Nissan và Toyota cắt giảm sản xuất tại Nhật
Nhật báo Nikkei cho biết, Nissan sẽ cắt giảm 15% sản lượng xe lắp ráp tại Nhật vào tháng tới, còn Toyota sẽ giảm hơn 10% vào năm 2014.
Nissan sẽ cắt giảm sản lượng từ mức 1,35 triệu xe/năm xuống còn 1,15 triệu xe.
Đồng yên liên tục tăng giá đã làm giảm khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu Nhật Bản. Hồi tháng 1, Nissan cho biết hãng đã cắt giảm xuất khẩu từ Nhật để giảm sự tác động của việc đồng nội tệ lên giá.
Nissan sẽ ngừng một trong hai dây chuyền sản xuất của nhà máy Oppama ở quận Kanagawa, nhưng không sa thải nhân viên. Hãng cũng sẽ ngừng sản xuất xe Tiida tại Nhật.
Nissan sẽ tăng sản lượng tại các nước mới nổi như Trung Quốc, Brazil và Nga.
Video đang HOT
Dây chuyền trang thiết bị sản xuất bị cắt giảm ở nhà máy Oppama sẽ chuyển đổi thành dây chuyền mẫu được thiết kế để hỗ trợ đẩy nhanh việc đưa các nhà máy ở thị trường mới nổi vào hoạt động.
Trong khi đó, Toyota sẽ cắt giảm hơn 10% sản lượng tại Nhật, xuống còn khoảng 3,1 triệu xe vào năm 2014.
Toyota cũng sẽ không sa thải nhân công trong kế hoạch cắt giảm sản lượng này, đồng thời đảm bảo rằng các nhà cung cấp và đối tác trong nước sẽ vẫn có lợi nhuận.
Toyota muốn duy trì sản lượng lắp ráp xe trong nước ở mức khoảng 3 triệu xe/năm, giảm khoảng 500.000 xe so với hiện tại, dù đồng yên lên giá đang làm giảm lợi nhuận xuất khẩu của tập đoàn.
Thời trước cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, sản lượng của Toyota đạt khoảng 3,9 triệu xe/năm tại Nhật.
Theo XaLuan
Ôtô bị lỗi sẽ buộc phải triệu hồi
Theo website Chinhphu, dự thảo bổ sung mở rộng cho tất cả các loại xe đang được bán tại Việt Nam, bao gồm xe nhập khẩu và lắp ráp trong nước. Trước đó thông tư này chỉ quy định về bảo hành, bảo dưỡng với xe nhập khẩu. Các quy định dành cho xe lắp ráp trong nước nằm ở thông tư 30 của Bộ Giao thông.
Theo quy định mới, tất cả các đơn vị, gồm nhập khẩu và lắp ráp ôtô trong nước sẽ phải thực hiện việc triệu hồi (recall) khi sản phẩm vi phạm các quy định, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hiện hành bắt buộc. Xe gây nguy hiểm về sinh mạng và tài sản do lỗi kỹ thuật trong quá trình thiết kế, chế tạo và dù chưa gây tổn thất về người và tài sản nhưng qua quá trình sử dụng có thể gây nguy hiểm trong một số điều kiện nhất định.
Toyota Việt Nam đã thực hiện triệu hồi Innova vào 2011 do bị lỗi kỹ thuật.
Với xe nhập khẩu, các đơn vị phải tiến hành triệu hồi sửa chữa nếu không sẽ bị rút giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng. Giấy chứng nhận này là một trong những điều kiện quan trọng nhất để đơn vị nhập khẩu được phép nhập xe theo thông tư 20.
Điểm trong quan trọng nữa là cơ quan quản lý sẽ căn cứ theo các quy định, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hiện hành, các thông tin, kết quả điều tra để xem xét và đưa ra quyết định buộc thực hiện triệu hồi sản phẩm.
Trước đó, việc triệu hồi thường do các nhà sản xuất tự tiến hành, dưới các hình thức như "kiểm tra miễn phí". Thuật ngữ "triệu hồi" chỉ xuất hiện khi xảy ra sự cố kỹ thuật của Toyota Việt Nam năm 2011.
Ở các nước có thị trường ôtô phát triển, triệu hồi để sửa chữa là một động thái hết sức bình thường với người tiêu dùng, vì toàn bộ chi phí và trách nhiệm thiệt hại đã có nhà sản xuất chịu. Ngoài ra, đây cũng là cách giám sát chất lượng gián tiếp bởi chỉ cần một sơ xuất nhỏ cũng khiến các hãng thiệt hại hàng trăm triệu USD, hoặc hàng tỷ USD để khắc phục như vụ sữa chữa lỗi dính chân ga của 8,5 triệu xe Toyota.
Một cơ quan được chính phủ chỉ định, chịu trách nhiệm quản lý chất lượng và bảo vệ người tiêu dùng. Ở Mỹ, vai trò này được giao cho Cơ quan an toàn giao thông quốc gia NHTSA, còn Nhật và Hàn Quốc là Bộ Giao thông.
Để đưa ra quyết định triệu hồi một mẫu xe nào đó, cơ quan chức năng phải tiến hành những thủ tục cần thiết để không làm ảnh hưởng tới uy tín của các nhà sản xuất cũng như quyền lợi của người tiêu dùng. Nếu nhà sản xuất tự phát hiện lỗi, họ sẽ thông báo cho cơ quan quản lý về số xe, mẫu xe và đời xe phải triệu hồi. Hãng xe không được tự ý phát lệnh triệu hồi mà bắt buộc thông qua các cơ quan này.
Tại Mỹ, Cơ quan an toàn giao thông quốc gia NHTSA thường xuyên thu thập, thống kê ý kiến phản hồi từ khách hàng hay từ các vụ tai nạn. Nếu có quá số khách hàng theo quy định phàn nàn về một lỗi trên cùng một mẫu xe, Cơ quan này sẽ tiến hành điều tra. Trong trường hợp quá trình điều tra cho thấy lỗi trên là phổ biến, NHTSA sẽ yêu cầu nhà sản xuất xác định những chiếc xe bị lỗi được sản xuất trong khoảng thời gian nào để ra thông báo triệu hồi.
Trọng Nghiệp
Theo VNE
Ghế chống trộm dành cho ôtô Một nhóm các nhà nghiên cứu ở Học viện kỹ thuật công nghiệp cao cấp tại Tokyo đang phát triển loại ghế có khả năng nhận dạng tài xế. Một hệ thống gồm 360 cảm biến đặt trong ghế làm nhiệm vụ đo áp suất của người ngồi tác động lên mặt ghế. Bề mặt ghế trang bị 360 cảm biến đo áp...