“Nó chèo thuyền đi cứu hàng xóm rồi đi mãi không về…”
Trong cơn mưa lũ xối xả, nghe tiếng kêu cứu của người hàng xóm, anh Trung không chút do dự chèo thuyền sang cứu hộ. Nhưng sau chuyến đi đó anh không bao giờ trở về.
Hơn 10 ngày trôi qua, nhưng nỗi đau đớn vẫn hiển hiện trên gương mặt của những người thân, bạn bè, làng xóm bởi sự ra đi của anh Trần Văn Trung (31 tuổi), trú xã Cẩm Quan, huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) lúc đi ứng cứu hàng xóm bị lũ lụt.
Sự ra đi của anh Trung đã để lại nỗi đau đớn tột cùng cho những người thân, bạn bè và láng xóm
Bà Nguyễn Thị Nhuấn (mẹ anh Trung) nghẹn ngào kể: Tối ngày 14/10, trời mưa rất to, nước bắt đầu lên nhanh. Chỉ trong phút chốc, 13 hộ dân sinh sống cạnh đập nước Đá Hàn, thuộc thôn 5, xã Cẩm Quan bị bủa vây trong dòng nước lũ, cô lập hoàn toàn.
Nghe thấy tiếng kêu cứu hỗn loạn của ông Hạnh nhờ vào bưng lúa và đồ đạc, 3 cha con anh Trần Văn Trung đã khẩn trương lấy thuyền đi vào cứu ứng. Bố và em trai đi trước, còn anh Trung chèo thuyền đi sau.
Vì tình thế khẩn cấp nên anh Trung chỉ kịp cầm theo chiếc đèn pin rồi nhanh chóng lên chiếc thuyền gỗ vội vàng đến nhà hàng xóm ứng cứu.
Dường như chẳng ai dám tin đó là sự thật
Video đang HOT
Sau khi giúp đỡ đưa tài sản, đồ đạc của gia đình ông Thọ lên nơi an toàn, anh Trung tiếp tục chèo thuyền đến nhà ông Hạnh để hỗ trợ cùng bố và em. Tuy nhiên, đang trên đường đi, thuyền của anh Trung đã rơi vào vùng nước xoáy nên đã bị lật và bị lũ cuốn trôi.
“Lúc đầu không thấy con về nên cứ nghĩ nó đang tiếp tục đi giúp dân. Nhưng một tiếng, hai tiếng rồi ba tiếng sau vẫn không thấy nó trở về, lúc đó chúng tôi bắt đầu lo lắng và có linh tính chẳng tốt”, bà Nhuấn nghẹn ngào.
Đến sáng hôm sau (15/10), khi nước bắt đầu rút cả gia đình, hàng xóm bàng hoàng, đau đớn khi phát hiện thi thể anh Trung nằm ngay ở đầu cổng trang trại vào nhà ông Hạnh.
“Tối đó, sau khi Trung đến trại nhà ông Thọ dọn và kê đồ xong, thấy nước lũ dâng nhanh, nên nó tiếp tục chèo thuyền đến nhà ông Hạnh để cùng hỗ trợ em và bố đang ở đó. Thế mà, nó mãi không về nữa…”, bà Nhuấn như bật khóc khi kể lại sự việc.
Ông Diện biết rằng mình đã mãi mãi mất đi đứa con
Sự ra đi của Trung đã để lại nỗi đau đớn tột cùng cho người thân, bạn bè và những người hàng xóm. Ai cũng khen anh Trung người hiền lành, tốt tính. Được biết anh Trung sinh ra trong gia đình nông dân nghèo khó có 5 anh em, anh là con đầu, phải gánh nhiều trọng trách.
Ngồi lặng lẽ bên một góc nhà, ánh mắt xa xăm nặng trĩu nỗi buồn, ông Trần Văn Diện, bố của anh Trung chẳng dám tin đó là sự thật. “Nó hiền lắm, nó còn chưa kịp lấy vợ nữa…”, ông Diện chỉ mếu máo nói được đôi lời như vậy. Bởi trong lòng người cha đang đau đớn vô cùng.
Đập nước Đá Hàn, nơi có 13 hộ dân sinh sống xung quanh
Trao đổi với PV Dân trí, ông Trần Quang Trung, Chủ tịch UBND xã Cẩm Quan cho biết: “Gia cảnh của anh Trung rất khó khăn. Trung là con cả trong nhà nên rất trọng trách, gánh vác mọi chuyện trong gia đình. Sự ra đi của anh Trung không chỉ là nỗi đau của riêng gia đình mà còn là sự mất mát rất lớn đối với địa phương”.
“Lúc biết được sự việc, chính quyền địa phương, rồi huyện cũng đã xuống động viên chia sẻ và có hỗ trợ cho gia đình. Một số đoàn cứu trợ lúc biết được câu chuyện cũng rất xúc động và có đến chia sẻ động viên”, ông Trung cho biết thêm.
Xuân Sinh
Theo Dantri
Hoa hồng thêm bông nhờ bón phân DAP Lào Cai
"Phân bón DAP Lào Cai là loại phân bón có giá cao hơn những loại phân bón thông thường nhưng phân này có hàm lượng cao nên rất thích hợp với những cây công nghiệp, cây ngắn ngày cần kích thích sinh trưởng..." - kỹ sư Nguyễn Hữu Lâm - Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Vật tư kỹ thuật nông nghiệp Sơn La nói.
Mạnh dạn thử nghiệm và thành công
Vườn hoa hồng bón phân DAP Lào Cai của anh Trung dưới chân đèo Ô Quy Hồ (Sa Pa, Lào Cai) cho sản lượng chất lượng vượt trội so với trước đây. Ảnh: M.N
Mùa hè này, đến với Lào Cai, du khách trầm trồ bởi cảnh sắc nơi đây không chỉ có mây trời gió núi hùng vĩ của tự nhiên mà còn bởi những cảnh đẹp do con người tạo ra: Vườn rau, vườn hoa, cây cảnh... đan xen rực rỡ hai bên đèo Ô Quy Hồ thuộc huyện Sa Pa. Nhưng có lẽ bắt mắt nhất là cả trăm ha hoa hồng trải dài từ khu vực tổ dân phố 8 đến tổ 13 thuộc thị trấn Sa Pa.
Anh Trần Văn Trung- chủ nhân vườn hoa ở tổ 13, cho biết: Tất cả hoa hồng ở đây đều là hoa hồng lai Pháp nên khả năng cho bông nhiều, màu sắc hồng tươi hơn và bông cùng to hơn. Chúng tôi mang hoa hồng lên đây trồng đã được chục năm nay. Lúc đầu chỉ là mấy hộ liều lĩnh trồng thử dăm ha. Nhưng nay thì diện tích hoa trong vùng đã lên tới khoảng hơn 100ha và ngày càng phát triển.
Hoa hồng lai là loài cây khó tính, ngoài những yêu cầu về thời tiết, chất đất, cây hoa hồng đòi hỏi sự chăm bón rất công phu, tốn kém và thường xuyên, liên tục thì mới có hiệu quả kinh tế cao. Vì thế, người trồng hoa ngoài sự chịu khó thì phải luôn luôn tìm tòi, sáng tạo và mạnh dạn thử nghiệm những tiến bộ xã hội.
Chỉ cho tôi xem một trong những "mạnh dạn ứng dụng tiến bộ" của mình trên vườn hoa hồng, anh Trung đưa tôi tới bên 4 luống hoa hồng Pháp ngay bên bờ ruộng hoa lớn dưới chân đèo, anh bảo: 4 tháng vừa qua, tôi đã đưa vào thử nghiệm giống phân bón DAP Lào Cai trên diện tích khoảng 200m2 hoa hồng này. Anh thấy đấy, so với những luống hoa khác, luống hoa được bón phân DAP Lào Cai này có năng suất hoa và chất lượng khác hẳn. Số lượng búp hoa tua tủa trên mỗi khóm, nụ hoa cũng to hơn, sắc màu tươi hơn, cành hoa mập và dài hơn.
Đặc biệt là trên mỗi cành hoa đều có 1-2 nhánh mầm non mà dân chơi gọi là "lộc". Cành hoa nào có cả hoa lẫn búp thì bán thường được giá gấp đôi, gấp ba, nhất là trong những ngày rằm, mồng 1 hay lễ, tết bởi người Việt Nam quan niệm bông hoa như thế mang lộc về nhà. Nhờ thế mà 4 luống hoa này của tôi trong vụ hoa này tăng gấp đôi nguồn thu đấy...
Bí quyết tăng thu nằm trong phân bón DAP Lào Cai
Cũng theo anh Trung thì cây hoa hồng là loại cây có thể cho thu nhập tiền tỷ trên 1ha/năm nếu như được mùa, được giá. Nhưng đầu tư chăm sóc cho cây hoa hồng thì rất tốn kém. "Ngày trước, ngoài các phân bón thông thường, chúng tôi thường phải mua thêm đậu tương về ủ để bón cho hoa hồng, tiêu tốn cả trăm triệu đồng/ha/năm để đổi lấy năng xuất cao.
Vừa qua, nghe nói phân bón DAP Lào Cai có hàm lượng phân bón cao, phù hợp với nhiều loại cây trồng nên tôi mua một ít về dùng thử. Tôi bón cho riêng 4 luống hoa này, chỉ sau 10 ngày bón phân đã thấy kết quả khác: Mầm bật nhanh hơn, mập hơn, nhiều mầm hơn. Khi ấy đã vui lắm rồi. Nhưng sau khi mầm thành chồi non lên nụ thì vẫn nứt mầm mới, nhờ thế phần lớn chồi hoa đều có lộc, nhìn rất đã mắt và bán được giá hơn...
Anh Nguyễn Văn Chiến, dân trồng hoa ở tổ 9, thị trấn Sa Pa bảo: Tôi đã theo dõi những luống hoa anh Trung thử nghiệm bón phân DAP Lào Cai và đã thấy kết quả rõ rệt: Không chỉ cây hoa khỏe, nụ nhiều mà còn ít bị sâu bệnh hơn. Cùng là trồng hoa nhưng một tuần tôi chỉ cắt hoa 2 lần, còn ở những luống hoa bón phân DAP của anh Trung thì cứ 3 ngày là được cắt hoa bán mà số lượng tăng hơn hẳn. Chúng tôi đều là dân Mê Linh (Hà Nội) lên đây làm hoa nên sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm làm ăn.
Tuần vừa rồi, tôi cùng mua 1 tạ phân bón DAP Lào Cai về bón cho ruộng hoa của nhà mình và đã thấy hiệu quả hơn hẳn khi sử dụng các loại phân bón khác. Điều đó cho thấy DAP Lào Cai rất phù hợp với cây hoa hồng cũng như các cây công nghiệp ngắn ngày cần kích thích để tăng sản lượng. "Chắc chắn từ nay chúng tôi sẽ sử dụng đại trà phân bón DAP Lào Cai. Năm nay, hoa tết của chúng tôi sẽ ăn đứt những vườn hoa khác ở chính quê nhà Mê Linh".
Theo Danviet
Bỗng dưng trần nhà đổ sập, gạch vữa rơi như mưa Trần phòng học của một trường tiểu học Cẩm Quan (Hà Tĩnh) bất ngờ đổ sập. Sự việc vừa xảy ra khiến hàng trăm phụ huynh học sinh bất an. Theo tin tức mới nhận, vào khoảng gần 5h sáng ngày 22/3, bảo vệ trường tiểu học Cẩm Quan (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) bỗng nghe tiếng động mạnh phát ra từ phòng học...