Ninh Thuận tạo thuận lợi lưu thông hàng hóa an toàn, thông suốt
Để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động vận chuyển, lưu thông hàng hóa một cách an toàn, thông suốt giữa các vùng và địa phương, UBND tỉnh Ninh Thuận đã có nhiều giải pháp đảm bảo vừa phòng, chống dịch có hiệu quả, vừa đảm bảo hàng hoá được lưu thông thông suốt, an toàn để phục vụ đời sống dân sinh, đáp ứng hoạt động sản xuất kinh doanh.
Lực lượng Cảnh sát Giao thông – Công an tỉnh Ninh Thuận điều tiết, phân luồng, tránh ách tắc giao thông xảy ra tại mối giao thông lớn trên tuyến Quốc lộ 1A đoạn qua huyện Ninh Phước.
Theo ông Phan Tấn Cảnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận, việc tổ chức lưu thông, vận chuyển hàng hóa trong bối cảnh dịch COVID-19 được tỉnh triển khai một cách đồng bộ, thống nhất. Theo nguyên tắc, các phương tiện vận tải hàng hóa phải đảm bảo an toàn về kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định pháp luật.
Bên cạnh đó, thực hiện đầy đủ các nội dung có liên quan đến phòng, chống dịch COVID-19 theo hướng dẫn của Bộ Y tế và các quy định của pháp luật về phòng, chống dịch; đồng thời, đội ngũ lái xe, người theo xe, nhân viên bốc xếp hàng hóa phải được tiêm vaccine phòng dịch COVID-19 theo quy định.
Tùy theo cấp độ áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch, tỉnh Ninh Thuận sẽ phân luồng các tuyến giao thông trên địa bàn tỉnh theo nguyên tắc ưu tiên cho phương tiện vận chuyển các loại hàng hóa thiết yếu phục vụ an sinh xã hội, hoạt động sản xuất kinh doanh, xuất khẩu, y tế phục vụ phòng, chống dịch…Các tuyến giao thông nội tỉnh cũng được kết nối với các tuyến đường ưu tiên Quốc gia bảo đảm giao thông không bị tắc ngẽn, hàng hóa không bị ùn ứ.
Video đang HOT
Đối với trường hợp một số khu vực trong tỉnh thực hiện giãn cách phòng, chống dịch COVID-19, để có đủ lương thực, thực phẩm, hàng hóa thiết yếu phục vụ nhân dân, UBND tỉnh huy động các đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa, hợp tác xã, hộ kinh doanh vận tải hàng hóa trên địa bàn tỉnh có thương hiệu, chất lượng phục vụ tốt, chấp hành tốt các quy định của pháp luật về kinh doanh vận tải và phòng, chống dịch COVID-19, đã đăng ký trên bản đồ an toàn COVID-19 để vận chuyển hàng hóa đi đến phục vụ người dân vùng giãn cách, cách ly.
Tỉnh Ninh Thuận chỉ cho phép người điều khiển phương tiện và nhân viên nghiệp vụ đi cùng trên phương tiện vận chuyển hàng hóa thực hiện nhiệm vụ khi đã có giấy chứng nhận xét nghiệm âm tính với SARS-COV-2 trong vòng 3 ngày (72 giờ kể từ khi có kết quả xét nghiệm); đồng thời, thực hiện khai báo y tế trước khi bắt đầu hành trình và đảm bảo xuất trình mã QR kết quả khai báo y tế khi có yêu cầu kiểm tra.
Nếu người điều khiển phương tiện và nhân viên nghiệp vụ đi cùng trên phương tiện vận chuyển hàng hóa có lưu trú tại Ninh Thuận phải thực hiện cách ly tại nơi nghỉ, lưu trú riêng do doanh nghiệp bố trí, khai báo y tế hằng ngày; đồng thời, thông báo cho nơi lưu trú biết để giám sát, kiểm tra. Nếu có nhu cầu về nhà tại Ninh Thuận phải cách ly y tế theo qui định.
Tỉnh Ninh Thuận cũng thành lập các chốt kiểm soát dịch COVID-19 tại các địa điểm cửa ngõ ra, vào tỉnh; tăng cường kiểm soát các phương tiện vận chuyển hàng hóa; kiểm soát dịch tại địa điểm tập kết phương tiện, điểm trung chuyển, giao nhận hàng hóa để kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định về phòng, chống dịch COVID-19…
UBND tỉnh Ninh Thuận cũng giao cho các đơn vị có liên quan và chính quyền địa phương tăng cường kiểm tra, giám sát tình hình vận chuyển hàng hóa từ các địa phương khác đến tỉnh tại các vị trí giao nhận hàng hóa. Cùng đó, kiểm tra, giám sát lái xe, người bốc dỡ hàng hóa theo xe, cá nhân tiếp nhận hàng hóa trong việc lưu trú tại đơn vị do doanh nghiệp, hộ kinh doanh vận tải bố trí thuộc địa bàn quản lý. Đồng thời, xét nghiệm bằng test nhanh kháng nguyên đối với lái xe, người bốc dỡ và giao nhận hàng hóa chưa có giấy xét nghiệm SARS-CoV-2 khi đi/đến tỉnh hoặc theo đề nghị của đơn vị vận tải.
Ngoài ra, đơn vị có liên quan trong tỉnh cũng khẩn trương thành lập đội tuần tra lưu động thực hiện kiểm tra đột xuất phương tiện lưu thông trên tuyến quốc lộ, tỉnh lộ có dấu hiệu vi phạm quy định phòng, chống dịch COVID-19; kiểm tra, giám sát chủ phương tiện thực hiện đăng ký kê khai và cam kết phạm vi hoạt động vận chuyển hàng hóa trong tỉnh, đảm bảo không để xảy ra dịch bệnh, thực hiện tốt “mục tiêu kép” vừa phòng, chống dịch bệnh, vừa phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh trong thời gian tới.
Ninh Thuận kéo dài thời gian thực hiện giãn cách xã hội thêm 7 ngày
UBND tỉnh Ninh Thuận vừa có quyết định kéo dài thời gian thực hiện giãn cách xã hội tại các huyện, thành phố thêm 7 ngày, bắt đầu từ ngày 31/7 đến hết ngày 6/8.
Lực lượng xung kích tình nguyện huyện Ninh Phước ngày đêm trực chốt kiểm soát dịch tại thị trấn Phước Dân, nơi có nhiều điểm phong tỏa.
Mặc dù đã qua 15 ngày thực hiện Chỉ thị 15 và 16 của Thủ tướng Chính phủ để tập trung công tác phòng, chống dịch COVID-19 và bước đầu đã đạt những kết quả quan trọng, tuy nhiên do nguy cơ dịch bệnh trong tỉnh vẫn còn cao, đặc biệt tại thành phố Phan Rang-Tháp Chàm và huyện Ninh Phước, UBND tỉnh Ninh Thuận thống nhất kéo dài thời gian thực hiện giãn cách xã hội tại các huyện, thành phố theo Chỉ thị số 16/CT-UBND ngày 16/7/2021 của UBND tỉnh thêm 7 ngày, bắt đầu từ ngày 31/7 đến hết ngày 6/8 tới.
Theo ông Trần Quốc Nam, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Ninh Thuận, ngoài việc kéo dài thời gian thực hiện giãn cách xã hội tại các huyện, thành phố, UBND tỉnh còn bổ sung các giải pháp phòng, chống dịch, nhằm tiếp tục thực hiện có hiệu quả hơn nữa công tác này trên địa bàn trong thời gian tới.
Theo đó, đối với thành phố Phan Rang-Tháp Chàm và huyện Ninh Phước (địa phương thực hiện theo Chỉ thị số 16/CT-TTg) sẽ áp dụng bổ sung giải pháp đó là: Yêu cầu mọi người dân hạn chế tối đa ra đường; các cửa hàng, cơ sở kinh doanh phải đóng cửa từ 18 giờ hôm trước đến 4 giờ sáng hôm sau. Việc này được thực hiện từ 18 giờ ngày 31/7 cho đến khi có thông báo mới.
Trong thời điểm trên, việc ra đường chỉ áp dụng đối với các trường hợp: Cấp cứu, các lực lượng làm công tác phòng, chống dịch hoặc các lực lượng hỗ trợ theo yêu cầu điều phối để phòng, chống dịch bệnh của cơ quan chức năng, chính quyền địa phương; cán bộ, phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo, đài của tỉnh và của các cơ quan thường trú của Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh; công nhân vệ sinh môi trường đô thị, xử lý sự cố về: điện, nước, hệ thống thông tin và hạ tầng kỹ thuật; các phương tiện vận chuyển hàng hóa thiết yếu; phương tiện đưa đón lực lượng thực hiện nhiệm vụ phòng, chống dịch; phương tiện vận chuyển vật tư phục vụ sản xuất, hàng hóa xuất nhập khẩu và các cửa hàng xăng dầu, các nhà thuốc.
UBND tỉnh Ninh Thuận đề nghị các Sở, ngành, chính quyền các địa phương thống nhất hướng dẫn cụ thể về nhận diện lực lượng, phương tiện được phép lưu thông sau 18 giờ hằng ngày; đồng thời tăng cường lực lượng và tổ chức tuần tra, kiểm soát thường xuyên, liên tục 24/24 giờ các tuyến đường, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, tạm giữ hành chính trong trường hợp chống đối người thi hành công vụ, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng có trường hợp vi phạm không bị xử lý.
Bên cạnh đó, UBND tỉnh cũng giao Sở Y tế, các ngành và các địa phương liên quan tận dụng tối đa thời gian "vàng" khi thực hiện giãn cách để tăng tốc làm sạch các vùng dịch, ổ dịch, phát hiện tối đa các ổ dịch trên địa bàn, dứt khoát không để phát sinh ổ dịch mới, hình thành vùng an toàn, vững chắc, nhanh nhất có thể.
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Ninh Thuận, tính đến sáng 31/7, toàn tỉnh ghi nhận 194 trường hợp mắc COVID-19; ngành y tế đã kiểm soát và ngăn chặn được nguồn lây nhiễm, hiện không có ca lây nhiễm trong cộng đồng.
Thông luồng cho vận chuyển hàng hóa Bộ Công Thương vừa có hai công văn gửi Bộ Giao thông vận tải và Sở Công Thương các tỉnh, thành phố đề nghị tháo gỡ khó khăn cho hoạt động vận chuyển, lưu thông hàng hóa. Các xe chở hàng hóa xếp hàng chờ khai báo thủ tục để vào Cần Thơ tại Bến xe Trung tâm thành phố. Ảnh: Thanh Liêm/TTXVN...