Nổ bóng khí, QZ8501 tiếp tục chìm xuống đáy biển
Ngày 24/1, các lực lượng cứu hộ Indonesia đã nhấc được xác của chiếc máy bay xấu số QZ8501 ra khỏi đáy biển Java và đưa lên tới gần mặt nước thì bất ngờ bị nổ bóng khí khiến xác chiếc máy bay tiếp tục chìm xuống biển.
Ông Suryadi Supriyadi, người đứng đầu chiến dịch tìm kiếm cho biết hàng chục thợ lặn đã cố gắng chống chọi với dòng hải lưu mạnh và tầm nhìn hạn chế để buộc các sợi dây cáp vào thân chiếc máy bay dài 30 mét đang bị chôn vùi dưới đáy biển.
Các thợ lặn lần đầu tiên tiếp cận được với xác chiếc máy bay vào hôm thứ Sáu và đã vớt được 6 thi thể nạn nhân, nâng tổng số nạn nhân được tìm thấy lên 69 người. Nhà chức trách Indonesia tin rằng phần lớn nạn nhân còn lại đang bị mắc kẹt bên trong thân máy bay.
Lực lượng cứu hộ Indonesia vớt một mảnh vỡ máy bay QZ8501 lên tàu
Sau khi một bóng khí khổng lồ dùng để trục vớt xác máy bay bị nổ, lực lượng cứu hộ Indonesia đã khẩn cấp điều thêm các bóng khí tới vùng biển trên bằng máy bay trực thăng để trục vớt bằng được xác máy bay.
Ông Supriyadi cho biết thêm rằng phần buồng lái của máy bay đã bị gãy rời khỏi thân và nằm cách thân máy bay khoảng 500 mét ở độ sâu 30 mét, và thi thể của cơ trưởng cùng cơ phó có thể ở trong buồng lái.
Báo chí Indonesia cho biết lực lượng cứu hộ đã nhấc được thân máy bay lên khoảng 7 mét so với đáy biển thì bất ngờ một số bóng khi gặp trục trặc, trong đó có một chiếc bị nổ.
Video đang HOT
Khi thân chiếc máy bay được nhấc lên, nhiều vật dụng cá nhân của hành khách như những túi bánh, hộp sữa, kẹp tóc, thậm chí là cả một chiếc iPhone có gắn tai nghe cùng các vật dụng trên máy bay thi nhau rơi ra ngoài.
Cho đến nay, thời tiết xấu vẫn được cho là nguyên nhân chính khiến chiếc máy bay chở théo 162 người này gặp nạn.
Thi thể một hành khách vừa được thợ lặn tìm thấy gần xác máy bay
Trước khi gặp nạn, một phi công trên máy bay đã yêu cầu kiểm soát không lưu cho phép tăng độ cao và chuyển hướng để tránh một cơn bão. Tuy nhiên khi kiểm soát viên không lưu trả lời, họ không nhận được phản hồi từ phía phi công.
Hiện công tác phân tích dữ liệu hộp đen máy bay để phục vụ cho bản báo cáo sơ bộ đã được hoàn thành khoảng 90%.
Ông Nurcahyo Utomo, điều tra viên của Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia Indonesia, cho biết đội điều tra đã nghe toàn bộ cuộc đối thoại giữa cơ phó và cơ trưởng cùng các tín hiệu cảnh báo trong buồng lái trước khi máy bay gặp nạn. Toàn bộ các dữ liệu do thiết gị ghi dữ liệu chuyến bay như tốc độ và độ cao của máy bay cũng đã được cung cấp cho các điều tra viên.
Theo Trí Dũng (Time / Danviet.vn)
Indonesia không công bố báo cáo sơ bộ về QZ8501
Các quan chức Indonesia tuyên bố kết quả điều tra sơ bộ về vụ tai nạn của máy bay QZ8501 chỉ được cung cấp cho các nước có liên quan và không công bố trước dư luận.
Ngày 21/1, một quan chức cấp cao của Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia Indonesia tuyên bố nước này sẽ không công bố bản báo cáo sơ bộ kết quả điều tra vụ tai nạn của chuyến bay QZ8501 hồi tháng trước khiến 162 người thiệt mạng.
Chiếc máy bay Airbus A320 của hãng hàng không AirAsia biến mất khỏi màn hình radar vào ngày 28/12 khi đang trên đường từ thành phố Surabaya của Indonesia đến Singapore. Cho đến nay, lực lượng cứu hộ chưa tìm thấy bất cứ nạn nhân nào sống sót.
Lực lượng cứu hộ Indonesia tham gia tìm kiếm QZ8501
Hiện các điều tra viên Indonesia và quốc tế đang phân tích dữ liệu từ hai chiếc hộp đen thu được gần nơi máy bay đâm xuống biển Java để xác định chính xác xem điều gì đã xảy ra với QZ8501 trong những giờ phút cuối cùng.
Hôm qua, Bộ trưởng Giao thông Indonesia Ignasius Jonan đã thông báo trước quốc hội rằng kết quả phân tích dữ liệu radar cho thấy chiếc máy bay QZ8501 đã vọt lên quá nhanh hơn mức bình thường trong những phút cuối cùng, sau đó nó bất ngờ bị khựng lại trên không và rơi xuống biển.
Hiện các điều tra viên chưa tìm thấy bất cứ dấu hiệu nào chứng tỏ đã xảy ra một vụ tấn công khủng bố trên máy bay hay phi công cố ý đâm máy bay xuống biển để tự sát.
Các điều tra viên dự kiến sẽ đệ trình bản báo cáo sơ bộ lên Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO) vào đầu tuần tới. Theo quy định của ICAO, báo cáo sơ bộ về tai nạn máy bay phải được đệ trình trong vòng 30 ngày kể từ khi tai nạn xảy ra.
Một mảnh vỡ của QZ8501 được lực lượng cứu hộ Indonesia phát hiện
Ông Tatang Kurniadi, Chủ tịch Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia Indonesia cho biết: "Một tháng sau vụ tai nạn, chúng tôi sẽ chỉ đưa ra bản báo cáo sơ bộ mà không bình luận hay phân tích bất cứ điều gì".
Ông Kurniadi nói thêm: "Những thông tin này không phải là thứ có thể đem ra công khai với dư luận. Chúng chỉ được cung cấp cho những quốc gia có liên quan trong cuộc điều tra này mà thôi".
Trong ngày 21/1, lực lượng cứu hộ Indonesia đã tìm thêm được 2 thi thể nạn nhân của chiếc máy bay xấu số, tuy nhiên họ vẫn chưa thể đưa được xác chiếc máy bay từ vùng biển sâu khoảng 30 mét lên mặt nước vì thời tiết xấu và biển động dữ dội.
Theo Khampha
Thợ lặn đã vớt được một hộp đen máy bay QZ8501 Các thợ lặn ngày 12/1 đã vớt được một trong hai hộp đen của máy bay QZ8501 sau khi chiếc máy bay này rơi xuống biển Java 2 tuần trước. Theo AP, đây có thể coi là một bước đột phá trong quá trình tìm và trục vớt các thi thể cũng như các mảnh vỡ của chiếc máy bay nói trên. Ông...