Nít ranh cao tuổi
Sáng sớm, cháu gái nói với người bà 103 tuổi của mình:
- Hôm nay cháu đưa mẹ đi khám bệnh. Bà ở nhà cứ ăn cơm trước đi nhé!
- Bị gì thế? – bà cụ hỏi.
- Dạ, mấy nay lưng mẹ cháu cứ đau mãi nên đi khám.
- Hừ! – bà cụ lẩm bẩm – Mới gần 90 tuổi mà suốt ngày than đau lưng đau khớp!
Cháu gái mỉm cười nói:
- Bà ở nhà có buồn thì ra ngoài chơi với mấy ông bà già trong xóm cho vui.
Bà cười hừ đáp:
- Thôi đi, tao không chơi với mấy đứa nít ranh 70, 80 tuổi đó!
- !!!
Tất Nhiên (st)
Theo VNE
Bệnh viêm gan A là gì? Lây qua những đường nào?
Viêm gan A là một bệnh nhận được ít sự quan tâm, bởi mọi người vẫn chưa có cái nhìn toàn diện về vấn đề này. Cùng đọc bài viết dưới đây để tìm hiểu thêm về căn bệnh dễ lây lan này nhé!
WHO báo cáo rằng hơn 90% trẻ em sống ở những nước có tiêu chuẩn vệ sinh thấp sẽ nhiễm viêm gan A vào năm 10 tuổi.
Viêm gan A là gì?
Viêm gan A là tình trạng viêm gan do tiếp xúc với chất độc, lạm dụng rượu hoặc mắc các bệnh về hệ miễn dịch hay nhiễm trùng. Phần lớn các trường hợp mắc bệnh đều do vi rút.
Căn bệnh này là một loại viêm gan nhiễm vi rút gây ra (HAV). Đây là loại viêm gan cấp tính (ngắn hạn) thường không cần điều trị.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm trên thế giới xuất hiện khoảng 1,4 triệu ca viêm gan A. Dạng viêm ga siêu vi này rất dễ lay lan, qua thức ăn, nước uống hay ô nhiễm. Nhìn chung, căn bệnh này không quá nghiêm trọng và không ảnh hưởng nhiều về lâu dài. Bệnh viêm gan này thường tự biến mất.
Dấu hiệu viêm gan A
Trẻ em dưới 6 tuổi thường không xuất hiện triệu chứng khi nhiễm vi rút. Trẻ em ở độ tuổi lớn hơn, thiếu niên và người lớn sẽ phát triển các triệu chứng nhẹ, bao gồm:
- Các triệu chứng giống cúm (sốt, mệt mỏi, đau nhức cơ thể);
- Đau bụng (đặc biệt là góc phần tư phía trên bên phải);
- Phân màu sáng;
- Nước tiểu đậm màu;
- Ăn mất ngon;
- Sốt nhẹ;
- Đau khớp;
- Ngứa dữ dội;
- Sụt cân không rõ nguyên nhân;
- Vàng da hoặc mắt.
Các triệu chứng thường xuất hiện từ 15-50 ngày sau khi bạn nhiễm vi rút.
Viêm gan A - nguyên nhân do đâu?
Căn bệnh này thường lây từ người này sang người khác, khiến nó dễ dàng trở thành dịch hoặc đại dịch. Sau khi nhiễm vi rút, chúng lây lan theo máu đến gan, khiến gan bị viêm và sưng. Thông thường, các nguyên nhân phổ biến nhất khiến lượng bệnh nhân mắc viêm gan A tăng là:
- Ăn thực phẩm được chế biến bởi người mắc bệnh hoặc những người không vệ sinh tay sạch sẽ;
- Ăn sống các động vật có vỏ (hàu, ốc, ...) bị nhiễm độc;
- Không sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục với người mắc bệnh;
- Uống nước bị ô nhiễm;
- Tiếp xúc với bất kì nguồn mắc bệnh nào khác.
Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh là:
- Sống trong một thời gian dài trong khu vực phổ biến bệnh (đa phần là các quốc gia có tiêu chuẩn vệ sinh thấp, thiếu nước sạch);
- Tiêm chích hoặc sử dụng ma túy;
- Gia đình có người dương tính với bệnh viêm gan loại A;
- Quan hệ tình dục với người dương tính với bệnh viêm gan loại A;
- Dương tính với HIV;
- Du lịch hoặc xuất cảnh đến những nơi phổ biến căn bệnh này;
- Bị rối loạn yếu tố đông máu.
Viêm gan A lây qua những đường nào?
Vi rút HAV thường lây truyền qua:
- Ăn thức ăn hoặc chất lỏng bị ô nhiễm, chứa vi rút;
- Tiếp xúc với bệnh nhân nhiễm bệnh.
Cách điều trị viêm gan A
Chẩn đoán
Xét nghiệm máu được sử dụng để tìm ra các dấu hiệu của vi rút gây bệnh trong cơ thể. Mẫu máu sẽ được lấy từ tĩnh mạch ở cánh tay, và sau đó được gửi đến phòng thí nghiệm để được chẩn đoán.
Điều trị
Không có cách điều trị cụ thể nào đối với bệnh viêm gan siêu vi A. Cơ thể của bạn sẽ tự xóa sạch vi rú sau một thời gian. Trong hầu hết các trường hợp nhiễm bệnh, gan có thể tự chữa lành trong vòng 6 tháng mà không bị tổn thương về lâu dài.
Điều trị viêm gan A thường tập trung vào việc kiểm soát các tiệu chứng. Bạn cần phải:
- Nghỉ ngơi: Nhiều người bị nhiễm viêm gan A cảm thấy mệt mỏi thiếu năng lượng.
- Điều tiết cảm giác buồn nôn: Buồn nôn có thể gây khó khăn cho việc ăn. Hãy thử ăn vặt suốt cả ngày thay vì dùng bữa đầy đủ. Để có đủ lượng calo, hãy ăn nhiều thức ăn giàu calo hơn. Ví dụ, uống nước trái cây hoặc sữa thay vì nước.
- Uống nhiều chất lỏng là điều quan trọng nhất để ngăn ngừa tình trạng mất nước nếu xảy ra ói mửa.
- Tránh uống rượu và dùng thuốc tự do: Gan có thể khó xử lý thuốc và rượu hơn trong thời gian này. Nếu bạn bị viêm gan, đừng uống rượu, bởi nó có thể gây tổn thương gan nhiều hơn. Nói chuyện với bác sĩ về tất cả các loại thuốc bạn uống, kể cả thuốc không bán theo toa.
Biện pháp khắc phục tại nhà
Bạn nên thực hiện các bước sau để giảm nguy cơ truyền bệnh sang người khác.:
- Tránh quan hệ tình dục: Quan hệ tình dục có thể lây nhiễm cho bạn tình, nhất là khi bao cao su không thể bảo vệ đầy đủ.
- Rửa tay kỹ sau khi đi vệ sinh và thay tã. Chà mạnh trong ít nhất 20 giây và rửa kỹ. Lau khô tay bằng khăn dùng một lần.
- Đừng chuẩn bị thức ăn cho người khác trong khi bạn đang bị nhiễm bệnh.
Nếu ai đó sống gần bạn bị chẩn đoán mắc bệnh viêm gan A, hãy hỏi sở y tế địa phương về vắc xin phòng bệnh nếu bạn lo lắng.
Nếu bạn có dấu hiệu và triệu chứng của viêm gan siêu vi A, hãy nhanh chóng đến các cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán kịp thời.
Phòng ngừa bệnh viêm gan A
Thuốc chủng ngừa căn bệnh viêm gan siêu vi A có thể ngăn ngừa vi rút xâm nhập vào cơ thể. Loại thuốc này thường được tiêm trong hai mũi, mũi thứ hai tiêm sau mũi thứ nhất 6 tháng sau đó.
Trung tâm Kiếm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh đề nghị chủng ngừa cho những đối tượng sau đây:
- Trẻ em 1 tuổi hoặc trẻ em chưa được tiêm vắc xin;
- Nhân viên phòng thí nghiệm có thể tiếp xúc với vi rút;
- Nam giới quan hệ tình dục với nam giới;
- Những người thường xuyên xuất cảnh;
- Những người sử dụng thuốc bất hợp pháp;
- Những người đang điều trị bệnh về máu động;
- Những người bị bệnh gan mãn tính.
Ngoài ra, để đảm bảo an toàn trước khả năng lây lan nhanh chóng đến từ vi rút, đặc biệt là khi đang đi du lịch đến điểm nóng của viêm gan A, bạn cần chú ý:
- Bóc vỏ và rửa thật sạch tất cả rau quả tươi;
- Không ăn thịt, cá, thực phẩm sống chưa qua nấu chín;
- Uống nước đóng chai, sử dụng nước đóng chai kể cả khi đánh răng;
- Tránh tất cả các loại thực phẩm, nước uống không rõ độ an toàn, đặc biệt là đá lạnh;
- Nếu không có nước đóng chai, hãy đun sôi nước trước khi uống;
- Vệ sinh cơ thể thật sạch sẽ, đặc biệt là tay.
Theo eva
Muống biển trị nhọt độc Muống biển thuộc dạng cây thảo mọc bò dài, không cuống, có thân dày, phân nhánh, hầu như có rãnh, nhẵn, thường đo đỏ, ngọn hướng lên. Muống biển Lá hầu như đang thuôn, hình tim sâu ở gốc, tròn hay lõm ở đầu, dài 4-6cm, rộng 5-7cm, nhẵn cả 2 mặt; cuống lá dài 5-7cm, dày về phía gốc, rải rác có...