nẵng (âm vốn chủ sở hữu 40 tỷ đồng); Công ty Cổ phần Xi măng Phú Thọ (âm vốn chủ sở hữu 36 tỷ đồng)…
Năm 2018, tổng doanh thu của các DNCP đạt 643.816 tỷ đồng, tăng 14% so với năm 2017. Trong đó, xét theo số liệu báo cáo hợp nhất, khối TĐ, TCT, công ty mẹ – con cổ phần có doanh thu là 581.343 tỷ đồng, chiếm 90% tổng doanh thu của các DNCP.
Năm 2018, các DNCP có tổng lợi nhuận kế toán trước thuế theo báo cáo hợp nhất là 48.822 tỷ đồng, tăng 8% so với số thực hiện năm 2017.
Tỷ suất lãi phát sinh trước thuế/vốn chủ sở hữu bình quân và tỷ suất lãi phát sinh trước thuế/tài sản bình quân củacác DN có vốn Nhà nước năm 2018 lần lượt là 16% và 6%.
Cũng theo báo cáo, có 59 DN với tổng số lỗ phát sinh là 3.258 tỷ đồng. Tính riêng công ty mẹ, có 3 công ty mẹ có lỗ phát sinh với giá trị là 2.374 tỷ đồng. Trong đó, một số DNCP có số lỗ phát sinh theo báo cáo hợp nhất lớn như: TCT Cổ phần Lương thực Miền Nam lỗ phát sinh 1.488 tỷ đồng; TCT Cổ phần Xây dựng Sông Hồng lỗ phát sinh 387 tỷ đồng; Công ty TNHH Truyền hình số vệ tinh VN lỗ phát sinh 350 tỷ đồng; TCT Cổ phần Xây dựng và công nghiệp VN lỗ phát sinh 313 tỷ đồng…
Năm 2018, các DNCP có tổng số phát sinh phải nộp ngân sách Nhà nước đạt 99.729 tỷ đồng, tăng 6% so với năm 2017. Trong đó, số phát sinh phải nộp ngân sách Nhà nước từ hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu chiếm 93% tổng số phát sinh phải nộp ngân sách Nhà nước của các DNCP.
Trần Quý
Theo Thanhtra.com.vn
Công ty sở hữu Highlands Coffee hoãn kế hoạch IPO
Cùng với viêc chi 350 triệu USD mua lại chuỗi cửa hàng The Coffee Bean & Tea Leaf, Jollibee cũng hoãn kế hoạch IPO của Superfoods, công ty sở hữu Highlands Coffee.
Ảnh: soha.vn
Theo Bloomberg, cùng với thương vụ mua chuỗi Coffee Bean & Tea Leaf với giá 350 triệu USD, Jollibee Food Corporation cũng hoãn kế hoạch chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) của Superfoods. Jollibee không tiết lộ lý do hoãn kế hoạch niêm yết.
Cuối năm 2016, Jollibee cho biết công ty này đã ký thỏa thuận với Công ty Cổ phần Việt Thái International để thực hiện IPO cho liên doanh Superfoods - chủ sở hữu và vận hành chuỗi Highlands Coffee - vào năm 2019. Theo kế hoạch, 2 bên sẽ niêm yết Superfoods vào tháng 7/2019. Dự kiến, sau đợt IPO, 60% vốn của Superfoods sẽ thuộc về Jolibee, trong khi Việt Thái International sẽ giảm sở hữu xuống 40%. Với việc Jollibee sở hữu trên 51% vốn, Superfoods sẽ chính thức trở thành công ty con của tập đoàn Phillipines.
Năm 2012, thông qua một công ty con, Jollibee đã mua lại 50% cổ phần tại Superfoods với mức giá 25 triệu USD.
Cũng theo Bloomberg, chỉ 2 ngày sau khi mua lại chuỗi Coffee Bean & Tea Leaf với giá 350 triệu USD, Jollibee Foods đã mất gần 780 triệu USD giá trị vốn hóa. Kể từ khi thương vụ được thông báo, cổ phiếu Jollibee giảm tổng cộng hơn 13% và đã giảm 8 ngày liên tiếp, đánh dấu chuỗi giảm điểm dài nhất từ trước đến nay.
Jollibee đã chi 350 triệu USD mua lại chuỗi cửa hàng cà phê The Coffee Bean & Tea Leaf. Ảnh: theleader.vn
Hiện tại, Superfoods đang vận hành chuỗi Highlands Coffee, chuỗi nhà hàng Phở 24 và nhượng quyền thương hiệu chuỗi Hard Rock Café tại Hồng Kông, Macau và Việt Nam.
Trong khi đó, Jollibee cũng đang vận hành trực tiếp 118 cửa hàng thức ăn nhanh với thương hiệu cùng tên tại thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, Highlands Coffee mới là chuỗi cửa hàng lớn nhất và có kết quả kinh doanh tốt nhất của công ty này.
Jollibee cho biết, chuỗi Highlands Coffee đang làm ăn có lãi và mang lại tỷ suất lợi nhuận cao nhất trong những chuỗi cửa hàng mới mở của tập đoàn này.
Số liệu của Công ty Cổ phần Nghiên cứu ngành và Tư vấn Việt Nam (VIRAC) cho thấy năm 2018, doanh thu của Highlands Coffee đạt hơn 1.600 tỷ đồng, tăng gần 31% so với năm 2017. Highlands Coffee hiện đang là chuỗi cà phê có doanh thu cao nhất tại thị trường Việt Nam.
Năm 2000, Highlands Coffee bắt đầu kinh doanh bằng việc đóng gói sản phẩm cà phê bán tại Hà Nội. Sau đó, công ty này phát triển theo mô hình chuỗi cửa hàng và nhanh chóng mở rộng ra hầu hết tỉnh, thành trên cả nước.
Tính đến hết tháng 6/2019, Highlands Coffee đang vận hành tổng cộng 340 cửa hàng cà phê, trong đó 297 cửa hàng tại Việt Nam và 43 cửa hàng tại Philippines.
Theo nhipcaudautu.vn
'Trái đắng' của Vinashin chuyển giao về PVN: Lỗ càng thêm lỗ, vốn chủ sở hữu âm 1.260 tỷ Năm 2018, Công ty Công nghiệp tàu thủy Dung Quất (DQS) lỗ gần 30 tỷ đồng, khiến vốn chủ sở hữu âm trầm trọng hơn, ở mức -1.259,7 tỷ đồng. 'Trái đắng' của Vinashin chuyển giao về PVN: Lỗ càng thêm lỗ, vốn chủ sở hữu âm 1.260 tỷ Báo cáo đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh được Tập đoàn Dầu...