Ninh Thuận phát triển ‘lá chắn xanh’ rừng phòng hộ ven biển
Tỉnh Ninh Thuận tập trung quản lý, bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ ven biển nhằm tạo “ lá chắn xanh” ứng phó với biến đổi khí hậu, giữ gìn đa dạng sinh học; qua đó góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của địa phương.
Mô hình trồng rừng ngập mặn phục hồi hệ sinh thái, ứng phó biến đổi khí hậu tại khu vực Đầm Nại (huyện Ninh Hải). Ảnh: Nguyễn Thành/TTXVN
UBND tỉnh Ninh Thuận vừa ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 1662/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án bảo vệ và phát triển rừng vùng ven biển nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu và thúc đẩy tăng trưởng xanh đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh để bảo vệ và phát triển diện tích rừng phòng hộ, đặc dụng ven biển theo hướng bền vững.
Theo đó, tỉnh Ninh Thuận tăng cường quản lý, bảo vệ diện tích rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất là rừng tự nhiên vùng ven biển với diện tích giao khoán bảo vệ rừng phòng hộ, đặc dụng khoảng 6.500 ha. Tỉnh trồng mới 200 ha rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay trên đất cát, đồi núi đá ven biển kết hợp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên rừng phòng hộ 1.500 ha, nâng cấp 420 ha rừng trồng phòng hộ có mật độ thấp. Ngoài ra, tỉnh trồng thêm một triệu cây phân tán để góp phần tăng tỷ lệ che phủ rừng, chống sa mạc hóa và sạt lở vùng ven biển; kết hợp xây dựng các mô hình phát triển sinh kế cho người dân tham gia nhận khoán bảo vệ rừng.
Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận Lê Huyền, Ninh Thuận tập trung khôi phục hệ sinh thái rừng ven biển để bảo tồn đa dạng sinh học, chống sa mạc hóa, suy thoái đất, nâng tỷ lệ che phủ rừng nhằm góp phần giảm nhẹ thiên tai, bảo vệ môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Việc phát triển rừng phòng hộ ven biển cũng nhằm đáp ứng các mục đích phát triển kinh tế – xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh của tỉnh.
Mô hình trồng rừng ngập mặn phục hồi hệ sinh thái, ứng phó biến đổi khí hậu tại khu vực Đầm Nại (huyện Ninh Hải). Ảnh: Nguyễn Thành/TTXVN
Video đang HOT
UBND tỉnh Ninh Thuận đề ra các nhiệm vụ và giải pháp triển khai thực hiện như: Tăng cường tuần tra, kiểm tra bảo vệ rừng, đất quy hoạch cho lâm nghiệp; thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi phá rừng, lấn chiếm đất rừng, khai thác lâm sản và các hành vi vi phạm pháp luật khác về quản lý, bảo vệ rừng. Các đơn vị chức năng tổ chức giám sát và kiểm soát chặt chẽ các dự án có nhu cầu chuyển mục đích sử dụng rừng, đất rừng. Cùng với đó, Ninh Thuận xây dựng các cơ chế, chính sách nhằm huy động đa dạng các nguồn lực từ các chương trình, dự án hỗ trợ, đầu tư cho phát triển lâm nghiệp gắn với giảm nghèo bền vững ở các vùng ven biển đặc biệt khó khăn. Tỉnh khuyến khích các hình thức liên kết với hộ dân để phát triển rừng ven biển, kết hợp xây dựng các mô hình nuôi trồng thủy sản theo hướng bền vững, nông – lâm kết hợp du lịch sinh thái; triển khai hiệu quả chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng để bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ ven biển.
Để phát triển diện tích rừng phòng hộ ven biển, Ninh Thuận đặc biệt chú trọng áp dụng các giải pháp khoa học – kỹ thuật để thực hiện trồng rừng, chăm sóc rừng trồng, nâng cấp rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung cây lâm nghiệp phù hợp với điều kiện nắng nóng kéo dài, đất đai khô cằn, nghèo dinh dưỡng. Tỉnh nghiên cứu lựa chọn và thử nghiệm các loài cây bản địa có khả năng chống chịu tốt với thời tiết khô hạn, không bị gia súc cắn phá để đưa vào trồng rừng, đảm bảo hiệu quả đầu tư.
UBND tỉnh giao Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn phối hợp các ban, ngành, địa phương ven biển triển khai nhân rộng mô hình giao khoán bảo vệ rừng, trồng rừng gắn với phát triển sinh kế nhằm từng bước cải thiện thu nhập, nâng cao đời sống cho người dân sống ven rừng. Các đơn vị chủ rừng đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân chấp hành pháp luật về lâm nghiệp, nâng cao nhận thức về vai trò, giá trị của rừng vùng ven biển.
Khu vực rừng khoanh nuôi tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung thuộc rừng phòng hộ ven biển huyện Thuận Nam. Ảnh: TTXVN phát
Những năm qua, việc trồng rừng phòng hộ ven biển được các Ban Quản lý rừng phòng hộ, công ty lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận chú trọng triển khai thực hiện. Ninh Thuận hiện có trên 196.828 ha rừng và đất lâm nghiệp phát triển rừng, trong đó diện tích rừng và đất rừng phòng hộ trên 125.969 ha; rừng và đất rừng đặc dụng trên 41.626 ha, rừng và đất rừng sản xuất hơn 29.232 ha.
Trong năm 2021, Ninh Thuận trồng mới được trên 547 ha rừng, trong đó trồng mới hơn 505 ha rừng phòng hộ; kết hợp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng với diện tích trên 3.737 ha và giao khoán bảo vệ rừng trên 66.523 ha. Nhờ đó, chất lượng rừng được cải thiện, nhiều diện tích rừng nghèo kiệt được phục hồi, tỷ lệ che phủ rừng đạt gần 47%.
Khánh thành Nhà máy điện gió số 5 tại Ninh Thuận
Sáng 14/11, tại xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước (tỉnh Ninh Thuận), Tập đoàn Trung Nam (Trungnam Group) tổ chức khánh thành Nhà máy điện gió số 5 - Ninh Thuận, với công suất 46,2MW, tổng vốn đầu tư 1.633 tỷ đồng.
Các đại biểu thực hiện nghi thức cắt băng khánh thành Dự án Nhà máy điện gió số 5 - Ninh Thuận.
Dự án Điện gió số 5 - Ninh Thuận có quy mô 11 trụ, sản lượng khai thác dự kiến khoảng 136.281MWh/năm. Theo đó, 11 tuabin của dự án được cung cấp bởi Công ty Enercon (Cộng hòa Liên bang Đức) có công nghệ không hộp số với ưu điểm có thể hoạt động với tốc độ gió thấp từ 2 - 2,5m/s, góp phần đáng kể trong việc khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên quốc gia.
Ông Nguyễn Tâm Tiến, Tổng giám đốc Trungnam Group cho biết, trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 phức tạp đã ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình thi công của doanh nghiệp. Tuy nhiên, với bản lĩnh và kinh nghiệm của một Tập đoàn năng lượng hàng đầu trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, Trungnam Group đã vượt qua khó khăn, thách thức và đã hoàn thành đưa vào vận hành thương mại dự án điện gió số 5 trước thời hạn quan trọng 31/10/2021, đảm bảo các chỉ tiêu về kinh tế, kỹ thuật và tài chính.
Nhà máy điện gió số 5 - Ninh Thuận đi vào hoạt động chính là cột mốc đặc biệt cho chiến dịch hoàn thành 200 MW điện gió và 650MW điện mặt trời với tổng công suất 853,15MW của Trung nam Group tại Ninh Thuận. Qua đó, góp phần đưa Ninh Thuận đến gần với mục tiêu trở thành trung tâm năng lượng tái tạo của cả nước.
Đến thời điểm này, Trungnam Group đã có các dự án tiêu biểu như: Điện gió số 5 - Ninh Thuận với công suất 46,2MW; Điện gió Thuận Bắc với công suất 151,95MW; Điện mặt trời Thuận Nam với công suất 450MW; Điện mặt trời Thuận Bắc với công suất 204MW. Tổng sản lượng điện đạt 2,25 tỷ Kwh/năm. Tổng mức đầu tư đa lĩnh vực của Trungnam Group tại Ninh Thuận đã lên tới con số 2 tỷ USD.
Xuyên suốt quá trình thực hiện các dự án tại tỉnh Ninh Thuận, Trungnam Group còn đồng hành với địa phương thông qua nhiều chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Theo đó, Trungnam Group đã hỗ trợ kinh phí hơn 109 tỷ đồng để chính quyền các địa phương vùng dự án đầu tư xây dựng cơ sợ hạ tầng, giáo dục, y tế... nhằm nâng cao chất lượng sống của người dân.
Đặc biệt, tại lễ khánh thành dự án Điện gió số 5, Trungnam Group đã dành tặng 10 căn nhà tình nghĩa cho những gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại huyện Ninh Phước với kinh phí 500 triệu đồng.
Ông Trần Quốc Nam, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận đã ghi nhận và đánh giá cao sự nỗ lực của Trungnam Group trong việc thi công dự án, góp phần thực hiên mục tiêu chiến lược đưa Ninh Thuận sớm trở thành trung tâm năng lượng tái tạo của cả nước.
Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận Trần Quốc Nam yêu cầu các sở, ngành, chính quyền địa phương vùng dự án tiếp tục đồng hành, tạo điều kiện để Trungnam Group đầu tư phát triển; góp phần thực hiện đạt mục tiêu trở thành trung tâm năng lượng tái tạo của cả nước. Bên cạnh đó, Chủ tịch UBND tỉnh cũng mong muốn Trungnam Group cố gắng tạo điều kiện để thu hút lao động là người dân vùng dự án, quan tâm đóng góp nhiều hơn nữa cho an sinh xã hội tại địa phương.
Các trụ điện gió của Nhà máy điện gió số 5 - Ninh Thuận bắt đầu hoạt động.
Hiện doanh nghiệp này tiếp tục đẩy nhanh tiến trình hiện thực hóa các mục tiêu, tầm nhìn chiến lược định hình Trungnam Group đến 2025 sẽ là một tập đoàn đầu tư bền vững, quy mô toàn cầu; trong đó năng lượng tiếp tục là ngành kinh doanh mũi nhọn với các dự án trọng điểm đã hoàn thành, tiêu biểu như: Nhà máy điện gió Ea Nam ở tỉnh Đắk Lắk công suất 400MW; Trang trại điện mặt trời Thuận Nam công suất 450MW... với doanh thu dự kiến đến năm 2025 hơn 1,5 tỷ USD/năm. Đồng thời, Trungnam Group tiếp tục duy trì vị thế là nhà đầu tư năng lượng tái tạo số 1 tại thị trường Việt Nam và Đông Nam Á.
Dự kiến, đến năm 2025, Trungnam Group sẽ nâng mức công suất sở hữu lên thành 3,8GW năng lượng tái tạo và 1,5GW điện khí LNG, đóng góp vào tiến trình giảm phát thải Carbon tương đương hơn 13 triệu tấn carbon so với điện than; đồng thời duy trì tăng trưởng ít nhất 20% mỗi năm.
Năm 2021, Trungnam Group đã hoàn thành 3 dự án điện gió lớn; trong đó Dự án Điện gió Ea Nam ở tỉnh Đăk Lăk trở thành dự án nhà máy điện gió trên bờ có công suất lớn nhất Việt Nam hiện nay với 400MW; Dự án Đông Hải 1 ở tỉnh Trà Vinh trở thành dự án điện gió trên biển lớn nhất với công suất 100MW. Tính đến thời điểm hiện tại, Trungnam Group là doanh nghiệp có tổng số lượng dự án năng lượng tái tạo lớn nhất tại Việt Nam.
Ninh Thuận: Không để người dân ở lại trên tàu thuyền, lồng bè nuôi thủy sản UBND tỉnh Ninh Thuận yêu cầu các cơ quan chức năng kiên quyết không để người dân ở lại trên tàu thuyền, phương tiện thủy nội địa, lồng bè nuôi thủy sản trước 16 giờ ngày 26/10. Trường hợp cần thiết phải cưỡng chế di dời để đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của người dân. Chiều 26/10, Chủ tịch...