NKG rơi vào nghịch cảnh
Áp lực cạnh tranh và giá nguyên liệu đầu vào tăng cao là nguyên nhân khiến CTCP Thép Nam Kim (NKG) rơi vào nghịch cảnh: doanh thu tăng cao nhưng lợi nhuận lại giảm sâu. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến NKG liên tục phá đáy trước áp lực bán tháo từ NĐT.
Lợi nhuận sụt giảm mạnh
Kết quả kinh doanh (KQKD) 6 tháng đầu năm 2018 của NKG cho thấy sự chênh lệch lớn giữa doanh thu và lợi nhuận. Theo đó, dù doanh thu tăng 44% so với cùng kỳ năm 2017 nhờ tăng trưởng sản lượng ổn định, nhưng biên lợi nhuận giảm khiến lợi nhuận sau thuế giảm mạnh 34%.
Tương tự với các công ty khác trong ngành tôn mạ, việc lợi nhuận giảm xuất phát từ sự gia tăng đột biến của chi phí đầu vào mặt hàng thép cuộn cán nóng (HRC). Mức giá HRC đạt cao nhất được ghi nhận hồi đầu tháng 3 là 620USD/tấn. Tính chung 6 tháng đầu năm, giá HRC tăng hơn 20%.
Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất NKG đang phải đối mặt là sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp trong nước. Thực tế, việc gia tăng mở rộng công suất được dẫn dắt bởi các công ty đầu ngành, như CTCP Tập đoàn Hoa Sen (HSG) tăng 1,25 triệu tấn, và mới nhất là CTCP Thép Hòa Phát (HPG) chính thức tham gia thị trường tôn mạ đầu năm 2018. Bản thân NKG cũng gia tăng công suất thêm 800.000 tấn (tăng gần gấp đôi so với 2015).
Cuộc đua mở rộng công suất (giai đoạn 2016-2017) đã đẩy mức cạnh tranh trong nước của thị trường tôn mạ trở nên khốc liện hơn bao giờ hết. Đặc biệt khi ngành thép có độ nhạy cảm cao với các biến động thương mại quốc tế (chiến tranh thương mại Hoa Kỳ – Trung Quốc) và các chính sách bảo hộ thương mại toàn cầu, có thể tác động đến doanh thu cũng như tỷ suất lợi nhuận của oanh nghiệp có tỷ trọng xuất khẩu lớn. Hiện sản lượng xuất khẩu chiếm 50% tổng sản lượng tiêu thụ của NKG.
Để tăng tiêu thụ, ngoài việc chấp nhận mức biên lợi nhuận thấp hơn, NKG phải thu hút khách hàng bằng các chính sách trả chậm. Đây là nguyên nhân khiến chi phí lãi vay của NKG dự báo tiếp tục tăng do nợ vay ngắn hạn tăng. Các khoản phải thu của doanh nghiệp cũng tăng, có thể do chính sách tín dụng dành cho khách hàng. Bên cạnh đó, việc mở rộng công suất đòi hỏi dự trữ nhiều nguyên vật liệu hơn, đồng thời hàng tồn kho thành phẩm tăng của NKG cũng tạo áp lực lên vốn lưu động.
Video đang HOT
Sẽ không chia cổ tức?
Những yếu tố bất lợi này đã phần nào phản ánh vào giá CP NKG trên TTCK. Nếu thời điểm đầu năm 2018, NKG còn giao dịch trên mốc 40.000 đồng/CP, đến giữa tháng 9 vừa qua NKG giảm xuống sát mức 12.000 đồng/CP.
Như vậy, nếu loại trừ phiên giao dịch không hưởng quyền ngày 11-6 để phát hành 52 triệu CP tăng vốn điều lệ, NKG đã giảm khoảng 50% giá trị. Điểm cộng của NKG chính là thanh khoản được duy trì ở mức cao, khi thường xuyên có những phiên giao dịch đạt trên 1 triệu đơn vị, thậm chí đạt hơn 5 triệu đơn vị ở phiên ngày 1-10 vừa qua.
Dù sụt giảm khá mạnh nhưng lực động lực tăng giá của NKG không còn nhiều, bởi KQKD của doanh nghiệp được dự báo không có nhiều đột biến trong những tháng cuối năm. Theo nhận định của các CTCK, nhu cầu cho sản phẩm tôn mạ, cả từ trong nước và quốc tế, vẫn duy trì lành mạnh. Nhưng môi trường xuất khẩu đang gặp nhiều thách thức và thị trường trong nước cạnh tranh gay gắt, sẽ tạo thêm nhiều áp lực lên cả sản lượng bán và giá bán của tất cả nhà sản xuất.
Theo đó, doanh thu thuần cả năm 2018 của NKG ước đạt 16.000 tỷ đồng (tăng 25%), biên lợi nhuận gộp giảm từ 8,6% xuống còn 7,8%, lợi nhuận sau thuế đạt 434 tỷ đồng (giảm 39%). Với KQKD kém khả quan này, dự báo NKG sẽ không trả cổ tức tiền mặt trong tương lai, khi tiền mặt sẽ được giữ lại để thanh toán nợ vay và tài trợ vốn lưu động.
Giữa tháng 6, Indonesia đã công bố áp dụng thuế chống bán phá giá (CBPG) lên tôn mạ màu nhập khẩu từ Trung Quốc và Việt Nam với mức thuế 12,01-28,49% trong vòng 5 năm. Trong đó, 2 doanh nghiệp tôn mạ của Việt Nam là HSG và NKG chịu mức thuế lần lượt 12,01% và 19,16%.
Kim Giang
Theo saigondautu.com.vn
5 tháng sau khi anh trai tôi mất, chị dâu đã làm điều mà trời đất cũng không thể dung thứ
Chị công khai ôm ấp người đàn ông đó ngay trước bàn thờ còn đỏ nhang đèn của anh trai tôi mà không ngượng ngùng.
Tôi vẫn nhớ khi anh tôi dẫn người yêu về ra mắt, gia đình tôi ai cũng phản đối. Bởi chị dâu tôi nhìn không mấy thiện cảm. Mẹ tôi phản đối gay gắt nhất, thậm chí bà bỏ ăn để ép anh bỏ chị. Nhưng cuối cùng, anh tôi lại chống lại tất cả mọi người, lén lút lấy giấy tờ đi đăng kí kết hôn rồi xây nhà với chị ấy.
Khi bố mẹ tôi biết được, mẹ tôi tức đến phát bệnh nằm liệt giường cả tháng trời. "Trời không chịu đất thì đất phải chịu trời", không cản được anh, bố mẹ tôi đành chấp nhận chị làm con dâu trong nhà. Nhưng anh chị cũng không về nhà tôi ở mà ở trong căn nhà nhỏ hai người tự xây ở đầu khu phố.
Một tuần, chị dâu chỉ về nhà tôi một ngày chủ nhật. Dù mang tiếng con dâu nhưng chị chưa bao giờ dọn được một bữa cơm cho bố mẹ tôi ăn. Nấu nướng thì chị nói chị nấu ăn tệ nên không bao giờ vào bếp. Vì thế cứ chị về chơi, tôi lại là người nấu nướng, dọn cơm lên cho chị ăn rồi lại dọn xuống rửa chén bát.
Vì thế cứ chị về chơi, tôi lại là người nấu nướng, dọn cơm lên cho chị ăn rồi lại dọn xuống rửa chén bát. (Ảnh minh họa)
Trong bữa cơm, nếu như có thiếu thứ gì thì người đi lấy là anh tôi. Ví dụ thiếu ớt, chị sẽ kêu: "Anh ơi, lấy ớt đi, ăn không cay không ngon gì hết". Thiếu chén, chị sẽ nói: "Anh ơi, lấy thêm chén đi, thiếu chén thì ai nhịn đói đây". Mà anh tôi cũng lạ, bố mẹ sai nhờ gì không làm, mà vợ lên tiếng lại cun cút đi làm theo.
Hồi chị có bầu, anh tôi chẳng khác nào "đặt chị trên đầu mà đi". Dù hai công ty ngược đường nhưng anh vẫn đưa đón chị đi làm mỗi ngày. Ngày mưa, anh đứng đợi cả nửa tiếng chị mới lững thững đi ra. Đó là tôi nghe một người bạn làm chung với chị kể lại. Cô bạn ấy còn nói chị hành chồng lắm. Trưa nắng kêu chồng mua cơm, mua nước mía đem lên là chuyện thường. Càng biết nhiều, tôi càng không thích chị dâu.
5 tháng trước, gia đình tôi có một biến cố lớn. Anh tôi bị tai nạn giao thông rất nặng. Khi nghe tin, bố mẹ và tôi hốt hoảng chạy xuống viện xem anh thế nào. Nhưng chị thì đến tối mới xuống. Chị nói chị phải đón con, đưa nó về ngoại cho ăn uống rồi mới xuống được.
Thôi thì chuyện đó cũng tạm chấp nhận được. Nhưng khi bác sĩ yêu cầu đóng tiền phẫu thuật, chị lại đổ qua cho bố mẹ tôi. Chị nói nếu anh xảy ra chuyện gì thì chị còn có tiền nuôi con. Mẹ tôi giận tái mặt. Chị nói thế chẳng khác nào rủa cho anh tôi chết.
Tôi choáng váng khi thấy chị dâu ôm người đàn ông đó nằm ngủ trưa ngay trước bàn thờ còn đỏ nhang đèn của anh tôi.
(Ảnh minh họa)
Nhưng rồi anh tôi quả thật không qua khỏi. Mẹ tôi chết ngất đi khi nghe bác sĩ bảo đem anh về lo hậu sự. Chỉ có chị là bình tĩnh đến kinh ngạc. Suốt mấy ngày làm lễ tang, chị vẫn không rơi một giọt nước mắt. Thương tâm nhất là mẹ tôi và đứa cháu nhỏ. Vì hàng ngày anh tôi chăm nó nên nó theo anh tôi lắm. Anh mất, nó nhớ hơi, khóc oặt người.
Không ngờ chỉ mới 5 tháng sau, chị dâu tôi đã dẫn một người đàn ông khác về nhà ở. Hôm tôi đem ít trái cây qua nhà chị để cúng cho anh, tôi choáng váng khi thấy chị dâu ôm người đàn ông đó nằm ngủ trưa ngay trước bàn thờ còn đỏ nhang đèn của anh tôi.
Tôi gọi điện cho bố mẹ đến. Thấy chị cùng người đàn ông kia, bố tôi tức quá, lao vào tát chị thì bị người đàn ông kia chặn tay lại. Mẹ tôi gào thét, mắng chửi hai người thì chị cũng chẳng vừa. Chị hét lại: "Hồi giờ mấy người có xem tui là con dâu không? Hồi giờ mấy người có cho vợ chồng tui được cái gì không? Giờ anh ấy chết rồi, tôi cũng phải tìm người khác mà sống tiếp chớ. Mấy người có quyền gì mà đòi ngăn cấm tôi?".
Biết không thể làm gì được chị nên dù tức giận, bố mẹ và tôi cũng chỉ biết ôm ảnh thờ anh về. Từ nay, nhà tôi sẽ không chấp nhận chị là dâu con trong nhà nữa. Tôi chỉ lo chị ấy giấu luôn con trai, không cho nhà tôi gặp nữa. Mà nhà tôi giờ chỉ có mỗi cháu là máu mủ ruột rà của anh trai. Phải làm sao để cướp cháu về nuôi đây mọi người? Ở với một người đàn bà xấu xa như thế, cháu tôi cũng hư hỏng thôi.
Theo Afamily
Linh Ka lôi antifan lên cả sóng truyền hình cảnh báo: "Chửi mình thì thoải mái, chứ động đến gia đình mình thì coi chừng" Linh Ka khá thẳng thắn và gay gắt với antifan khi động đến gia đình cô, dành những lời xúc phạm cho bố mẹ và người thân của cô. Sau thành công gọi là tạm tạm của MV cover "Đẹp nhất là em" của Linh Ka và Long Hoàng, cả hai đã được chú ý hơn rất nhiều so với trước. Trong đó,...