Nợ dưới chuẩn Techcombank tăng vọt trong mùa COVID-19
Dù nợ xấu giảm gần 18% so đầu năm nhưng nợ dưới chuẩn của Techcombank tăng đột biến 86% lên hơn 405 tỷ đồng.
Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank, mã chứng khoánTCB) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2020 với kết quả khá ấn tượng. Theo đó, thu nhập lãi thuần đạt 4.212 tỷ đồng tăng 25%, lợi nhuận trước thuế của TCB đạt gần 3.121 tỷ đồng, tăng 19% so cùng kỳ 2019.
Nợ dưới chuẩn của Techcombank tăng đột biến 86% lên hơn 405 tỷ đồng trong quý I/2020.
Hầu hết các mảng kinh doanh chính đều tăng trưởng khá. Trong đó, lãi từ hoạt động dịch vụ tăng 52% đạt 862 tỷ đồng, lãi từ hoạt động khác gần 354 tỷ đồng tăng 15%, hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư đạt hơn 557 tỷ đồng, gấp 8,7 lần cùng kỳ.
Ở chiều ngược lại, lãi từ mua bán chứng khoán kinh doanh giảm 13% chỉ còn hơn 73 tỷ đồng; hoạt động kinh doanh ngoại hối lỗ hơn 28 tỷ đồng trong khi cùng kỳ lãi hơn 9 tỷ đồng.
Theo báo cáo, chi phí hoạt động trong kỳ tăng 33% lên gần 2.138 tỷ đồng, chủ yếu do chi phí lương tăng 32%, chi phí dụng cụ, thiết bị và điện nước…
Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng của Techcombank trong kỳ cũng tăng mạnh gấp 4,6 lần cùng kỳ, ghi nhận hơn 772 tỷ đồng.
Báo cáo tài chính cũng cho thấy nợ xấu ngân hàng tại ngày 31/3 giảm 18% so với đầu năm, chỉ còn gần 2.530 tỷ đồng.
Video đang HOT
Tuy nhiên, trong khi nợ nghi ngờ giảm 4% chiếm 294,2 tỷ đồng, nợ có khả năng mất vốn giảm 28% chiếm hơn 1.830 tỷ đồng, thì nợ dưới tiêu chuẩn tăng 86% ghi nhận hơn 405,4 tỷ đồng.
Tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ giảm từ mức 1,33% hồi đầu năm xuống còn 1,09%.
Nợ quá hạn ở nhiều ngân hàng tăng vọt
Kết thúc quý I, nợ cần chú ý ở nhiều ngân hàng tăng đột biến.
Cụ thể, nợ cần chú ý của PGBank tăng hơn 320% so với đầu năm, Vietcombank tăng gần gấp đôi, Sacombank tăng 80%, còn MB tăng 65%…
Bên cạnh nợ cần chú ý phình to, tỷ lệ nợ xấu cũng có gia tăng ở nhiều ngân hàng quy mô lớn như Vietcombank, VietinBank, ACB, MB, Sacombank, cho đến các ngân hàng nhỏ hơn như PGBank, Kienlongbank…
MB, Vietinbank, TPBank là ba trong số các ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu tăng nhanh nhất trong ba tháng đầu năm vì Covid-19. Ở VietinBank, nợ dưới tiêu chuẩn tăng gấp 5 lần từ mức 2.060 tỷ lên 9.700 tỷ đồng. Đây cũng là nguyên nhân chính khiến tỷ lệ nợ xấu của nhà băng này nhảy vọt từ 1,16% lên 1,83%. Còn ở MB, nợ nghi ngờ và nợ có khả năng mất vốn tăng lần lượt hơn 90% và 47% đưa tỷ lệ nợ xấu lên 1,62%. Nợ dưới tiêu chuẩn và nợ nghi ngờ của TPBank cũng đều tăng hơn 60%.
Cơ hội nào cho các ngân hàng Việt thời covid 19?
Các ngân hàng được dự báo sẽ kinh doanh khó hơn, nhưng trong khó khăn lại sinh ra nhiều cơ hội, mà một trong số đó là tăng thêm nguồn thu từ dịch vụ...
Ảnh minh họa
Theo TS.LS. Bùi Quang Tín, dịch covid 19 không chỉ gây ảnh hưởng hay tác động tiêu cực tới nền kinh tế Việt Nam mà nó còn tác động hết sức tiêu cực đến nền kinh tế toàn cầu. Rất nhiều tổ chức lớn trên thế giới ví dụ như IMS Bank trong những ngày vừa qua đã hạ dự báo nền kinh tế thế giới từ 0,1 - 0,5 điểm %.
Đối với nền kinh tế Việt Nam, nếu covid-19 được kiểm soát ở quý II thì kinh tế Việt Nam sẽ đạt mức khoảng 6,3%. Còn nếu như dịch bệnh này đạt đỉnh điểm mà Việt Nam và các nước kiểm soát được ở cuối quý II thì mức tăng trưởng kinh tế Việt Nam cả năm chỉ là 6 %. Điều đó cho thấy rằng nền kinh tế Việt Nam chịu rất nhiều thách thức.
Đối với hoạt động tài chính ngân hàng, từ tháng 1/2020 các ngân hàng lớn đã dự báo rằng mức tăng trưởng của năm 2020 tăng khoảng 10% tức là thấp hơn so với tăng trưởng lợi nhuận của năm 2019 (15 %). Tuy nhiên, các ngân hàng và các đơn vị tài chính trung gian khác cũng lại có rất nhiều cơ hội để họ tự nỗ lực, nhìn nhận thách thức và vượt qua các thách thức đó bằng chính những nền tảng các nguồn lực sẵn có của mình.
Và T.S Bùi Quang Tín nhận định, có 4 cơ hội để các ngân hàng vươn lên cũng như vượt qua được thách thức trong năm nay.
Thứ nhất là xử lý nợ xấu. Nếu so sánh với năm 2019, nhìn một cách tổng thể, tổng nợ xấu của các ngân hàng Việt Nam là 78.522 tỷ đồng, tăng 41% so với đầu năm 2019 và rất nhiều ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu dưới 3%, có 1 ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu trên 3 %. Tuy nhiên, nhìn theo xu hướng tích cực thì có 11 trong số 35 đơn vị ngân hàng đã mua lại sạch nợ xấu từ VAMC như VIB, Vietcombank, Techcombank, TPBank, Nam A Bank, Agribank, Kienlongbank, MBBank... Đây được xem là một tín hiệu khá tích cực khi mà hệ thống các ngân hàng đang nỗ lực trong việc xử lý nợ xấu.
Nhìn chung số lượng ngân hàng mua lại nợ xấu càng tăng lên thì càng cho thấy hệ thống các ngân hàng đã đủ nguồn lực tài chính, cũng như là cách thức, phương thức... để đủ khả năng giải quyết nợ xấu.
Theo thông tư 02 (02/2013/TT-NHNN) và thông tư 19 (19/2013/TT-NHNN) thì khi ngân hàng (NH) mua lại nợ xấu và xử lý nợ xấu một cách triệt để thì NH đó có cơ hội hoàn nhập được dự phòng, sau đó chắc chắn lợi nhuận của ngân hàng sẽ tăng lên rất nhiều và đây là một trong những triển vọng rất lớn. Trước đó, NH có rất nhiều cách để tăng lợi nhuận và kinh doanh ví dụ như tăng cường cho vay. Bởi nguồn thu từ cho vay từ cấp tín dụng chiếm 70% nên các NH sẽ nỗ lực cho vay, nhưng cho vay tăng lên đồng nghĩa là các nợ xấu sẽ tăng lên.
Trong năm nay, nhìn chung các doanh nghiệp, các ngành nghề đều làm ăn không thuận lợi, nhưng nếu các ngân hàng thay vì việc cho vay thì họ kiểm soát tốt việc cho vay và kiểm soát tốt các rủi ro cũng như nỗ lực trong vấn đề xử lý nợ xấu tồn đọng trong những năm vừa qua thì chắc chắn sẽ là một cách để tăng lợi nhuận hiệu quả. Mặt khác, khi kiểm soát tốt nợ xấu thì lợi nhuận của NH trong năm 2020 sẽ là lợi nhuận thực chất, lợi nhuân ghi nhận được doanh số tức là lợi nhuận đó tồn tại giống như "tiền tươi thóc thật", điều đó còn tốt hơn việc tăng cường cho vay. Bởi lẽ, nếu ngân hàng tăng cường cho vay mà quán lý nợ không tốt thì chỉ dự thu được các khoản lãi từ các hoạt động cho vay mà không chắc là lợi nhuận thực chất của NH.
Nhìn chung nếu NH kiểm soát tốt hoạt động cho vay trong khẩu vị rủi ro hợp lý của mình và xử lý tốt các nợ xấu trong những năm vừa qua thì có thể xem như là cơ hội lớn cho hệ thống NH để họ vực dậy một cách mạnh mẽ.
Thứ hai là nỗ lực tuân thủ Basel 2: Tuy rằng Ngân hàng nhà nước (NHNN) cho thời gian là 3 năm kể từ 1/1/2020 là thời gian chính thức áp dụng thông tư số 41/2016, nhưng với tình hình hiện nay NHNN đã lới lỏng thời hạn áp dụng trong thông tư số 41/2016 ra hơn 3 năm. Đến thời điểm này đã có 19 NH tuân thủ Basel 2. Do vậy, nếu các NH còn lại kết hợp cùng với 19 NH trên áp dụng đúng, đủ các quy định, tiêu chuẩn trong Basel 2 (cụ thể hóa trong thông tư 41) thì chắc chắn rằng việc tuân thủ đúng Basel 2sẽ giúp cho các hệ thống ngân hàng Việt Nam vừa kinh doanh hiệu quả vừa quản lý tốt được rủi ro, và lúc đó các NH sẽ tăng cường kiểm tra, kiểm soát nội bộ, minh bạch hóa các thông tin, đặc biệt là tuân thủ tỉ lệ an toàn vốn mới (chỉ số CAR). Và khi hoạt động kinh doanh đi liền với việc quản lý tốt rủi ro thì NH sẽ có cơ hội đạt lợi nhuận thực chất vào năm 2020.
Thứ ba là đồng lòng theo chính sách của NHNN: Hiện nay các NH đã đồng lòng theo chính sách của NHNN đó là hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp, cho người dân đặc biệt là những trường hợp bị thiệt hại, tổn thất vì dịch covid-19 để họ kinh doanh. Theo như chính sách của NHNN thì nhìn bề ngoài có vẻ như các hệ thống NH sẽ bị thiệt. Tuy nhiên, nếu nhìn một cách tổng thể thì nếu NH nào có nhiều chính sách hỗ trợ khách hàng trong mùa dịch covid 19 thì NH đó sẽ tăng được nguồn thu. Bởi vì nếu NH mà tăng về nguồn thu khách hàng thì hoạt động kinh doanh sẽ tốt hơn.
Hiện nay, những chính sách đang được các NH áp dụng trong mùa dịch covid-19 đó là chính sách miễn giảm các phí dịch vụ như: dịch vụ về thanh toán điện tử, dịch vụ về thông tin tín dụng,.. Bên cạnh đó NH sẽ khuyến khích khách hàng giao dịch online, hạn chế sử dụng tiền mặt hay một số NH còn tiến hành giảm lãi cho vay đối với khách hàng mà họ chứng minh được thiệt hại do dịch covid-19. Ngoài ra, NH còn giảm mức thu dịch vụ thông tin tín dụng từ hệ thống CIC. Điển hình như hàng loạt ngân hàng đã giảm lãi suất gồm Vietcombank, BIDV, Sacombank, ACB, VPBank, SHB...mức giảm từ 0,5 điểm % cho đến 3 điểm % tùy từng ngân hàng - là mức giảm rất lớn.
Với những chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp cũng như khách hàng như trên thì các NH sẽ tạo được niềm tin với khách hàng, khiến khách hàng không quay lưng lại, cũng không tìm một đơn vị phục vụ khác mà họ sẽ tiếp tục gắn bó với những ngân hàng mà họ đã liên kết trong nhiều năm qua. Đồng thời điều này cũng tạo điều kiện tăng nguồn thu cho hệ thống NH.
Thứ tư là hệ thống NH sẽ nỗ lực tăng nguồn thu về dịch vụ: Đa số các NHVN đều có nguồn thu về cho vay hơn là nguồn thu từ dịch vụ ( khoảng 10 - 15% ). Chỉ một số NH lớn mới có nguồn thu từ dịch vụ tăng cao còn lại những NH nhỏ lẻ hay NH trung bình khác thì có nguồn thu từ dịch vụ chỉ chiếm khoảng 20%. Cho nên trong giai đoạn dịch covid-19 này, đó cũng vừa là thách thức vừa là một có hội để NH trong năm 2020 thay đổi cơ cấu nguồn thu.
Do khi có nguồn thu từ dịch vụ tăng cao thì lúc đó hoạt động kinh doanh của NH vừa hiệu quả lại vừa giảm đi rủi ro, vì nguồn thu dịch vụ chỉ sử dụng năng lực của người nhân viên chứ không phụ thuộc vào nguồn vốn, cho nên đây chính là một cách để NH có thời gian cơ cấu lại nguồn vốn, nguồn thu, trong đó có những nguồn thu từ dịch vụ ví dụ như việc liên kết với bảo hiểm. Các NH sẽ tăng cường kết hợp với các công ty bảo hiểm, đặc biệt trong năm nay dịch bệnh covid-19 tăng cao thì các sản phẩm bảo hiểm giúp người dân phòng ngừa, hạn chế rủi ro, lúc đó NH sẽ có nhiều điều kiện để tăng nguồn thu về dịch vụ thông qua sản phẩm.
Ngoài ra các NH sẽ tăng cường các dịch vụ về cung cấp tài chính, tư vấn giải pháp tài chính, kinh doanh và nguồn thu từ việc kinh doanh ngoại tệ, kinh doanh thẻ... Trong năm nay, các hoạt động cho vay có khả năng sẽ bị thu hẹp lại, nhưng nếu các NH tăng cường đội ngũ có trình độ, đội ngũ phát triển dịch vụ để tiếp tục đồng hành và hỗ trợ khách hàng thì nguồn thu của ngân hàng chắc chắn có điều kiện tăng cao. Đặc biệt, nguồn thu chuyển hướng từ cho vay sang dịch vụ càng nhiều thì NH kinh doanh càng tốt.
Với 4 lý do trên đây thì trong năm 2020 hệ thống NH có thể kinh doanh tốt từ các chính sách hỗ trợ từ các ban ngành. Đặc biệt là khi Thủ tướng có cuộc họp với Bộ tài chính và yêu cầu, chỉ đạo Bộ tài chính phải đồng hành cùng các Bộ ban ngành khác và của nhà nước thực hiện các chính sách trong việc giảm phí, giảm thuế cho các doanh nghiệp khó khăn ở các lĩnh vực khác nhau, đặc biệt là trong lĩnh vực đang chịu thiệt hại lớn như: xuất nhập khẩu nông sản, vận tải, du lịch... Bên cạnh các chính sách của NHNH thì cơ hội kinh doanh cho các ngân hàng Việt Nam hiện nay là rất lớn trong năm 2020 này.
Phạm Hậu (ghi)
Theo Trí thức trẻ
Nhiều tiền mặt nên gửi ngân hàng nào lãi cao? Trong khi lãi suất kỳ hạn dưới 6 tháng được các ngân hàng niêm yết ở mức 5%/năm, nhiều ngân hàng đang niêm yết lãi suất tiền gửi các kỳ hạn 6 hoặc 12 tháng trên 7%, thậm chí 8%. Thị trường tài chính thế giới và trong nước đang biến động mạnh khi chứng khoán liên tục giảm giá còn vàng vượt...