Nợ công tăng nhanh, Việt Nam vẫn đảm bảo nghĩa vụ trả nợ
Mặc dù nợ công sắp chạm trần quy định song các chuyên gia kinh tế cho rằng, Việt Nam hoàn toàn đủ khả năng trả 100% nợ công hiện nay.
Báo cáo của Ngân hàng Thế giới dự báo, với mức nợ công hiện nay là 62,5% thì năm 2016 nợ công của Việt Nam có thể tăng lên mức 63,8%; năm 2017 tăng lên 64,4% và năm 2018 có thể ở mức 64,7%. Như vậy, nợ công đã tiến sát tới ngưỡng an toàn. Đánh giá về các khoản nợ công ở Việt Nam, các chuyên gia kinh tế cho rằng, các khoản này chủ yếu là vay nợ ngắn hạn nên sẽ tạo áp lực cho ngắn hạn trong việc trả nợ. Tuy nhiên, với mức nợ công khoảng 62% GDP thì vẫn đảm bảo và không gây khó khăn nhiều cho việc trả nợ.
Theo chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh, hiện nay nợ công của Việt Nam đã áp sát trần và vượt 50% so với trần GDP. Theo dự báo, đến năm 2018 nợ công của Việt Nam về tổng thể quy mô cũng như các yếu tố cấu thành vẫn có xu hướng gia tăng, thậm chí áp rất sát so với trần mà Chính phủ đặt ra.
Với khả năng trả nợ thì hiện nay phần trả nợ gốc và trả nợ lãi vẫn trông chờ vào phần chi của ngân sách Nhà nước, trong bối cảnh chi ngân sách Nhà nước khó tăng, vừa do điều hành của Chính sách kinh tế, vừa do những hạn chế trong khả năng khai thác nguồn thu. Việc gia tăng cả gốc, cả lãi như vậy làm cho cơ cấu ngân sách Nhà nước đang chuyển dịch theo hướng tiêu cực.
Tuy nhiên, Chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh cho rằng, với mức nợ công như vậy, Việt Nam vẫn có thể trả nợ 100%: “Việt Nam vẫn có khả năng trả đầy đủ các khoản nghĩa vụ nợ, kể cả nợ gốc cũng như nợ lãi. Chúng ta phải lưu ý, điểm thứ nhất, trả nợ này sẽ có xu hướng gia tăng, trả nợ gốc và lãi cho những khoản đã đến hạn. Do đó nó gắn với việc chúng ta cơ cấu lại đặc biệt liên quan đến tiết kiệm chi thường xuyên, gắn với cải cách thủ tục hành chính. Cùng với đó chúng ta vẫn phải thực hiện nhiệm vụ về việc quản lý hiệu quả hơn trong phần chi đầu tư; Tăng cường trách nhiệm của những địa phương sử dụng các khoản vay nợ đó trong nghĩa vụ về trả nợ, đồng thời tiến hành cơ cấu lại nợ”./.
Video đang HOT
Theo_VOV
Nợ công VN tăng 150.000 tỷ đồng do điều chỉnh tỷ giá?
Việc điều chỉnh tỷ giá khiến nghĩa vụ trả nợ gốc tính theo nội tệ có thể tăng thêm 15.00020.000 tỷ đồng.
Thông tin này được đề cập tại báo cáo chiến lược của Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) vừa công bố.
Theo đó phân tích của VDSC cho thấy việc điều chỉnh tỷ giá trước mắt không ảnh hưởng đến lạm phát và lạm phát kỳ vọng nhưng có thể ảnh hưởng đến chính sách điều hành của NHNN đối với lãi suất.
Vì theo báo cáo mới nhất của NHNN, lãi suất huy động kỳ hạn 1 năm bằng VND đang ổn định ở mức 6,4-7,2%/năm, trong khi đó, lãi suất huy động bằng USD đối với tổ chức là 0,25%/năm và đối với dân cư là 0,75%/năm.
Với mức mất giá của tiền đồng từ đầu năm đến nay, người gửi tiền bằng USD và VND thực chất có mức lợi suất gần như tương đương.
Nghĩa vụ trả nợ gốc tính theo nội tệ có thể tăng thêm 15.000-20.000 tỷ đồng sau đợt biến động tỷ giá vừa qua
Theo World Bank, tính đến cuối năm 2014, tổng dư nợ công của Việt Nam ước tính khoảng 110 tỷ USD, tương đương với 59,6% GDP.
Trong cơ cấu vay nợ, nợ nước ngoài của Chính phủ ổn định khoảng 27-28% GDP, chiếm khoảng tổng nợ công của Việt Nam.
Dựa trên diễn biến của các cặp tỷ giá từ đầu năm đến nay, nghĩa vụ trả nợ gốc tính theo nội tệ có thể tăng thêm 15.000-20.000 tỷ đồng sau đợt biến động tỷ giá vừa qua, tuy nhiên, ảnh hưởng này sẽ được phân bổ theo thời gian dựa trên kỳ hạn trả nợ.
Trong ngắn hạn, năm 2015, Việt Nam sẽ phải chi trả khoảng 1,5 tỷ USD để trả nợ gốc và lãi vay đối với nợ nước ngoài, ước tính tương đối cho thấy chi trả nợ có thể sẽ tăng thêm khoảng 1.000 tỷ đồng sau đợt điều chỉnh tỷ giá vừa qua.
Trước đó Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng từng nói, tỷ giá là vấn đề nhạy cảm không chỉ chịu tác động cung - cầu của thị trường đơn thuần mà còn chịu nhiều tác động từ tâm lý và kỳ vọng.
Quan điểm của NHNN là việc điều hành tỷ giá cần đứng trên bình diện toàn nền kinh tế, không thể chỉ xem xét xuất khẩu hay chỉ nhập khẩu.
Theo đó liên quan đến nợ nước ngoài, với nợ công đang ở sát ngưỡng cho phép thì việc điều chỉnh tăng mạnh tỷ giá sẽ làm nghĩa vụ trả nợ nước ngoài tính bằng nội tệ tăng lên, theo đó nợ công sẽ tăng lên.
"Không chỉ có nợ của Chính phủ mà các doanh nghiệp cũng đang có các khoản nợ nước ngoài. Bởi vậy, các doanh nghiệp có thể được lợi khi xuất khẩu nhưng lại thiệt hại khi nhập khẩu và nghĩa vụ trả nợ nước ngoài tăng lên", bà Hồng khẳng định.
Phương Nguyên (Tổng hợp)
Theo_Báo Đất Việt
Mỗi người dân đang gánh 29 triệu đồng nợ công Theo số liệu thống kê, mỗi người dân của Việt Nam hiện đang phải gánh 29 triệu tiền nợ công. Tại buổi họp báo công bố Báo cáo Cập nhật kinh tế Đông Á - Thái Bình Dương hôm 11/4, Ngân hàng Thế giới đã đưa ra dự báo nợ công 2016 của Việt Nam sẽ tăng từ 63,8% lên 64,4% GDP vào...