Nợ công Mỹ tăng nhưng ông Trump chưa phải là…tệ nhất
CNBC phân tích cho thấy dưới thời Tổng thống Donald Trump, tỷ lệ nợ/GDP tăng vọt, khác biệt với thời Barack Obama.
Theo số liệu của Bộ Tài chính Mỹ, tính đến ngày 11/2, nợ công của Mỹ đã vượt 22 nghìn tỷ USD, mức cao nhất từ trước tới nay.
Đồng hồ nợ công Mỹ. Ảnh minh họa: Bloomberg
CNBC đánh giá, nợ công Mỹ đạt mức kỷ lục song điều đáng quan tâm là con số nợ này so với Tổng sản phẩm quốc nội (GDP).
Tỷ lệ nợ so với GDP là một yếu tố quan trọng bởi nó đo lượng khả năng trả nợ của Chính phủ Mỹ, giúp đo lường về sự tăng trưởng của khoản nợ.
Tổng nợ so với GDP vẫn còn khá thấp suốt nhiều thập kỷ qua cho đến khi tỷ lệ này bắt đầu tăng lên vào đầu những năm 1980 – khi Tổng thống Ronald Reagan tiến hành cuộc Chiến tranh Lạnh chống lại Liên Xô cũ.
Cụ thể, nợ/GDP đạt mức 30,6% khi Reagan nhậm chức vào năm 1981, sau đó tăng dần lên mức cao nhất là 65,3% vào giữa năm 1995.
Video đang HOT
Sau đó, Tổng thống Bill Clinton và Quốc hội do đảng Cộng hòa kiểm soát cuối cùng đã khắc phục thặng dư chính phủ trong một thời gian ngắn, dẫn đến nhu cầu vay ít hơn và mức giảm xuống còn 30,9% trong quý II năm 2001.
Từ đó, khoản vay để cung cấp cho 2 cuộc chiến tranh và 2 cuộc suy thoái đã khiến tỷ lệ này đạt tới 77,3% vào thời điểm ông Barack Obama nhậm chức. Khi ông ấy rời khỏi Nhà Trắng, con số này là 103,6%.
Dưới thời Tổng thống Donald Trump, chỉ có một bước tiến nhỏ với tỷ lệ này. Tỷ lệ nợ/GDP hiện tại ở mức 104,1%.
Một con số khác cần chú ý là tỷ lệ nợ do công chúng nắm giữ trên tổng số nợ. Nợ do công chúng năm giữ có thể hiểu là tiền do Chính phủ đi vay để chi hoạt động cho các quỹ tín thác khác nhau như An sinh xã hội và Medicare.
Số nợ công chúng nắm giữ đã bắt đầu tăng lên vào đầu những năm 1980, từ mức dưới 1 nghìn tỷ USD lên 16,2 nghìn tỷ USD ở mức hiện tại.
Chỉ riêng trong 8 năm Tổng thống Barack Obama cầm quyền, con số này đã tăng từ mức 6,3 nghìn tỷ USD lên 14,4 nghìn tỷ USD.
Tỷ lệ nợ do công chúng nắm giữ so với GDP đã tăng từ 47,5% khi bắt đầu nhiệm kỳ của ông Obama lên 75% khi hết nhiệm kỳ.
Trong khi đó, tỷ lệ này khi ông Trump nhậm chức là 75% đến thời điểm quý 3/2018 chỉ nhích nhẹ lên mức 76,4%.
Những dự báo gần đây nhất từ Văn phòng Ngân sách của Quốc hội phi đảng phái cho thấy rằng nợ do công chúng nắm giữ sẽ tăng lên 93% GDP trong 10 năm tới. Mức dự kiến sẽ đạt 150% vào năm 2049, cao hơn nhiều so với mức mà các nhà kinh tế coi là mức bền vững.
Bên cạnh đó, nếu các chính sách thuế hiện hành giữ nguyên vị trí, gánh nặng nợ sẽ còn tồi tệ hơn.
Thủ phạm chính của nợ công là thâm hụt ngân sách, vốn đã gia tăng dưới thời ông Donald Trump. Ước tính, mức thâm hụt sẽ đạt 900 tỷ USD trong năm tài khóa 2019.
Dù ông Trump tuyên bố tăng trưởng kinh tế sẽ bù đắp cho nợ và giảm thâm hụt ngân sách nhưng cho đến nay, điều đó vẫn chưa xảy ra, bất chấp sự phục hồi GDP là nhanh nhất.
Theo ông Joseph Gagnon – một thành viên cao cấp tại Viện Kinh tế Quốc tế Peterson và là cựu Giám đốc của bộ phận các vấn đề tiền tệ tại Ủy ban Dự trữ Liên bang Mỹ cho rằng, nợ quốc gia Mỹ ở mốc 22.000 tỷ USD là vẫn ở rất xa mức nguy hiểm.
Theo chuyên gia kinh tế, nợ nước Mỹ tăng vọt là kết quả của nhiều yếu tố, bao gồm việc cắt giảm thuế của cựu Tổng thống George W. Bush, cuộc suy thoái lớn năm 2007-2009, khiến chính quyền Mỹ đổ hàng trăm tỷ USD vào nền kinh tế dưới hình thức kích thích và bây giờ là cắt giảm thuế hơn nữa của Tổng thống Trump.
“Tôi chỉ trích việc cắt giảm thuế của tổng thống Trump là bởi chúng gần như hoàn toàn dành cho người giàu và người giàu đã nhận được hầu hết các lợi ích của tăng trưởng kinh tế trong hơn 20 năm nay” – nhà kinh tế nói thêm.
Từng tuyên bố trong chiến dịch năm 2016, ông trùm tỷ phú bất động sản Donald Trump hứa sẽ xóa nợ trong vòng 8 năm bằng cách tạo công ăn việc làm và đàm phán lại các thỏa thuận thương mại của Mỹ với các nước như Trung Quốc.
Tuy nhiên, theo ông Gagnon, hành động của ông Trump lại không giúp đỡ Mỹ trả nợ.
“Tổng thống lập luận rằng các thỏa thuận thương mại tốt hơn sẽ làm giảm thâm hụt thương mại nói chung và thúc đẩy tăng trưởng, điều này sẽ thúc đẩy doanh thu thuế. Điều này không thực tế bởi vì chúng tôi đã có việc làm đầy đủ và bất kỳ sự thúc đẩy nào khác sẽ tăng lạm phát, buộc Fed phải tăng lãi suất và kìm hãm sự tăng trưởng trong các lĩnh vực khác” – nhà kinh tế giải thích.
Hải Lâm
Theo baodatviet.vn
Tăng trưởng khu vực đồng EUR năm 2019 gặp khó
Ngày 7-2, Ủy ban châu Âu (EC), cơ quan hành pháp của Liên minh châu Âu (EU), đã giảm mạnh dự báo tốc độ tăng trưởng của khu vực sử dụng đồng EUR (Eurozone). Theo đó, tăng trưởng kinh tế của Eurozone trong năm 2019 đạt 1,3%, thấp hơn nhiều so với mức dự đoán 1,9% đưa ra hồi tháng 11-2018.
Nhu cầu ô tô nhập khẩu tại Trung Quốc giảm mạnh ảnh hưởng đến kinh tế Đức
Đầu tàu Đức suy giảm, Italy "suy thoái kỹ thuật"
Theo EC, tình trạng kinh tế Đức suy giảm đang trở thành mối lo đối với EU là do tác động của những yếu tố bên ngoài như căng thẳng thương mại và giảm sút trên các thị trường đang nổi, nhất là ở Trung Quốc. Phó Chủ tịch EC Valdis Dombrovskis cho biết, một trong những mối lo này là do nhu cầu ô tô nhập khẩu tại Trung Quốc giảm mạnh tác động tới cường quốc xuất khẩu ô tô này của châu Âu.
Đối với Italy, nền kinh tế lớn thứ ba trong Eurozone, EC dự báo tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này trong năm 2019 chỉ tăng trưởng 0,2%, giảm mạnh so với mức 1% đạt được trong năm 2018 cũng như thấp hơn nhiều so với mức dự báo 1,2% được EC đưa ra hồi tháng 11-2018. GDP của Italy đã bị giảm lần lượt 0,1% trong quý 3-2018 và 0,2% trong quý 4-2018, theo đó nền kinh tế Italy đã rơi vào tình trạng "suy thoái kỹ thuật" lần đầu tiên trong vòng 5 năm qua.
Chi phí vay của Italy đã tăng mạnh trong nửa sau của năm 2018, giữa lúc các nhà đầu tư ngày càng tỏ ra quan ngại khả năng chính phủ nước này sẽ đẩy mạnh chi tiêu dù không có nguồn thu bổ sung để bù đắp cho gánh nặng nợ công đang ở mức 132% GDP, mức cao thứ hai ở châu Âu sau Hy Lạp. Giới phân tích cho rằng hoạt động kinh tế yếu kém của Italy đang làm dấy lên hoài nghi về khả năng của nước này trong việc thực hiện mục tiêu thâm hụt ngân sách 2,04% GDP trong năm 2019 theo kế hoạch đã nhất trí với EC hồi năm ngoái.
Trong báo cáo thường niên đề cập đến tình hình kinh tế Italy công bố ngày 6-2, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đã cảnh báo rằng các chính sách kinh tế của Chính phủ dân túy Italy có thể dẫn đến một cuộc khủng hoảng niềm tin trên các thị trường, trong đó nhóm nghèo nhất sẽ là đối tượng chịu nhiều tác động nhất. Quốc gia này sau đó nhiều nguy cơ sẽ trải qua giai đoạn suy giảm tài chính đáng kể, khiến nền kinh tế suy yếu và rơi vào suy thoái.
Brexit gây tác động đến Anh
Cùng ngày 7-2, Ngân hàng Anh (BoE - ngân hàng trung ương) cũng đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế của Anh trong năm nay từ mức 1,7% xuống 1,2%, do kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm lại và ảnh hưởng của việc Anh rời khỏi EU, còn gọi là Brexit.
Theo BoE, tăng trưởng kinh tế Anh đã chậm lại vào cuối năm 2018 và có xu hướng yếu đi trong đầu năm 2019. Diễn biến này phản ánh sự giảm sút hoạt động ở nước ngoài, cũng như tác động lớn hơn từ những rủi lo liên quan đến Brexit.
Thống đốc BoE Mark Carney cảnh báo nền kinh tế Anh "chưa được chuẩn bị" cho tình huống Brexit không thỏa thuận. Thống đốc Mark Carney nhận định dù nhiều công ty đang thúc đẩy lập kế hoạch cho những sự kiện bất ngờ, song nền kinh tế nói chung vẫn chưa được chuẩn bị cho một sự chuyển tiếp mà không có thỏa thuận Brexit. Mối quan ngại về Brexit đang gây ra sự bất ổn trong ngắn hạn về số liệu kinh tế và nhiều căng thẳng trong kinh tế và thương mại.
Tháng 11 năm ngoái, BoE dự báo kinh tế Anh năm 2019 tăng trưởng 1,7%. Nếu dự báo của BoE thành sự thật, mức tăng trưởng 1,2% trong năm 2019 là mức tăng thấp nhất của kinh tế Anh trong một thập kỷ. Những quan ngại về Brexit cũng làm giảm nhu cầu tiêu dùng và khiến các doanh nghiệp hoãn đưa ra quyết định về các dự án mới.
HẠNH CHI (tổng hợp)
Theo sggp.org.vn
Chứng khoán Mỹ khởi đầu tháng 2/2019 đầy lạc quan Báo cáo mới công bố cho thấy thị trường việc làm Mỹ tăng trưởng mạnh trong tháng 1/2019, tâm lý thị trường tuy nhiên vẫn chịu ảnh hưởng tiêu cực bởi thông tin lợi nhuận bi quan từ Amazon. Ảnh: Reuters Thị trường chứng khoán khởi động phiên giao dịch của tháng 2/2018 với quá ít biến động thế nhưng cuối cùng vẫn...