Ninh Thuận kéo dài thời gian thực hiện giãn cách xã hội thêm 7 ngày
UBND tỉnh Ninh Thuận vừa có quyết định kéo dài thời gian thực hiện giãn cách xã hội tại các huyện, thành phố thêm 7 ngày, bắt đầu từ ngày 31/7 đến hết ngày 6/8.
Lực lượng xung kích tình nguyện huyện Ninh Phước ngày đêm trực chốt kiểm soát dịch tại thị trấn Phước Dân, nơi có nhiều điểm phong tỏa.
Mặc dù đã qua 15 ngày thực hiện Chỉ thị 15 và 16 của Thủ tướng Chính phủ để tập trung công tác phòng, chống dịch COVID-19 và bước đầu đã đạt những kết quả quan trọng, tuy nhiên do nguy cơ dịch bệnh trong tỉnh vẫn còn cao, đặc biệt tại thành phố Phan Rang-Tháp Chàm và huyện Ninh Phước, UBND tỉnh Ninh Thuận thống nhất kéo dài thời gian thực hiện giãn cách xã hội tại các huyện, thành phố theo Chỉ thị số 16/CT-UBND ngày 16/7/2021 của UBND tỉnh thêm 7 ngày, bắt đầu từ ngày 31/7 đến hết ngày 6/8 tới.
Theo ông Trần Quốc Nam, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Ninh Thuận, ngoài việc kéo dài thời gian thực hiện giãn cách xã hội tại các huyện, thành phố, UBND tỉnh còn bổ sung các giải pháp phòng, chống dịch, nhằm tiếp tục thực hiện có hiệu quả hơn nữa công tác này trên địa bàn trong thời gian tới.
Theo đó, đối với thành phố Phan Rang-Tháp Chàm và huyện Ninh Phước (địa phương thực hiện theo Chỉ thị số 16/CT-TTg) sẽ áp dụng bổ sung giải pháp đó là: Yêu cầu mọi người dân hạn chế tối đa ra đường; các cửa hàng, cơ sở kinh doanh phải đóng cửa từ 18 giờ hôm trước đến 4 giờ sáng hôm sau. Việc này được thực hiện từ 18 giờ ngày 31/7 cho đến khi có thông báo mới.
Video đang HOT
Trong thời điểm trên, việc ra đường chỉ áp dụng đối với các trường hợp: Cấp cứu, các lực lượng làm công tác phòng, chống dịch hoặc các lực lượng hỗ trợ theo yêu cầu điều phối để phòng, chống dịch bệnh của cơ quan chức năng, chính quyền địa phương; cán bộ, phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo, đài của tỉnh và của các cơ quan thường trú của Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh; công nhân vệ sinh môi trường đô thị, xử lý sự cố về: điện, nước, hệ thống thông tin và hạ tầng kỹ thuật; các phương tiện vận chuyển hàng hóa thiết yếu; phương tiện đưa đón lực lượng thực hiện nhiệm vụ phòng, chống dịch; phương tiện vận chuyển vật tư phục vụ sản xuất, hàng hóa xuất nhập khẩu và các cửa hàng xăng dầu, các nhà thuốc.
UBND tỉnh Ninh Thuận đề nghị các Sở, ngành, chính quyền các địa phương thống nhất hướng dẫn cụ thể về nhận diện lực lượng, phương tiện được phép lưu thông sau 18 giờ hằng ngày; đồng thời tăng cường lực lượng và tổ chức tuần tra, kiểm soát thường xuyên, liên tục 24/24 giờ các tuyến đường, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, tạm giữ hành chính trong trường hợp chống đối người thi hành công vụ, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng có trường hợp vi phạm không bị xử lý.
Bên cạnh đó, UBND tỉnh cũng giao Sở Y tế, các ngành và các địa phương liên quan tận dụng tối đa thời gian “vàng” khi thực hiện giãn cách để tăng tốc làm sạch các vùng dịch, ổ dịch, phát hiện tối đa các ổ dịch trên địa bàn, dứt khoát không để phát sinh ổ dịch mới, hình thành vùng an toàn, vững chắc, nhanh nhất có thể.
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Ninh Thuận, tính đến sáng 31/7, toàn tỉnh ghi nhận 194 trường hợp mắc COVID-19; ngành y tế đã kiểm soát và ngăn chặn được nguồn lây nhiễm, hiện không có ca lây nhiễm trong cộng đồng.
Một số địa phương chưa thực hiện đúng chỉ đạo về tạo thuận lợi cho vận chuyển hàng hóa
Sau ngày đầu thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Lê Văn Thành về việc tạo thuận lợi cho vận chuyển hàng hóa trong tình hình dịch COVID-19, phản ánh từ các hiệp hội, doanh nghiệp cho thấy một số địa phương vẫn chưa tuân thủ đúng.
Lực lượng chức năng hướng dẫn các phương tiện quay đầu tại trạm thu phí Pháp Vân - Cầu Giẽ khi thực hiện Chỉ thị 17 của UBND Thành phố Hà Nội. Ảnh: Minh Quyết/TTXVN
Như TTXVN đã đưa tin, thời gian qua, các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn trong việc vận chuyển hàng hóa do mỗi nơi áp dụng quy định phòng, chống dịch một kiểu, thiếu thống nhất. Mặc dù các Bộ Công Thương, Y tế, Giao thông vận tải và Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành đã có nhiều văn bản đề nghị tạo thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa, song, một số địa phương vẫn không thực hiện dúng các chỉ đạo và hướng dẫn.
Trước tình hình trên, chiều 29/7, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Lê Văn Thành về việc tạo thuận lợi cho vận chuyển hàng hóa trong tình hình dịch COVID-19.
Văn bản nêu rõ, để tạo thuận lợi cho vận chuyển hàng hóa trong tình hình dịch COVID-19, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương không kiểm tra tại các chốt kiểm soát dịch đối với phương tiện có Giấy nhận diện có QR Code còn thời hạn do ngành Giao thông vận tải cấp vận chuyển hàng hóa phục vụ xây dựng, sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu, tiêu dùng (trừ các hàng hóa cấm sản xuất, kinh doanh theo quy định) trên tất cả các tuyến đường cao tốc, quốc lộ, tỉnh lộ, đường giao thông liên huyện, giao thông đô thị trên phạm vi cả nước. Trường hợp phương tiện không có Giấy nhận diện có QR Code hoặc có những hết thời hạn, sẽ thực hiện kiểm tra việc khai báo y tế và Giấy chứng nhận kết quả xét nghiệm với SARS-COV-2 đối với người trên phương tiện.
Người trên phương tiện chở hàng hóa lưu thông phải thực hiện nghiêm quy định 5K và có Giấy chứng nhận kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 bằng phương pháp RT-PCR hoặc test nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2 trong thời hạn 72 giờ kể từ thời điểm có kết quả xét nghiệm.
Tại các vùng có dịch, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ động có giải pháp phân luồng, tổ chức giao thông phù hợp, hạn chế thấp nhất phương tiện vào trung tâm đô thị để phòng, chống dịch bệnh nhưng phải bảo đảm hoạt động vận chuyển, lưu thông, phân phối hàng hóa thông suốt qua địa bàn.
Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện các nội dung trên từ 0 giờ ngày 30/7/2021.
Sau ngày đầu thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng, phản ánh từ các hiệp hội, doanh nghiệp cho thấy một số địa phương vẫn chưa tuân thủ đúng. Ông Nguyễn Duy Minh, Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA) cho biết, nhiều chốt kiểm soát dịch "chỉ nghe lệnh của UBND tỉnh, trong khi một số địa phương chưa kịp ban hành chỉ đạo nên các chốt này vẫn bắt xe quay đầu". Nêu thực tế từ doanh nghiệp của mình, ông Minh cho hay, một xe của Công ty chở hàng ở Trị An (Vĩnh Cửu - Đồng Nai) đã bị dừng lại, sau khi trình bày, đưa văn bản chỉ đạo của Phó Thủ tướng, xe này mới được thông chốt.
Trao đổi với phóng viên TTXVN tối 30/7, ông Trần Đức Nghĩa, Phó ban Hải quan Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam, Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn quốc tế Delta cho biết, xe của công ty ông lưu thông tại Vĩnh Phúc vẫn bị lực lượng chức năng yêu cầu có giấy nhận diện phương tiện luồng xanh mặc dù lái xe có giấy xét nghiệm. Còn tại Thái Nguyên và Quảng Ninh vẫn yêu cầu có giấy xét nghiệm RT-PCR, trong khi lái xe đã có giấy test nhanh.
Sáng nay, nhân viên của công ty thực hiện test nhanh ở Bắc Ninh rồi lên làm việc với Hải quan Thái Nguyên. Tới Thái Nguyên, lái xe bị chốt kiểm dịch dừng xe yêu cầu phải có test RT-PCR và phải quay đầu. "Tới chốt cuối cùng, họ còn áp tải xe cho tới khi vào tận làn đường về Hà Nội, họ mới an tâm quay về. Anh em cứ nghĩ có công văn của Văn phòng Chính phủ, làm test nhanh rồi là yên tâm lên làm việc với cơ quan chức năng trên đó", ông Nghĩa cho biết.
Cần tháo gỡ ách tắc để duy trì song song sản xuất và lưu thông nông sản Dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp tại nhiều tỉnh, thành phía Nam dẫn đến khả năng phải áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội trong thời gian khá dài. Do đó, bên cạnh việc lưu thông hàng hóa thì các địa phương cần tạo điều kiện duy trì hoạt động sản xuất nông nghiệp để không bị đứt gãy nguồn...