Ninh Thuận giải bài toán đấu nối thoát nước cho thành phố Phan Rang-Tháp Chàm
Ngày 24/3, Ban Xây dựng năng lực và thực hiện các dự án ODA ngành nước tỉnh Ninh Thuận tổ chức Hội thảo triển khai công tác đấu nối thoát nước cho thành phố Phan Rang – Tháp Chàm, thuộc Dự án môi trường bền vững các thành phố Duyên hải.
Công trình đấu nối thoát nước cho thành phố Phan Rang – Tháp được các đơn vị gấp rút triển khai thi công.
Hội thảo nêu rõ mục tiêu đến hết năm 2025 phấn đấu đạt 15.500 điểm đấu nối nước thải toàn thành phố; 90% nhà hàng, khách sạn, cơ sở kinh doanh và 60% hộ dân trong phạm vi thu gom của nhà máy xử lý nước thải được đấu nối vào hệ thống.
Tại hội thảo, đại diện các sở, ngành, đơn vị liên quan đã cùng trao đổi, đóng góp ý kiến, nêu các giải pháp thực hiện đấu nối nước thải sinh hoạt của người dân tại các phường trên địa bàn thành phố Phan Rang – Tháp Chàm. Các đại biểu cho rằng, chủ đầu tư dự án (Ban Xây dựng năng lực và thực hiện các dự án ODA ngành nước tỉnh) cần hướng dẫn cụ thể việc thực hiện các nghị định, thông tư của Nhà nước liên quan đến thể chế trong lĩnh vực thoát nước; có giải pháp giảm tối đa lượng nước thải chưa được xử lý ra môi trường…
Ông Trần Vinh Quang, Ban Quản lý dịch vụ công ích thành phố Phan Rang – Tháp Chàm cho biết, hệ thống thoát nước hiện nay của thành phố là hệ thống chung, tập trung chủ yếu ở khu trung tâm thành phố và các tuyến đường chính nhằm thu gom nước mưa và nước thải. Tỷ lệ bao phủ của hệ thống này còn hạn chế dẫn đến nhiều nơi bị ngập úng; hiện trạng đấu nối nước thải hộ gia đình, đặc biệt là hệ thống nước thoát nhà vệ sinh chỉ đạt 2,46%.
Ông Trần Quốc Nam, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận nêu rõ, việc xử lý nước thải ở đô thị và nông thôn đang là vấn đề cấp bách hiện nay của cả nước. Tại Ninh Thuận, việc này vẫn còn rất hạn chế và đang gặp nhiều khó khăn, làm ảnh hưởng đến môi trường sống của người dân thành phố cũng như toàn tỉnh.
Dự án môi trường bền vững các thành phố Duyên hải đã hỗ trợ tỉnh Ninh Thuận xây dựng nhà máy xử lý nước thải có công suất xử lý 5.000 m3/ngày đêm tại thành phố Phan Rang – Tháp Chàm; nâng công suất xử lý của nhà máy lên 7.000 m3/ngày đêm, với mục tiêu đấu nối 15.500 điểm thu gom nước thải. Tuy nhiên, đến cuối năm 2021, việc triển khai đấu nối thoát nước cho thành phố Phan Rang – Tháp Chàm mới hoàn thành được 1.500 điểm.
Video đang HOT
Theo ông Trần Quốc Nam, tỉnh Ninh Thuận đã xác định và đưa dự án này vào danh sách công trình trọng điểm của tỉnh trong năm 2022. Do đó, UBND tỉnh đề nghị các sở, ngành, đơn vi liên quan, lãnh đạo thành phố Phan Rang – Tháp Chàm tập trung đẩy mạnh tuyên truyền đến người dân; huy động cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc để phấn đấu hoàn thành các hạng mục, mục tiêu của dự án.
Ông Nguyễn Quốc Huy, Phó Giám đốc Phụ trách Ban Xây dựng năng lực và thực hiện các dự án ODA ngành nước tỉnh Ninh Thuận cho biết, dự án này đã được Ngân hàng thế giới gia hạn thêm 18 tháng và kết thúc vào ngày 30/6/2024. Chủ đầu tư cũng như các cơ quan của tỉnh rất quyết tâm thực hiện mục tiêu cũng như các hạng mục công trình nhằm đạt tối đa mục tiêu của dự án này.
Trong khuôn khổ hội thảo, UBND thành phố Phan Rang – Tháp Chàm đã phát động cuộc thi online “Phan Rang – Tháp Chàm giữ sạch, sống xanh”, nhằm đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho lãnh đạo UBND ở 16 xã, phường và người dân cùng đồng thuận, tạo điều kiện cho dự án triển khai đúng tiến độ.
Hồ chứa nước Sông Than ở Ninh Thuận liệu có hoàn thành cuối năm 2022?
Mặc dù một số gói thầu thi công chậm so với yêu cầu nhưng đến nay dự án hồ chứa nước Sông Than vẫn còn trong thời gian thực hiện đã được phê duyệt.
Chủ đầu tư cũng đảm bảo dự án sẽ hoàn thành đúng tiến độ trong năm 2022.
Đảm bảo hoàn thành cuối năm 2022
Sáng 24/3, thông tin từ Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn (đơn vị chủ đầu tư dự án hồ chứa nước Sông Than ở Ninh Thuận) cho biết, một trong những lý do dự án thi công hồ chứa nước Sông Than ở huyện Ninh Sơn chậm tiến độ là do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, thời tiết và nỗ lực thi công của nhà thầu chưa còn hạn chế.
Máy móc thi công dự án hồ chứa nước Sông Than. Ảnh: H.L
Chủ đầu tư dự án cho biết, theo quyết định đầu tư, ban đầu thời gian thực hiện dự án hồ chứa nước Sông Than là từ 2017 - 2020. Tuy nhiên, do trong quá trình triển khai thi công, công trình phải đề xuất xin chuyển mục đích sử dụng rừng và đất lâm nghiệp (khoảng 50ha) sang mục đích khác.
Việc này phát sinh thuộc tiêu chí dự án quan trọng quốc gia, vì vậy UBND tỉnh Ninh Thuận phải kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét và báo cáo Quốc hội thông qua.
Đến ngày 17/11/2020 Quốc hội mới đồng ý chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng, đất rừng sang mục đích khác để thực hiện dự án tại Nghị quyết số 135/2020/QH14. Tiếp đó, HĐND tỉnh Ninh Thuận mới tiếp tục thông qua việc điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án nói trên.
Ngày 29/01/2021 Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận mới thông qua Quyết định phê duyệt điều chỉnh dự án và quy định thời gian thực hiện từ năm 2018-2022. Như vậy đến nay, thời gian thực hiện dự án vẫn còn trong thời gian thực hiện đã được phê duyệt của cấp có thẩm quyền và dự kiến sẽ hoàn thành đúng tiến độ trong thời gian cuối năm 2022.
Tăng ca, đẩy nhanh tiến độ thi công
Theo chủ đầu tư, hiện nay UBND tỉnh Ninh Thuận đã chỉ đạo quyết liệt về đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án. Do đó, nhà thầu thi công cũng đang tập trung nhân lực, thiết bị, tăng ca đẩy nhanh tiến độ thi công, đảm bảo công trình hoàn thành đúng tiến độ.
Trước đó, Báo Dân Việt có bài phản ánh tình trạng công trình trọng điểm hồ chứa nước Sông Than ở xã Hòa Sơn, huyện Ninh Sơn thi công chậm tiến độ ở 2 gói thầu số 22 và gói thầu số 23, làm ảnh hưởng đến tiến độ chung của tổng thể của dự án.
Cụ thể, tính đến đầu tháng 3/2022, gói thầu số 22thực hiện xây lắp các hạng mục: đập đất, đập bê tông, hệ thống điện quản lý vận hành và thi công, thiết bị và các hạng mục phụ trợ phục vụ thi công do liên danh Công ty CP Tập đoàn đầu tư xây dựng Cường Thịnh Thi và Công ty TNHH Đầu tư xây dựng Đức An (Hà Nội) thực hiện chỉ mới thực hiện được 52% giá trị hợp đồng. Tiến độ thi công đắp đất chậm từ 1-3 tháng đã khiến cho tiến độ thi công bê tông ảnh hưởng theo.
Lãnh đạo UBND tỉnh Ninh Thuận kiểm tra dự án và đôn đốc đẩy nhanh tiến độ thi công. (Ảnh: H.L)
Riêng tại gói thầu số 23 xây lắp các hạng mục: đập phụ 1, đập phụ 2, kênh thông hồ, đường quản lý và công trình trên đường, đường quản lý vào hành lang, đường tránh ngập lòng hồ, nhà quản lý cùng hàng rào do Liên danh Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng Sơn Long Thuận và Công ty CP Đầu tư xây dựng Thương mại và dịch vụ Trường Thịnh Phát có giá trị hợp đồng 41 tỷ đồng. Tuy nhiên, mới thực hiện khối lượng đạt 12 tỷ đồng, đạt hơn 28%.
Qua kiểm tra thực tế tại dự án vào đầu tháng 3/2022, ông Trần Quốc Nam, chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận đã yêu cầu chủ đầu tư, các ngành, các cấp, địa phương, đặc biệt là đơn vị thi công nâng cao tinh thần trách nhiệm, quyết tâm cao độ để hoàn thành tiến độ công trình.
Nếu không hoàn thành, sẽ xác định, làm rõ trách nhiệm của chủ đầu tư, từng sở, ngành, địa phương, đơn vị thi công, thiết kế, giám sát, các đơn vị liên quan và xử lý theo quy định.
Ninh Thuận: Làm rõ thông tin về việc doanh nghiệp ngang nhiên khai thác khoáng sản Tại thời điểm kiểm tra, Công ty TNHH Bình Minh - Ninh Thuận đã tạm dừng hoạt động khai thác tại mỏ cát; không có phương tiện, thiết bị khai thác trong diện tích mỏ được cấp phép. Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh Ninh Thuận về việc kiểm tra thông tin báo chí phản ánh liên quan đến hoạt động khai...