Ninh Thuận: Sóng biển xâm thực sâu, cuộc sống người dân bị ảnh hưởng
Thời gian qua, tuyến bờ biển ở các thôn Khánh Nhơn 1, Khánh Nhơn 2, xã Nhơn Hải, huyện Ninh Hải ( tỉnh Ninh Thuận) bị sóng biển xâm thực nghiêm trọng. Nhiều đoạn đê kè, nhà cửa, tài sản liên tục bị sóng biển cuốn trôi, khiến cuộc sống của hàng chục hộ dân sống ven biển luôn thấp thỏm, lo âu nhất là khi mùa mưa bão cận kề.
Tuyến bờ biển xã Nhơn Hải bị xói lở nghiêm trọng do sóng biển xâm thực. Ảnh: Nguyễn Thành – TTXVN
Hiện tại, tuyến bờ biển dài hơn 2 km thuộc các thôn Khánh Nhơn 1, Khánh Nhơn 2 đang bị sóng biển xâm thực ngày một sâu vào trong đất liền. Theo người dân địa phương, tình trạng sóng biển xâm thực đã diễn ra từ nhiều năm qua; tuy nhiên thời gian gần đây cường độ sóng biển xâm thực diễn ra ngày càng mạnh hơn, sóng to kèm theo gió mạnh liên tục đánh ập vào bờ gây sạt lở, cuốn trôi nhiều nhà cửa, thuyền bè trong đêm khiến nhiều hộ dân lo sợ phải di chuyển đi nơi khác sinh sống. Các hộ bám trụ còn lại gom tiền mua đá đổ kè chắn sóng tạm thời nhưng mỗi lần sóng to đánh vào lại cuốn trôi đất cát khiến bờ biển tiếp tục bị sạt lở.
Ông Nguyễn Thành (ơ thôn Khánh Nhơn 1, xã Nhơn Hải) lo lắng cho biết, cách đây chục năm, bờ biển cách nhà ông cả cây số thế nhưng mấy năm trở lại đây sóng biển xâm thực mạnh đã cuốn trôi cả hàng cây dương trông đê chắn sóng trước nhà, giờ nhà ông chỉ cách biển chưa đầy 15 mét. Để đảm bảo an toàn, gia đình ông phải tự bỏ tiền thuê xe chơ đá đô kè với giá từ 600.000 – 700.000 đồng/xe, mỗi năm đổ hàng chục xe đá nhưng không hiệu quả, mỗi lần sóng to đánh vào bờ lại cào đá ra biển.
Bà Lê Thị Thanh Hoa cũng ở thôn Khánh Nhơn 1 cho hay, sóng to, gió mạnh vào ban đêm lam ca nha bà không ai an tâm, nhiều hôm sóng lớn đánh tràn vào trong nhà, vợ chồng con cái phải dọn dẹp cả đêm. Nhiều lần thuyền thúng của gia đình neo đậu trước nhà cũng bị sóng mạnh đánh đứt dây trôi ra biển. Anh em đi biển vất vả nhưng năm nào cũng cố gắng góp tiền lại mua đá đổ kè để chắn sóng, hạn chế sạt lở bờ biển thế nhưng mỗi ngày sóng biển lại càng lấn sát nhà, không biết phải làm sao.
Theo ông Trần Đồng Linh – Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Nhơn Hải (huyện Ninh Hải), hiện tại có gần 30 hộ dân và một số trại nuôi tôm ven biển các thôn Khánh Nhơn 1, Khánh Nhơn 2 bị ảnh hưởng do biển xâm thực. Người dân đã kiến nghị nhiêu lân nhưng do kinh phí địa phương hạn hẹp nên không đủ khả năng xây kè kiên cố. Chính quyền địa phương đã vận động bà con sống bên cạnh bờ biển di dời vào sâu trong đất liền, tiếp tục đổ đá kè bờ biển tạm thời để hạn chế thiệt hại. Đồng thời, kiến nghị cấp trên quan tâm, sớm đầu tư xây dựng kè chắn sóng để đảm bảo an toàn, giúp người dân ổn định cuộc sống.
Video đang HOT
Để thực hiện tốt công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trong năm 2018 và những năm tiếp theo, tỉnh Ninh Thuận đã kiến nghị Ủy ban quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai và các bộ, ngành Trung ương quan tâm, hỗ trợ địa phương kinh phí 397 tỷ đồng để xử lý các điểm sạt lở; các tuyến đê, kè ven biển đang bị xâm thực nghiêm trọng hiện nay./.
Theo Nguyễn Thành/TTXVN
Người dân ở Hạ Long, Cẩm Phả lo sạt lở, lũ bùn mùa mưa bão
Nhiều người dân ở TP Hạ Long, TP Cẩm Phả (Quảng Ninh) luôn nơm nớp nỗi lo sạt lở, ảnh hưởng đến sinh hoạt và tính mạng, nhất là trong mùa mưa bão.
Sống tại khu vực đô thị trung tâm của tỉnh Quảng Ninh nhưng nhiều người dân ở TP Hạ Long, TP Cẩm Phả lại luôn nơm nớp nỗi lo sạt lở, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt và cả tính mạng, nhất là trong mùa mưa bão.
Tảng đá 10 tấn rơi từ trên núi xuống nhà dân tại phường Quang Hanh, TP Cẩm Phả.
Đêm 26/7 vừa qua, tại khu 1A, phường Quang Hanh, TP Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh, một tảng đá nặng 10 tấn bất ngờ từ trên núi lăn xuống làm sập 2 căn nhà, 1 người tử vong, 2 người bị thương.
Bà Lê Thị Khoát, một người dân sống trong khu vực này cho biết, sau vụ tai nạn, nhiều gia đình đã dời đi, còn những nhà chưa đủ điều kiện di dời vẫn phải sống bám dưới chân núi đá.
"Nhà tôi ở đây hơn 20 năm rồi, nhưng đợt này mưa gió, đá to rơi xuống nên rất sợ", bà Khoát lo lắng.
Đây không phải là vụ tai nạn hiếm hoi vì đá lở ngay trong khu vực đô thị của Quảng Ninh. Núi Bài Thơ tại trung tâm TP Hạ Long cũng đã vài lần lở đá, gây thiệt hại về người và tài sản. Nguyên nhân được cho là do Quảng Ninh có tới 80% diện tích là đồi núi, Hạ Long hay Cẩm Phả đều là những đô thị ít mặt bằng nên nhiều khu dân cư phải bám dưới chân núi đá cheo leo. Vào mùa mưa bão, người dân không khỏi lo lắng khi những tảng đá có thể "từ trên trời rơi xuống" bất cứ lúc nào.
Nhiều khu dân cư ở TP Hạ Long sống men theo chân đồi, nơi đang thi công các dự án bất động sản.
Nếu cho lở đá là tác động của tự nhiên, thì việc đất đá trên đồi sạt lở, việc lũ bùn trôi thành dòng, tràn xuống nhà dân mỗi khi mưa lớn lại là tác động của con người. TP Hạ Long đang có không ít dự án bất động sản trên đồi, ngay trên đầu hàng trăm hộ dân đang sinh sống như Dự án khu biệt thự khách sạn Monaco Hạ Long, hay Dự án khu biệt thự Đồi Thủy sản tại khu 8, 9 phường Bãi Cháy.
Vài năm gần đây, từ khi các đơn vị thi công bắt đầu chặt cây, tạo mặt bằng, đã có không ít lần đất đá, nước bùn từ trên công trường ồ ạt trôi xuống theo mưa lớn, lấp kín nhà dân, mặt đường, cống thoát nước... Sau mỗi trận mưa, hồ điều hòa dưới chân đồi nhuộm đỏ màu bùn đất.
Anh Nguyễn Thành Long, người dân ở tổ 6, khu 9, phường Bãi Cháy cho biết, mặc dù dự án đã từng bị "tuýt còi", nhà đầu tư cũng đã xây kè, trồng cỏ mái taluy nhưng đến nay tình hình vẫn không được cải thiện là bao.
"Từ đầu mùa đến giờ 10 lần rồi, cứ mưa là đất tràn lấp cống, không thoát kịp lại tràn vào nhà dân, đường của xóm nên người dân rất lo", anh Long chia sẻ.
Năm 2016, tỉnh Quảng Ninh đã phê duyệt Đề án di dân tổng thể ra khỏi vùng sạt lở, ngập lụt nguy hiểm và quy hoạch bố trí dân cư phòng tránh thiên tai trên địa bàn tỉnh với 1.758 hộ, kinh phí trên 2 nghìn tỷ đồng. Tuy nhiên phần lớn các hộ dân thuộc diện di dời theo đề án này sống ở chân các bãi thải và khai trường khai thác than, khu vực nguy cơ sụt lún cao. Còn tại khu vực chân đồi núi, dưới chân các dự án dân cư còn biến động nên việc đánh giá tác động chưa được thực hiện đầy đủ.
Tình trạng nước mưa kéo theo bùn đất tràn xuống đường từ các dự án đã trở nên quen thuộc ở TP Hạ Long.
Ông Đoàn Mạnh Phương, Chánh Văn phòng Ban chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh Quảng Ninh cho biết, việc sạt lở, ngập lụt trong khu vực đô thị chính là mặt trái của tốc độ phát triển kinh tế-xã hội nhanh chóng.
"Chúng tôi đề nghị các địa phương tiếp tục rà soát các vị trí có nguy cơ cao về sạt lở để chủ động di dời dân ra khỏi khu vực này. Công tác quy hoạch khu dân cư, công tác đánh giá ảnh hưởng của các hình thái thiên tai đến quy hoạch phải được đánh giá một cách đầy đủ, chính xác, phù hợp với thực tiễn, hạn chế tối đa tác động của con người vào thiên nhiên," ông Phương nói.
Bên cạnh trách nhiệm của chính quyền, người dân đang sinh sống tại các khu vực này cũng cần chủ động nâng cao ý thức, phối hợp với lực lượng chức năng di dời khi cần thiết, hạn chế tối đa khả năng thiệt hại về tính mạng, tài sản do thiên tai, mưa bão gây ra./.
Theo Trường Giang/VOV-Đông Bắc
Dự án đê, kè biển gần 200 tỷ đồng ngổn ngang trước mùa mưa bão Dự án đê, kè biển trên địa bàn xã Quảng Thái, huyện Quảng Xương (Thanh Hóa) được đầu tư hơn 180 tỷ đồng thi công dở dang rồi dừng lại do thiếu vốn. Trong khi đó, mùa mưa bão đang đến gần, không đáp ứng yêu cầu phòng chống lụt bão và ngăn chặn hiện tượng xâm thực, sạt lở bờ biển ngày...