Nổ bom ở Bangkok, 7 người thiệt mạng
Cảnh sát Thái Lan cho biết, các nhân viên tại một cửa hàng phế liệu ở Bangkok đã kích nổ một quả bom còn sót lại từ Thế chiến thứ II, làm ít nhất 7 người thiệt mạng và 19 người bị thương.
Cảnh sát trưởng đội phá bom, ông Kamthorn Auicharoen, cho hay, quả bom được tìm thấy tại một công trường xây dựng và các công nhân đã bán lại cho một cửa hàng phế liệu ở phía bắc Bangkok vì tin rằng quả bom đã bị vô hiệu hóa. Sau đó, các nhân viên của cửa hàng phế liệu đã sử dụng một máy cắt kim loại bằng nhiệt để cắt nó và đã gây ra vụ nổ.
Cơ sở phế liệu tan hoang sau vụ nổ
Vụ nổ lớn phá tan các cửa hàng phế liệu trong khu phố Lad Plakao tại Bangkok và khiến các ngôi nhà trong bán kính 500m xung quanh bị hư hỏng nặng.
Ông Kamthorn cho biết thêm: “Có khả năng quả bom đã được thả từ Thế chiến thứ II”.
Hôm thứ Bảy vừa qua (29/3), các công nhân xây dựng cũng tìm thấy một quả bom tương tự tại khu vực khác thuộc Bangkok, nhưng quả bom này đã được bàn giao lại cho cảnh sát.
Trung tâm cứu hộ Erawan của thành phố cho biết, đã có 7 ngưới thiệt mạng tại hiện trường và 19 người bị thương.
Lực lượng cảnh sát và cứu hộ tới hiện trường vụ nổ
Video đang HOT
Bangkok bị các máy bay Mỹ và Anh đánh bom trong Thế chiến thứ II khi thành phố này bị lực lượng quân đội Nhật Bản chiếm giữ và sử dụng như một trung tâm cho chiến dịch của Tokyo ở Đông Nam Á. Những quả bom lớn vẫn tiếp tục được phát hiện ở các thành phố lớn khác tại châu Á, như Hồng Kông và Singapore.
Theo Khampha
Hàng chục nghìn người biểu tình chống chính phủ Thái Lan lại xuống đường
Ngày 29/3, hàng chục nghìn người biểu tình của phe đối lập lại tuần hành qua các đường phố của thủ đô Bangkok yêu cầu thủ tướng Yingluck Shinawatra từ chức. Cuộc biểu tình diễn ra chỉ một ngày trước khi cử tri Thái Lan đi bầu Thượng viện vào hôm nay.
Màn phô trương lực lượng của phe đối lập diễn ra chỉ một ngày trước các cuộc bầu cử thượng viện, nơi các thành viên có thể quyết định số phận của bà Yingluck.
Cảnh sát ước tích khoảng 30.000 người biểu tình đã xuống đường
"Tôi xuống đường để bảo vệ nền dân chủ", Jirapa Tantingarmkasem, một người biểu tình có mặt tại công viên Lumpini khẳng định. "Tôi kêu gọi mọi người xuống đường biểu tình. Chiến đấu! Chiến đấu!".
Hàng trăm người biểu tình cũng đã xông vào khu vực sảnh của tòa nhà chính phủ, vốn đã không còn được nội các của bà Yingluck sử dụng trong nhiều tháng qua, do các tòa nhà này là mục tiêu của người biểu tình.
Theo ước tính của cảnh sát, khoảng 30.000 người biểu tình đã xuống đường. Trong khi đó những nhà tổ chức tin rằng con số này có thể lên tới 50.000 người.
Lãnh đạo phe biểu tình Suthep Thaugsuban (thứ hai từ trái sang) dẫn đầu đoàn biểu tình
Bà Yingluck đã phải đối mặt với 5 tháng biểu tình trên đường phố, nhằm buộc bà phải từ chức và chấm dứt sự khuynh loát về chính trị của gia đình bà.
"Chúng tôi sẽ cho chính phủ thấy sức mạnh của mình - nhân dân không chấp nhận bầu cử mà không có cải cách ngay lập tức", lãnh đạo biểu tình ông Suthep Thaugsuban tuyên bố.
Cho đến nay, các vụ bạo lực chính trị, thường nhắm vào người biểu tình, đã khiến 23 người thiệt mạng và hàng trăm người khác bị thương trong các vụ tấn công bằng lựu đạn và súng, mặc dù từ đầu tháng 3, tình hình có vẻ đã lắng dịu.
Một quả lựu đạn đã phát nổ gần đoàn người biểu tình
Tuy vậy, theo tờ Nation của Thái Lan, trong chiều qua, một quả lựu đạn M79 đã phát nổ gần ga xe lửa Chitralada Palace, trong lúc hàng nghìn người biểu tình đang tuần hành để tụ tập tại khu vực Royal Plaza.
Một số ô tô bị hư hỏng nhẹ trong vụ nổ nhưng không có ai bị thương.
Các nhân viên rà phá bom mìn đã kiểm tra hiện trường và kết luận vụ nổ xuất phát từ một quả lựu đạn được bắn đi bằng súng phóng lựu M79.
Thaworn Senneam, một lãnh đạo của phe biểu tình đã bác bỏ cáo buộc rằng vụ nổ do họ gây ra. "Thật vớ vẩn và sai lầm. Chúng tôi không tạo ra vụ việc nhằm thu hút sự cảm thông hay quan tâm như người ta đồn thổi".
Thaworn cho biết vụ nổ xảy ra chỉ cách nơi một nhóm biểu tình đang diễu hành khoảng 100m. Ông này cho rằng lựu đạn nhắm vào người biểu tình.
Bầu cử thượng viện
Thái Lan vẫn đang trong cuộc khủng hoảng lập pháp, khi chính phủ chỉ là tạm quyền do cuộc bầu cử không đầy đủ hồi tháng 2 bị tòa Hiến pháp tuyên bất hợp lệ.
Cảnh sát khám nghiệm hiện trường vụ nổ
Trong ngày thứ Hai tới, bà Yingluck sẽ phải ra điều trần trước Ủy ban chống tham nhũng quốc gia để phản bác lại các cáo buộc bà đã lơ là trách nhiệm liên quan tới chương trình trợ giá gạo.
Nếu bị kết tội, bà Yingluck có thể phải đối mặt với cuộc bỏ phiếu buộc tội tại thượng viện, mà hậu quả có thể là bà phải từ chức.
Các cáo buộc này đã khiến cuộc bầu cử thượng viện diễn ra vào hôm nay thêm phần căng thẳng, khi một nửa trong tổng số 150 ghế tại thượng viện được bầu lại. Nửa còn lại, các thượng nghị sỹ không qua bầu cử, sẽ do các cơ quan được xem như đồng minh của phong trào chống Thaksin bổ nhiệm.
Về mặt chính thức, thượng viện Thái Lan là cơ quan không đảng phái, nhưng trên thực tế hai lực lượng chính trị chính đang chạy đua giành quyền kiểm soát cơ quan này, trong bối cảnh hạ viện không thể hoạt động sau cuộc bầu cử không trọn vẹn hồi tháng 2 vừa qua.
Người biểu tình từng làm dán đoạn cuộc bỏ phiếu hồi tháng trước, với lí do cần phải thực hiện cải cách để bài trừ tham nhũng trước khi bầu cử, nhưng trong lần này họ tuyên bố sẽ không ngăn cản cuộc bầu cử thượng viện.
Theo dantri
Nổ lớn tại trung tâm New York, hai tòa nhà đổ sập Lực lượng cứu hỏa New York (Mỹ) vào ngày 12.3 đã nhận được tin báo về một vụ nổ, tình nghi là nổ bom, và hai tòa nhà bị đổ sập ở khu Đông Harlem, theo tờ USA Today. Ảnh chụp hiện trường vụ nổ và sập nhà ở trung tâm New York - Ảnh chụp màn hình trang tinABC News [22 giờ...