Nissan dự báo lợi nhuận xuống mức thấp nhất trong 10 năm qua
Dự kiến năm nay lợi nhuận của Nissan sẽ giảm 80% so với năm trước, mức lợi nhuận thấp nhất kể từ năm 2009 đến nay.
Ông Makoto Uchida – CEO Nissan Motor chia sẻ thông tin trong cuộc họp báo tại trụ sở của hãng ở Yokohama hôm 13/2. Ảnh: Reuters
Lợi nhuận ròng của Nissan Motor sẽ giảm xuống còn 65 tỷ yên (592 triệu USD) cho năm tài chính 2019 (kết thúc vào cuối tháng 3/2020), giảm 80% so với năm trước và xuống mức thấp nhất kể từ năm 2009, thông báo được Nikkei Asia đăng tải hôm 14/2/2020.
Đây là lần thứ hai Nissan hạ dự dự báo mức lợi nhuận cho năm tài chính 2019, giảm tiếp 62% so với dự báo ban đầu là 170 tỷ yên (1,54 tỷ USD) lợi nhuận ròng.
Nguyên nhân được chỉ ra là doanh số bán xe kém cỏi ở Hoa Kỳ và Trung Quốc.
“Thật không may, doanh số bán xe của chúng tôi tệ hơn dự kiến”, Giám đốc điều hành Makoto Uchida nói với các phóng viên ở Yokohama. “Tình hình Nissan đang phải đối mặt là rất nghiêm trọng”.
Nissan cũng hạ dự báo doanh số bán xe toàn cầu trong năm từ 5,24 triệu xuống còn 5,05 triệu xe, trong khi ban đầu dự kiến sẽ bán được 5,54 triệu ô tô trong năm tài chính 2019.
Bảng thống kê lợi nhuận ròng của Nissan từ năm 2015 đến nay, năm tài chính 2019 dự kiến kết thúc vào tháng 3/2020. Nguồn: Nissan
Cuộc họp báo hôm 13/2 không đề cập nhiều đến việc dừng hoạt động tại một số nhà máy ở Trung Quốc do sự bùng phát của dịch Covid-19. “Nissan nối lại sản xuất ở Trung Quốc vào giữa tháng 2, việc đình chỉ nhà máy cũng sẽ có tác động nhất định”, Uchida nói.
Nissan cũng sẽ giảm sản xuất tại một số nhà máy trong nước, ông Uchida cho biết, do dịch bệnh đã cản trở nguồn cung đến từ Trung Quốc.
Video đang HOT
Công ty đã cắt giảm cổ tức hàng năm xuống còn 10 yên/cổ phiếu, mức thấp nhất kể từ năm 2011. Mức giảm này sẽ ảnh hưởng đến Renault, hãng xe Pháp nắm giữ hơn 40% cổ phần tại Nissan. Uchida nhấn mạnh rằng Nissan sẽ tiến hành cắt giảm chi phí.
Trong số 3 nhà sản xuất ô tô lớn nhất của Nhật Bản, tình trạng của Nissan là bết bát nhất về lợi nhuận. Toyota Motor dự báo lợi nhuận 2,35 nghìn tỷ yên (21,3 tỷ USD), Honda Motor dự kiến sẽ kiếm được 595 tỷ yên (5,41 tỷ USD) trong năm tài chính sắp hết thúc ngày 31/3 tới.
Lam Anh
Theo baogiaothong.vn
Thị trường tăng điểm, quản lý quỹ ngậm ngùi báo lỗ
Trong khi các chỉ số của thị trường chứng khoán vẫn ghi nhận mức tăng trưởng trong quý III/2019 thì các "tay chơi" có nghề như nhóm công ty quản lý quỹ lại ngậm ngùi báo lỗ.
Thị trường tăng điểm nhóm quản lý quỹ lại gặp khó
Theo Vụ Quản lý quỹ, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, toàn thị trường có 45 công ty quản lý quỹ đang hoạt động và 4 công ty thuộc dạng tái cấu trúc. Tại thời điểm 30/9/2019, vốn chủ sở hữu của 45 công ty là gần 4.000 tỷ đồng, tổng giá trị tài sản quản lý hơn 301.000 tỷ đồng, tăng trên 15% so với cuối năm 2018.
Thị trường chứng khoán Việt Nam trong 9 tháng năm 2019 là một bức tranh đa chiều, Vn- Index ghi nhận trạng thái vận động khác nhau theo từng quý. Trong quý III, chỉ số Vn-Index tăng 46,62 điểm (tăng 4,91% so với quý II); chỉ số VN30 tăng gần 7% và chỉ số HNX-Index tăng 1,54 điểm (tăng 1,49% so với quý II).
Lợi nhuận suy giảm, chìm trong thua lỗ
Tuy nhiên, vận hành ngược chiều với các chỉ số của thị trường là hầu hết các công ty quản lý quỹ đều ghi nhận lợi nhuận suy giảm, hoặc là tiếp tục chìm trong thua lỗ. Thậm chí, có những công ty còn ghi nhận số lỗ vượt quá 50% vốn chủ sở hữu.
Có thể kể đến CTCP Quản lý quỹ Hợp Lực ghi nhận khoản lỗ 1,3 tỷ đồng trong quý III/2019, nâng mức lỗ lũy kế tính đến thời điểm ngày 30/9/2019 lên 65,8 tỷ đồng, vượt qua mức vốn chủ sở hữu 34,1 tỷ đồng.
Tương tự, trong quý III/2019, CTCP Quản lý quỹ Amber ghi nhận mức doanh thu "hẻo" 297 triệu đồng, lỗ 2,1 tỷ đồng, trong khi các chỉ tiêu này của cùng kỳ năm trước lần lượt là 2,8 tỷ đồng và 789 triệu đồng. Khoản lỗ lũy kế tính đến hết quý III/2019 của công ty tăng lên hơn 27 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu giảm còn 22,9 tỷ đồng.
Đáng chú ý, trong quý II/2019 là thời điểm thị trường chứng khoán giảm, Quản lý quỹ Amber lại báo lãi. Cũng báo lãi trong quý II nhưng lỗ trong quý III còn có CTCP Quản lý quỹ Hùng Việt, Quản lý quỹ đầu tư Chứng khoán Bông Sen.
Cụ thể, quý III/2019, Quản lý quỹ Hùng Việt chỉ đạt 92 triệu đồng doanh thu, lỗ 584 triệu đồng. Lũy kế 9 tháng, doanh thu công ty đạt 401 triệu đồng, lỗ 1,4 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ đạt 623 triệu đồng doanh thu và 503 triệu đồng lợi nhuận.
Quản lý quỹ đầu tư Chứng khoán Bông Sen cũng báo lỗ 603 triệu đồng trong quý III/2019, nhưng do các quý trước kinh doanh có hiệu quả, lũy kế 9 tháng vẫn ghi nhận khoản lãi 15,3 tỷ đồng.
Những tên tuổi lớn trong ngành quản lý quỹ khác như CTCP Quản lý quỹ đầu tư Chứng khoán Việt Long, Quản lý quỹ Thái Bình Dương, Quản lý quỹ đầu tư chứng khoán Phương Đông cũng có hoạt động kinh doanh không mấy khả quan với những khoản lỗ trong quý III và 9 tháng năm 2019.
Thậm chí, không chỉ thua lỗ trong quý III mà CTCP Quản lý quỹ AIC, Quản lý quỹ Việt Cát còn trượt dài trong thua lỗ từ các quý trước. Hết quý III/2019, Quản lý quỹ AIC có lỗ lũy kế 4,6 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu còn 23,3 tỷ đồng.
Thực tế, chỉ số Vn-Index đã ghi nhận mức tăng gần 5% trong quý III và tăng gần 12% kể từ đầu năm, trở thành chỉ số dẫn đầu khu vực Đông Nam Á. Động lực tăng trưởng của thị trường đến từ việc nền kinh tế Việt Nam tiếp tục duy trì mức tăng trưởng cao bất chấp các dấu hiệu tăng trưởng suy giảm của nền kinh tế toàn cầu. GDP Việt Nam đã ghi nhận mức tăng trưởng 6,98% trong 9 tháng năm 2019, cao nhất trong 9 năm qua.
Tương lai mù mịt
Tuy nhiên, thị trường vẫn có những mảng màu xám như dòng tiền "èo uột", thanh khoản trong 9 tháng qua đã sụt giảm khoảng 30% so với cùng kỳ.
Diễn biến này của thị trường khiến ngay cả các "tay chơi" có nghề, dài vốn, dày dạn kinh nghiệm, đồng thời có được sự hậu thuẫn của các ngân hàng mẹ, cổ đông ngoại cũng đối mặt với suy giảm lợi nhuận, thua lỗ.
Do đó, nhóm các công ty quản lý quỹ hoạt động lay lắt tiếp tục chìm trong thua lỗ không có gì là khó hiểu. Kinh doanh thua lỗ đã khiến một số chủ công ty quản lý quỹ quyết định thoái vốn.
Có thể kể đến động thái mới đây của Quản lý quỹ Amber, nhiều cổ đông cũ của công ty bao gồm cả pháp nhân lẫn cá nhân như công ty TNHH Amino Finance Group, công ty TNHH I Capital, CTCP Ampire, ông Nguyễn Trung Kiên, ông Lê Hồng Quang đã chuyển nhượng toàn bộ lượng cổ phần nắm giữ, tổng cộng 49,5% vốn điều lệ, cho nhà đầu tư Lê Mạnh Linh.
Sau giao dịch này, ông Linh nâng tỷ lệ cổ phần nắm giữ tại Quản lý quỹ Amber từ 19,8% lên 69,3%.
Hay như Quản lý quỹ AIC đã thông qua miễn nhiệm toàn bộ 4 thành viên HĐQT cũ nhiệm kỳ 2019 - 2024 gồm Lã Giang Trung (Chủ tịch HĐQT), Trần Phương Dung, Chu Minh Ngọc và Nguyễn Thị Tuyết, đồng thời bầu 3 nhân sự mới là Nguyễn Quốc Việt, Đoàn Minh Đức và Nguyễn Hải Long.
Trong đó, ông Việt lên nắm giữ vị trí Chủ tịch HĐQT thay ông Trung. Công ty cũng quyết định đổi tên thành CTCP Quản lý quỹ Genesis.
Một công ty khác có động thái đổi chủ là Quản lý quỹ Hùng Việt. Ngày 7/11 tới, công ty sẽ triệu tập họp _HĐCĐ bất thường năm 2019 để sửa đổi điều lệ công ty, mở "room" sở hữu cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài lên 100%.
Tuy nhiên, theo ý kiến của một số chuyên gia, với tình trạng kinh doanh thua lỗ triền miên cùng với thông tin hoạt động còn nhiều điểm kém minh bạch, nguồn lực hạn chế, khả năng huy động vốn được là rất thấp.
Theo Linh Đan/thoibaokinhdoanh.vn
Hậu sự cố Youtube: Lợi nhuận sau thuế Tập đoàn Yeah1 âm 230 tỷ đồng 9 tháng năm 2019, lợi nhuận sau thuế Tập đoàn Yeah1 (Mã CK: YEG) ở mức âm hơn 230 tỷ đồng, tương đương 275% so với cùng kỳ 2018. CTCP Tập đoàn Yeah1 vừa công bố báo cáo tài chính quý III/2019, ghi nhận kết quả kinh doanh giảm sút. Cụ thể, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 275...