Nợ 11 ngàn tỷ, Bộ Tài chính cảnh báo Tổng công ty Sông Đà
Tổng công ty Sông Đà chính thức chuyển thành công ty cổ phần từ ngày 6/4/2018. Tuy nhiên, đến nay tình hình tài chính vẫn không mấy sáng sủa.
Bộ Tài chính vừa có báo cáo tình hình tài chính và hiệu quả sản xuất kinh doanh năm 2018 của Tổng công ty Sông Đà.
Theo đó, tổng doanh thu năm 2018 của công ty mẹ đạt 1.814 tỷ đồng, giảm 860 tỷ đồng so với năm 2017, tương đương mức giảm 32,2%.
Lợi nhuận kế toán sau thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2018 chỉ đạt 22,4 tỷ đồng, giảm 145 tỷ đồng so với năm 2017, tương đương mức giảm tới 86,7%.
Theo báo cáo tài chính hợp nhất, doanh thu và lợi nhuận của Tổng công ty Sông Đà cũng giảm mạnh. Doanh thu đạt hơn 6.300 tỷ đồng, giảm gần 3.400 tỷ đồng so với 2017 (tương đương mức giảm 35%). Lợi nhuận kế toán sau thuế thu nhập doanh nghiệp giảm 221 tỷ đồng so với 2017.
Sông Đà nợ nhiều, Bộ Tài chính khá lo lắng.
Video đang HOT
Liên quan đến tình hình nợ phải trả lên đến hơn 11.000 tỷ đồng và nợ phải thu trên 8.000 tỷ của Tổng công ty Sông Đà, Bộ Tài chính nhận xét tình hình công nợ của công ty mẹ chủ yếu liên quan đến các khoản phải thu và phải trả trong tổ hợp công ty mẹ với các công ty con và công ty liên kết. Do vậy, mặc dù các chỉ số cho thấy công ty mẹ – tổng công ty có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn nhưng tiềm ẩn nhiều rủi ro trong trường hợp các công ty con, công ty liên kết gặp khó khăn, không có khả năng thanh toán.
Qua rà soát, Bộ Tài chính thấy rằng một số khoản đầu tư ra ngoài doanh nghiệp của công ty mẹ Tổng công ty Sông Đà mang lại hiệu quả như Công ty CP Sông Đà 4, 5, 6, 9 ,10,…
Tuy nhiên còn một số khoản đầu tư không mang lại cổ tức, lợi nhuận với tổng giá trị đầu tư là hơn 3.500 tỷ đồng như Cô ng ty CP Thủy điện Nậm Chiến, Công ty TNHH MTV Hạ tầng Sông Đà, Công ty CP Điện Việt Lào,…
Theo Bộ Tài chính, một số khoản đầu tư đã bị lỗ hoặc mất vốn như Công ty cổ phần Sông Đà 3, Công ty CP Phòng cháy chữa cháy và đầu tư xây dựng Sông Đà, công ty CP Sông Đà 12, Công ty CP cao su Phú Riềng Kratie,…
Bộ Tài chính tiếp tục nhắc đến tình hình khó khăn tại Công ty CP Điện Việt Lào. Công ty này có 3 công ty con, trong đó Công ty TNHH thủy điện Xekaman 3 – có dự án thủy điện Xekaman 3 vẫn tiếp tục bị dừng do gặp sự cố từ tháng 12/2016. Hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu là 3,75 lần, trong đó vay và nợ thuê tài chính là hơn 9.500 tỷ đồng, chiếm 81% tổng nợ phải trả.
“Qua nội dung trên cho thấy, Công ty CP Điện Việt Lào đang gặp nhiều khó khăn, áp lực về tài chính, tiềm ẩn nhiều rủi ro”, Bộ Tài chính đánh giá.
Ngoài ra, theo Bộ Tài chính, dù Tổng công ty Sông Đà chính thức chuyển thành công ty cổ phần từ n6/4/2018, tuy nhiên đến thời điểm tháng 12/2019 (quá 1 năm so với thời gian quy định), Bộ Xây dựng vẫn chưa thực hiện quyết toán vốn nhà nước tại Sông Đà.
“Bộ Xây dựng chịu trách nhiệm về việc chậm trễ khi thực hiện nội dung này”, Bộ Tài chính chỉ rõ và đề nghị Bộ Xây dựng khẩn trương hoàn tất việc quyết toán.
Lương Bằng
Theo Vietnamnet.vn
Doanh thu phí bảo hiểm năm 2019 ước đạt 160.180 tỷ đồng, tăng 20,5% so với năm 2018
Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm - Bộ Tài chính (Cục QLGSBH) cho biết năm 2019, thị trường bảo hiểm vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định.
Ảnh minh họa.
Cụ thể, theo thống kê của cơ quan này, tính tới thời điểm cuối năm 2019, thị trường bảo hiểm có 66 doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm, gồm 30 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, 18 doanh nghiệp bảo hiểm, 2 doanh nghiệp tái bảo hiểm, 16 doanh nghiệp môi giới bảo hiểm và 1 chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài.
Theo đó, tổng tài sản ước các doanh nghiệp bảo hiểm năm 2019 đạt 454.379 tỷ đồng, tăng 15,03% so với năm trước. Trong đó, tổng tài sản các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ ước đạt 89.447 tỷ đồng, bảo hiểm nhân thọ ước đạt 364.932 tỷ đồng.
Các doanh nghiệp bảo hiểm đầu tư trở lại nền kinh tế ước đạt 376.555 tỷ đồng, tăng 16,36% so với năm 2019. Tổng dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm ước đạt 285.965 tỷ đồng, tăng 18,58%; tổng nguồn vốn chủ sở hữu ước đạt 89.345 tỷ đồng tăng 9,34% so với năm 2018.
Đặc biệt, tổng doanh thu phí bảo hiểm ước đạt 160.180 tỷ đồng, tăng 20,54%, trong đó, doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ ước đạt 52.387 tỷ đồng và nhân thọ đạt 107.793 tỷ đồng. Các doanh nghiệp bảo hiểm đã chi trả quyền lợi bảo hiểm ước đạt 44.006 tỷ đồng.
Đối với các doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, tổng doanh thu hoạt động kinh doanh năm 2019 ước đạt 794 tỷ đồng, tăng 3,7% so với năm 2018.
Về thị trường bảo hiểm năm 2020, cơ quan này dự đoán tổng tài sản ước đạt 514.795 tỷ đồng (tăng 13,30% ); Đầu tư trở lại nền kinh tế ước đạt 433.063 tỷ đồng (tăng 15,01% ).
Cùng với đó, tổng dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm ước đạt 334.939 tỷ đồng, tăng 17,13%. Tổng doanh thu phí bảo hiểm ước đạt 188.730 tỷ đồng, tăng 18,42%.
Anh Phan
Theo vietnamfinance.vn
Cho vay tiêu dùng mới chỉ ở mức 11,4% tổng dư nợ Năm 2019, tỷ lệ cho vay tiêu dùng trên tổng dư nợ ở Việt Nam ước đạt 11,4%, đạt mức 1 triệu tỷ đồng. Ảnh minh họa. Theo báo cáo của Bộ Tài chính, 2020 - 2023 là giai đoạn chuyển tiếp từ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và kế hoạch tài chính quốc gia 5 năm 2016-2020 sang...