Nợ công tiến sát trần nhưng Chính phủ “xoay” được
“Giả định là tổng nợ công sẽ tăng thêm 385.375 tỷ đồng theo tính toán thì tổng nợ công của Việt Nam vào cuối năm 2016 sẽ đạt mức 2.993.335 tỷ đồng, bằng 64,4% GDP”, ngày 18/8, tại chuyên đề “Nợ công sẽ tiến sát trần trong năm nay” nhóm nghiên cứu BVSC công bố.
Báo cáo của nhóm nghiên cứu công ty chứng khoán Bảo Việt (BVSC) lưu ý: tình hình thâm hụt ngân sách và áp lực gia tăng nợ công giai đoạn 2013-2016. Thâm hụt ngân sách luôn ở mức cao hơn so với dự toán. Vào cuối tháng 7/2016, Quốc hội đã thông qua quyết toán ngân sách nhà nước 2014 với tổng thu ngân sách nhà nước (NSNN) là 1.130.609 tỷ đồng, tổng chi ngân sách là 1.339.489 tỷ đồng, và bội chi là 249.362 tỷ đồng.
So với dự toán, mức bội chi này cao hơn 11%. Đáng lưu ý, số liệu quyết toán năm 2013 cho thấy mức thâm hụt ngân sách trên thực tế còn cao hơn nhiều so với dự toán, lên tới 46%. Gần đây nhất, số liệu cập nhật ngân sách lần hai vào tháng 4/2016 của Bộ Tài chính cũng cho thấy mức thâm hụt ngân sách năm 2015 dự kiến cao hơn 13% so với dự toán.
Báo cáo cũng chỉ ra theo số liệu cập nhật gần đây của Bộ Tài chính, tỷ lệ nợ công vào cuối năm 2015 bằng 62,2% GDP. So với con số GDP cập nhật của Tổng cục thống kê cho năm 2015, con số nợ công tuyệt đối của Việt Nam vào cuối năm này là 2.607.960 tỷ đồng. Giả định là tổng nợ công sẽ tăng thêm 385.375 tỷ đồng theo tính toán ở trên, tổng nợ công của Việt Nam vào cuối năm 2016 sẽ đạt mức 2.993.335 tỷ đồng, bằng 64,4% GDP.
Tuy nhiên tính quy luật các năm trước, nhóm nghiên cứu cho rằng: nếu giả định thâm hụt ngân sách trên thực tế cao hơn 10% so với dự toán, tỷ lệ nợ công/GDP có thể tăng lên 64,9% theo kịch bản tăng trưởng cẩn trọng của BVSC (hoặc 64,6% và 64,5% theo hai kịch bản của Chính phủ)
Video đang HOT
Tỷ lệ thâm hụt ngân sách luôn ở mức rất cao trong mấy năm gần đây (tỷ lệ thâm hụt ngân sách/GDP của Việt Nam là 6,6% trong năm 2013; 6,3% năm 2014; 6,1% năm 2015 và ước tính 5,5% năm 2016). Tỷ lệ thâm hụt ngân sách này có thể không phù hợp với thông lệ quốc tế khi nó bao gồm cả khoản chi trả nợ gốc của Việt Nam.
Tuy nhiên, ngay cả khi loại trừ khoản chi trả nợ gốc thì mức thâm hụt của Việt Nam vẫn ở mức rất cao, từ 4,2 đến 5% GDP, cao hơn nhiều so với giới hạn cảnh báo của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) là 3%. Áp lực gia tăng nợ công trong năm 2016 có thể lên đến 385.375 tỷ đồng và không chỉ đến từ thâm hụt ngân sách.
Theo quyết định số 1011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính về kế hoạch vay trả nợ của Chính phủ và các hạn mức vay nợ năm 2016, tổng kế hoạch vay nợ của Chính phủ là 452.000 tỷ đồng; trong đó, kế hoạch vay để đảo nợ là 95.000 tỷ đồng, kế hoạch bảo lãnh tổng cộng là 85.025 tỷ đồng.
Trên thực tế, ngoài phần phát sinh do thâm hụt ngân sách, áp lực gia tăng nợ công còn có thể đến từ các khoản trái phiếu đầu tư trực tiếp của chính phủ, các khoản chính phủ đi vay để cho vay lại, và các khoản bảo lãnh của chính phủ.
Con số dự báo cho năm 2016 cho thấy áp lực ròng gia tăng nợ công đến từ thâm hụt ngân sách là 197,350 tỷ đồng, chiếm 51% tổng áp lực ròng gia tăng nợ công trong năm. Phần còn lại trong áp lực gia tăng nợ công đến từ các khoản trái phiếu đầu tư, cho vay lại và bảo lãnh của Chính phủ.
Theo đó, tổng áp lực gia tăng nợ công trong năm là 385.375 tỷ đồng (bằng tổng kể hoạch vay nợ trợ đi phần đảo nợ và trả nợ gốc, cộng với tổng bảo lãnh). Tổng áp lực gia tăng nợ công này có thể hiểu là mức tối đa tăng ròng nợ công trong năm 2016 theo kế hoạch, đặt trong giả thiết các khoản trái phiếu đầu tư, cho vay lại và bảo lãnh hoàn.
Chính phủ “xoay” được Kết quả phát hành trái phiếu Chính phủ đến cuối tháng 7/2016 đã giúp Chính phủ nắm thế chủ động trong kế hoạch vay nợ năm 2016. Nhờ việc hoàn thành tốt kế hoạch huy động trên thị trường trái phiếu, Chính phủ có thể chủ động điều hành kế hoạch vay nợ trong năm 2016. Tuy nhiên, ngay cả khi giả định nguồn huy động từ TPCP đạt kế hoạch, thì, theo quyết định 1011, Chính phủ vẫn cần huy động thêm tổng cộng 86.000 tỷ đồng từ nguồn quỹ bảo hiểm xã hội (BHXH) và từ tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC)
Theo_24>
Số liệu thống kê: "Chính phủ không biết thế nào mà lần"
Đó là thông tin Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ chia sẻ tại buổi làm việc với Tổng cục Thống kê chiều 16/8 khi còn nhiều số liệu thống kê hiện đang vênh nhau.
Một dẫn dụ về sự bất nhất, thiếu chính xác của số liệu thống kê được Phó thủ tướng nêu ra, khi ông cho biết: vừa qua Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo xuất khẩu 200.000 tấn thịt lợn, trong khi Bộ Công Thương lại báo cáo xuất được 300.000 tấn.
Cụ thể, tại buổi làm việc, Phó Thủ tướng yêu cầu tất cả quá trình tổng hợp, phân tích, dự báo, thông tin phải phù hợp với chuẩn mực và thông lệ quốc tế nhưng lưu ý tới điều kiện, hoàn cảnh đặc thù của Việt Nam.
Phó thủ tướng cũng nêu lên những bất cập trong số liệu thống kê khi vừa qua, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết xuất khẩu 200.000 tấn thịt lợn qua biên giới. Trong khi đó Bộ Công Thương báo cáo xuất được 300.000 tấn, "khiến Chính phủ điều hành mà không biết thế nào mà lần", Phó thủ tướng nói và đề nghị ngành phải giải đáp vấn đề này.
Ngành thống kê thực hiện đa dạng hóa sản phẩm thống kê, nâng cao chất lượng, độ tin cậy của thông tin Phó Thủ tướng nhấn mạnh khi thống kê phải "bảo đảm tính chân thực, khách quan, trung thực, kịp thời, đi kèm với phân tích, dự báo và đánh giá tình hình kinh tế-xã hội, đạt được yêu cầu điều hành kinh tế-xã hội của Chính phủ".
Ngoài ra, lãnh đạo Chính phủ cũng yêu cầu phải công khai, minh bạch cách thống kê để bảo đảm hiệu quả con số thống kê, tạo niềm tin cho người sử dụng thông tin và người dân giám sát chất lượng thông tin này, đồng thời "Cơ quan thống kê quốc gia phải chịu trách nhiệm cuối cùng về con số này", Phó Thủ tướng nêu rõ.
Phó Thủ tướng cũng cho rằng để bảo đảm vị trí độc lập và giá trị thông tin của cơ quan thống kê, không quan trọng cơ quan này phải đặt ở đâu mà quan trọng là tính độc lập, trung thực trong chuyên môn, nghiệp vụ của cơ quan này.
Trước mắt, Phó Thủ tướng đề nghị Tổng cục Thống kê rà soát chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy kể cả cấp Trung ương, địa phương và cơ cấu lại số cán bộ hiện có theo hướng cải cách mạnh mẽ đội ngũ để đáp ứng nhiệm vụ trong thời gian tới. Chính phủ sẽ tạo mọi thuận lợi về cơ chế, điều kiện thuận lợi cho cán bộ ngành thống kê thực hiện nhiệm vụ.
Theo NTD
Venezuela đổi dầu lấy thực phẩm với Jamaica Theo CNN, Venezuela quyết định đổi dầu lấy lương thực, thuốc men, vật tư nông nghiệp cùng nguồn cung xây dựng với Jamaica. Tuần trước, Chính phủ Jamaica tuyên bố nước này sẽ cung cấp 4 triệu USD dưới dạng hàng hóa và dịch vụ cho Venezuela. "Bạn có thể nói rằng đó là số hàng hóa và dịch vụ nhằm đổi lấy...