Ninh Bình: Tăng cường phòng, chống các dịch bệnh truyền nhiễm

Theo dõi VGT trên

Theo Sở Y tế tỉnh Ninh Bình, gần đây, số ca mắc COVID-19 và các bệnh truyền nhiễm như cúm mùa, tay chân miệng có xu hướng tăng.

Ninh Bình: Tăng cường phòng, chống các dịch bệnh truyền nhiễm - Hình 1
Số bệnh nhi tại tỉnh Ninh Bình mắc các bệnh truyền nhiễm như tay chân miệng, cúm mùa có xu hướng tăng.

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Y tế, ngành Y tế tỉnh đang chỉ đạo các cơ sở trong ngành tăng cường phòng, chống các dịch bệnh truyền nhiễm, hạn chế thấp nhất bùng phát dịch trên diện rộng.

Những ngày đầu tháng 8/2022, số ca mắc COVID-19 trên địa bàn tỉnh bắt đầu tăng lên. Bình quân mỗi ngày, địa phương ghi nhận 40 – 45 ca bệnh thay vì trên dưới chục ca như tháng 6, tháng 7/2022. Hiện toàn tỉnh đang cách ly, điều trị cho 164 ca bệnh. Số ca bệnh xác định cộng dồn từ khi dịch đến nay là gần 104 nghìn ca, có 105 ca tử vong.

Đối với dịch tay chân miệng, tỉnh ghi nhận số ca mắc tích lũy từ đầu năm đến cuối tháng 7 là trên 100 trường hợp, tăng trên 80 trường hợp so với cùng kỳ năm 2021, không ghi nhận trường hợp tử vong. Với dịch bệnh sốt xuất huyết Dengue, số mắc tích lũy từ đầu năm đến ngày cuối tháng 7 là gần 40 trường hợp, tăng 31 trường hợp so với cùng kỳ năm 2021, không ghi nhận trường hợp tử vong. Hiện địa phương chưa ghi nhận ca mắc, nghi ngờ mắc bệnh đậu mùa khỉ song có nguy cơ xâm nhập từ khách du lịch, người nhập cảnh.

Bà Nguyễn Thị Phương Hạnh, Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh cho biết, dịch COVID-19 tuy đã được kiểm soát ổn định song gần đây số mắc có xu hướng gia tăng. Tỷ lệ bệnh nhân cần nhập viện điều trị tăng nhẹ. Sự xuất hiện các biến chủng mới và sự chủ quan, lơ là của cộng đồng trong việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch làm gia tăng nguy cơ dịch bùng phát trở lại.

Với bệnh sốt xuất huyết, tuy số mắc tháng 7/2022 có xu hướng giảm nhẹ so với tháng 6/2022, song mùa mưa mới bắt đầu cộng với sự gia tăng đi lại, du lịch làm tăng nguy cơ dịch bệnh xâm nhập và phát triển thành các ổ bệnh. Vì vậy, ngành Y tế tích cực triển khai các biện pháp phòng, chống dịch ngay tại hộ gia đình và chuẩn bị nguồn lực sẵn sàng ứng phó trong tình huống dịch bệnh lan rộng. Bên cạnh đó, bệnh tay chân miệng dự báo tháng 8-9/2022, số ca mắc sẽ tăng trở lại; có thể xuất hiện các ổ bệnh lớn tại các trường Mầm non hoặc cụm dân cư do trẻ trở lại trường học sau thời gian nghỉ hè hoặc vào dịp Tết Trung Thu nếu các trường học, người chăm sóc trẻ không thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống bệnh cho trẻ.

Theo bà Nguyễn Thị Phương Hạnh, để chủ động phòng, chống các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm thời gian tới, ngành Y tế tỉnh Ninh Bình tập trung nguồn lực, ưu tiên triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh theo các nhóm bệnh cụ thể gồm: nhóm bệnh nguy hiểm mới nổi và tái nổi như COVID-19, đậu mùa khỉ, sốt xuất huyết; nhóm bệnh truyền nhiễm đã có vaccine trong tiêm chủng mở rộng như: lao, bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm gan B, Hib, sởi, Rubella, viêm não Nhật Bản; nhóm bệnh truyền nhiễm lây truyền từ động vật sang người như: dại, cúm A (H5N1), cúm A(H7N9), liên cầu lợn ở người…

Đồng thời, ngành Y tế tiếp tục đẩy mạnh truyền thông trong cộng đồng về tình hình, dấu hiệu nhận biết và các biện pháp phòng, chống dịch. Đối với các bệnh truyền nhiễm đã có vaccine, ngành tăng cường tuyên truyền, vận động người dân tiêm phòng đúng lịch, đúng đối tượng; tổ chức rà soát và triển khai tiêm vét đảm bảo tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ đạt trên 95% trên quy mô xã, phường, đặc biệt lưu ý các nhóm đối tượng vãng lai, người không có địa chỉ cư trú cố định.

Bên cạnh đó, tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm những giải pháp phòng, chống dịch theo công thức “2K (khẩu trang, khử khuẩn) vaccine thuốc điều trị công nghệ ý thức người dân và các biện pháp khác”; thực hiện cách ly, xét nghiệm, điều trị, gắn với thực hiện thích ứng an toàn, linh hoạt, hiệu quả với các loại dịch bệnh để phòng, chống dịch bệnh, góp phần phục hồi, phát triển kinh tế – xã hội.

COVID-19: ca nhiễm tăng, vắc xin tồn kho khủng

Dứt khoát không để dịch COVID-19 bùng phát trở lại là yêu cầu của Thủ tướng Phạm Minh Chính, trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19, tại phiên họp trực tuyến sáng 6-8 với 63 tỉnh thành.

Video đang HOT

COVID-19: ca nhiễm tăng, vắc xin tồn kho khủng - Hình 1

Tiêm vắc xin COVID-19 mũi 3, 4 tại Hà Nội - Ảnh: DƯƠNG LIỄU

Quyền bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho biết ở trong nước số ca mắc COVID-19 đang gia tăng trở lại và có xu hướng tiếp tục tăng, trong tháng 7 ghi nhận trên 33.000 ca mắc, 6 ca tử vong.

Thời gian gần đây ghi nhận khoảng 2.000 ca mắc mỗi ngày, số ca mắc tăng 22,4% so với tháng trước.

Theo bà Lan, tình trạng này có thể gây quá tải hệ thống y tế, nhất là trong bối cảnh nguy cơ xảy ra "dịch chồng dịch" do một số bệnh dịch lưu hành khác (cúm A, sốt xuất huyết, tay chân miệng...) đang trong mùa cao điểm và khả năng xâm nhập của các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mới nổi (đậu mùa khỉ, viêm gan cấp tính...).

Bộ Y tế cho biết tiến độ tiêm chủng có xu hướng tăng trở lại trong thời gian gần đây. Nửa cuối tháng 7 cả nước tiêm được hơn 7,7 triệu liều vắc xin, tăng 34% so với nửa đầu tháng 7. Nhưng tính đến ngày 31-7, cả nước còn tồn 17,9 triệu liều vắc xin (xem biểu đồ).

Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh thành chỉ đạo đẩy nhanh hơn tốc độ tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19, không để vắc xin không được sử dụng kịp thời, gây lãng phí.

Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương dứt khoát không lơ là, chủ quan, mất cảnh giác trước dịch bệnh, không say sưa, ngủ quên với những kết quả đã đạt được. Phải tổ chức thực hiện nghiêm túc hơn, hiệu quả hơn công tác phòng chống dịch trên cơ sở nắm chắc tình hình, diễn biến dịch bệnh.

Trong đó, Thủ tướng đặc biệt nhấn mạnh mục tiêu dứt khoát không để dịch bệnh bùng phát trở lại; cơ quan, địa phương nào để dịch bệnh bùng phát trở lại phải chịu trách nhiệm trước Đảng, Nhà nước, nhân dân.

Theo Thủ tướng, phải đẩy mạnh thần tốc hơn nữa việc tiêm vắc xin, bởi đây vẫn là vũ khí quan trọng nhất, quyết định nhất trong phòng chống dịch.

Bộ Y tế phải bảo đảm đủ vắc xin và tăng cường đôn đốc, hỗ trợ, hướng dẫn việc tổ chức tiêm vắc xin tại các địa phương. Thủ tướng yêu cầu trong tháng 8 phải hoàn thành việc tiêm mũi 3, 4 cho các đối tượng chỉ định và mũi thứ 2 cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi.

COVID-19: ca nhiễm tăng, vắc xin tồn kho khủng - Hình 2

Đồ họa: TẤN ĐẠT

TP.HCM tăng tốc tiêm vắc xin cho trẻ

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM, tính đến hết ngày 4-8, tổng số mũi vắc xin đã tiêm được là hơn 22,78 triệu.

Từ ngày 1-8, khi TP phát động đợt cao điểm tiêm vắc xin cho trẻ, số lượt tiêm mỗi ngày dần tăng cao. Nếu như những ngày cuối tháng 7 chỉ đạt trên dưới 10.000 mũi/ngày thì những ngày đầu tháng 8 đã tăng lên hơn 15.000 - 19.000 mũi/ngày.

Trong ngày 5-8, toàn TP đã tiêm được 32.528 mũi. Hiện TP vẫn tiếp tục tiêm vắc xin cho người dân và đang trong đợt cao điểm tiêm cho trẻ từ 5 đến dưới 18 tuổi.

Bà Đỗ Thị Trúc Mai, phó chủ tịch UBND quận 4, cho biết việc tiêm vắc xin vẫn tổ chức tại các trung tâm y tế cho người trên 18 tuổi, trẻ em không đi học và đang cư ngụ trên địa bàn (trẻ đang học được tiêm tại các trường học).

Dược sĩ Trần Thị Thanh Nguyệt, phụ trách Trạm y tế phường Đa Kao (quận 1), cho biết ngoài tiêm vắc xin cho trẻ từ 5 đến dưới 18 tuổi tại trường học, trạm y tế phường vẫn tổ chức tiêm cho người dân trên 18 tuổi. Trạm luôn dự phòng đủ vắc xin và chưa phải hẹn người dân chuyển qua ngày khác.

Về tình trạng nhiều người dân đã không còn đeo khẩu trang nơi công cộng, TS.BS Lê Quốc Hùng, trưởng khoa bệnh nhiệt đới Bệnh viện Chợ Rẫy, cho rằng biện pháp 2K (khẩu trang, khử khuẩn) vẫn còn nguyên giá trị cả trong thời gian tới.

Nếu chỉ có vắc xin mà không thực hiện thêm biện pháp 2K thì cơ thể sẽ không được bảo vệ đầy đủ, đặc biệt khi hiệu quả vắc xin đã giảm dưới 80%.

Theo TS.BS Hùng, khi miễn dịch cộng đồng giảm thì khả năng phòng chống dịch bệnh sẽ giảm, từ đó làm tăng khả năng lây lan. Lúc này, không chỉ 2K mà có thể tăng lên thêm một vài biện pháp, nhưng ở mức không nghiêm ngặt như thời điểm dịch bùng mạnh (5K).

Nhật Bản, Hàn Quốc chiếm 30% số ca COVID-19 toàn cầu

Theo bảng xếp hạng chỉ số hồi phục COVID-19 công bố ngày 6-8 của báo Nikkei, Nhật Bản đã tụt 60 bậc, xuống hạng thứ 90 khi biến thể phụ BA.5 của virus SARS-CoV-2 khiến số ca bệnh ghi nhận theo ngày tại nước này đang cao nhất thế giới. Hàn Quốc đã tụt từ hạng 4 xuống hạng 14 do cũng có số ca COVID-19 tăng cao.

Trong khi đó, Campuchia và Việt Nam tiếp tục được đánh giá có mức hồi phục sau dịch tốt khi lần lượt ở vị trí thứ 2 và thứ 4. Vùng lãnh thổ Đài Loan tăng 33 bậc khi số ca bệnh và số người chết vì COVID-19 cùng giảm dần.

Theo số liệu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tới cuối tháng 7, Nhật Bản, Mỹ và Hàn Quốc là những nước có số ca COVID-19 cao nhất.

Cụ thể, Nhật có 1,38 triệu ca, tăng 42% so với tuần trước đó; trong khi Hàn Quốc có hơn 560.000 ca, tăng 25%. Tổng số ca COVID-19 của hai nước Đông Á gộp lại đã chiếm 30% tổng số ca bệnh toàn cầu.

Tại Nhật, các chuyên gia chính phủ cho rằng đợt dịch hiện nay là do biến thể phụ BA.5 gây ra. Đây là biến thể lây lan nhanh nhưng ít gây tử vong hơn các biến thể khác.

Hơn 63% người Nhật đã tiêm 3 mũi vắc xin và 30% trong số những người từ 60 tuổi trở lên đã tiêm mũi 4.

Tuy nhiên, biến thể phụ BA.5 được cho là có khả năng lẩn tránh miễn dịch cơ thể (có được do vắc xin hoặc do đã nhiễm bệnh) tốt hơn các biến thể xuất hiện trước nó. BA.5 hiện đang là chủng virus SARS-CoV-2 chiếm ưu thế trên toàn cầu.

Theo dữ liệu của WHO, biến thể này chiếm khoảng 69,6% trong các mẫu gene gửi lên cơ sở dữ liệu bộ gene GISAIDS trong tuần từ 17 đến 23-7.

Trong khi đó, Chính phủ Đức vừa công bố kế hoạch triển khai các biện pháp phòng ngừa COVID-19 để ngăn dịch bùng phát trở lại.

Đài CTVNews cho biết, theo kế hoạch, việc đeo khẩu trang trên máy bay và trong các hành trình dài bằng tàu hỏa, xe buýt sẽ là yêu cầu bắt buộc trên toàn nước Đức từ tháng 10 năm nay đến đầu tháng 4 năm sau.

Người dân cũng sẽ buộc phải đeo khẩu trang và xuất trình kết quả xét nghiệm COVID-19 âm tính khi tới bệnh viện, nhà dưỡng lão hay các cơ sở công cộng có những người thuộc nhóm dễ tổn thương.

Tùy mức độ thực tế, 16 bang của Đức sẽ áp dụng thêm các quy định khác như đeo khẩu trang trên các phương tiện giao thông công cộng, trong trường học với học sinh từ lớp 5 trở lên và tại các sự kiện cộng đồng trong nhà.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Nạn nhân vụ cháy quán cà phê ở Hà Nội nguy cơ nặng lên, phải chuyển việnNạn nhân vụ cháy quán cà phê ở Hà Nội nguy cơ nặng lên, phải chuyển viện
09:16:29 20/12/2024
Hà Nội: Người đàn ông thủng tim vì ngã từ tầng 3, bệnh viện "báo động đỏ"Hà Nội: Người đàn ông thủng tim vì ngã từ tầng 3, bệnh viện "báo động đỏ"
22:41:14 19/12/2024
Cô gái trẻ ở Hà Nội thủng mũi, lộ chỉ chi chítCô gái trẻ ở Hà Nội thủng mũi, lộ chỉ chi chít
21:33:24 20/12/2024
Bệnh viện ngày càng đông người mắc loại ung thư liên quan ô nhiễmBệnh viện ngày càng đông người mắc loại ung thư liên quan ô nhiễm
08:56:40 20/12/2024
Hà Nội: Gia tăng số trẻ nhập viện vì sởi, nhiều trẻ biến chứng nặngHà Nội: Gia tăng số trẻ nhập viện vì sởi, nhiều trẻ biến chứng nặng
17:29:11 20/12/2024
Tiêm mỡ nhân tạo ở Hồng Kông, nữ Việt kiều phải mổ ngực biến dạng nặng nềTiêm mỡ nhân tạo ở Hồng Kông, nữ Việt kiều phải mổ ngực biến dạng nặng nề
20:04:01 20/12/2024
Điều ước Giáng sinh của những em bé chỉ mong sớm được về nhà, cho mẹ đỡ cựcĐiều ước Giáng sinh của những em bé chỉ mong sớm được về nhà, cho mẹ đỡ cực
12:43:05 21/12/2024
Chi 5 triệu đồng để được làm học sinh trong một ngày ở Nhật BảnChi 5 triệu đồng để được làm học sinh trong một ngày ở Nhật Bản
22:20:09 19/12/2024

Tin đang nóng

CĂNG: Phan Đạt tung clip 47 phút đáp trả Phương Lan, 1 chi tiết dấy lên tranh cãi dữ dộiCĂNG: Phan Đạt tung clip 47 phút đáp trả Phương Lan, 1 chi tiết dấy lên tranh cãi dữ dội
13:25:49 21/12/2024
Sốc: Hỏa hoạn thiêu rụi nơi tài tử Nam Joo Hyuk đang quay phimSốc: Hỏa hoạn thiêu rụi nơi tài tử Nam Joo Hyuk đang quay phim
17:02:28 21/12/2024
Clip sốc: Sao nữ hạng A bị tình trẻ chặn đường đe dọa sau vụ tung ghi âm nhạy cảm, hành vi điên cuồng gây khiếp sợClip sốc: Sao nữ hạng A bị tình trẻ chặn đường đe dọa sau vụ tung ghi âm nhạy cảm, hành vi điên cuồng gây khiếp sợ
14:25:41 21/12/2024
Mỹ nam cứ đóng phim với ai là người đó bị phong sát, đẹp như tượng tạc nhưng xui xẻo không ai bằngMỹ nam cứ đóng phim với ai là người đó bị phong sát, đẹp như tượng tạc nhưng xui xẻo không ai bằng
13:18:47 21/12/2024
Tiểu thư Lisa nhà Hà Hồ được cưng đến thế là cùng, đi múa ba lê mà được cả bà nội, bố, mẹ "hộ tống"Tiểu thư Lisa nhà Hà Hồ được cưng đến thế là cùng, đi múa ba lê mà được cả bà nội, bố, mẹ "hộ tống"
13:20:01 21/12/2024
Những sao Việt đổ vỡ tình cảm trong năm 2024Những sao Việt đổ vỡ tình cảm trong năm 2024
16:37:38 21/12/2024
Mỹ Linh đang thắng thế tại "Chị đẹp đạp gió 2024"?Mỹ Linh đang thắng thế tại "Chị đẹp đạp gió 2024"?
14:13:31 21/12/2024
Hoa hậu Vbiz từng ở ẩn khiến cõi mạng "náo loạn" vì clip vỏn vẹn 4 giâyHoa hậu Vbiz từng ở ẩn khiến cõi mạng "náo loạn" vì clip vỏn vẹn 4 giây
14:29:19 21/12/2024

Tin mới nhất

Nhiều bệnh nhân ung thư sống thêm 10-20 năm

Nhiều bệnh nhân ung thư sống thêm 10-20 năm

12:39:12 21/12/2024
Ung thư là bệnh lý ác tính nhưng cơ hội điều trị khỏi, kéo dài thời gian sống phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó có giai đoạn bệnh.
Ba không trước khi massage

Ba không trước khi massage

12:32:20 21/12/2024
Massage thúc đẩy tuần hoàn, đẩy dịch của cơ thể đi khắp nơi, đào thải lượng chất lỏng dư thừa nhanh hơn. Bạn sẽ ở trong trạng thái thư giãn sâu, hạ huyết áp, giảm mức độ hormone gây căng thẳng, tăng các hormone hưng phấn.
Lợi ích khó ngờ từ việc điều chỉnh kiểu đi bộ khác thông thường

Lợi ích khó ngờ từ việc điều chỉnh kiểu đi bộ khác thông thường

12:30:29 21/12/2024
Chỉ với 10 phút đi bộ mỗi ngày với một số thay đổi, bạn sẽ có thêm nhiều lợi ích sức khỏe, giúp giảm nguy cơ mắc một số bệnh về tim mạch, đột quỵ và ung thư.
Cà phê có thực sự tốt cho sức khỏe tim mạch?

Cà phê có thực sự tốt cho sức khỏe tim mạch?

12:20:34 21/12/2024
Cà phê lâu nay được cho là có tác dụng giảm mệt mỏi, tăng tỉnh táo và giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Sự thật có phải vậy?
Hiểm họa từ đốt than sưởi ấm: Người dân cần lưu ý gì?

Hiểm họa từ đốt than sưởi ấm: Người dân cần lưu ý gì?

12:09:34 21/12/2024
Người dân được khuyến nghị tránh đốt than trong phòng kín, ưu tiên các phương pháp sưởi an toàn như máy sưởi điện và nâng cao nhận thức để bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
Tăng mạnh tỷ lệ mắc căn bệnh "thời đại số", ảnh hưởng sức khỏe nghiêm trọng

Tăng mạnh tỷ lệ mắc căn bệnh "thời đại số", ảnh hưởng sức khỏe nghiêm trọng

22:15:15 20/12/2024
Chỉ trong 1 năm, các cơ sở y tế lớn như Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM, Bệnh viện Chợ Rẫy đã tiếp nhận hơn 15.000 ca điều trị liên quan đến căn bệnh này.
Bệnh nhân 15 tuổi dập nát một bàn tay do chơi pháo tự chế

Bệnh nhân 15 tuổi dập nát một bàn tay do chơi pháo tự chế

21:05:55 20/12/2024
Ngày 20/12, Bệnh viện chuyên khoa Sản - Nhi tỉnh Sóc Trăng đã tiếp nhận bệnh nhân P. (15 tuổi, ngụ huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng) bị dập nát bàn tay do chơi pháo tự chế.
Kinh tế Mỹ tiếp tục khởi sắc

Kinh tế Mỹ tiếp tục khởi sắc

20:37:13 20/12/2024
Cùng ngày, báo cáo của Bộ Lao động Mỹ cho biết số lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp mới giảm mạnh hơn dự kiến trong tuần trước, gần như đảo ngược mức tăng của hai tuần trước đó, cho thấy thị trường lao động đang tiếp tục chậm lại.
Nam Phi ra cảnh báo về bệnh rubella sau khi ghi nhận hơn 10.000 ca mắc

Nam Phi ra cảnh báo về bệnh rubella sau khi ghi nhận hơn 10.000 ca mắc

20:35:36 20/12/2024
Bộ trên lưu ý mặc dù là một bệnh loại nhẹ và có thể tự khỏi ở trẻ em, song nguy cơ lây lan của rubella vẫn cao, đặc biệt là ở những người chưa được tiêm vaccine hoặc chưa từng tiếp xúc với virus gây bệnh.
Những điều nên và không nên làm khi có người bị đột quỵ

Những điều nên và không nên làm khi có người bị đột quỵ

19:56:40 20/12/2024
Khi thấy người bị đột quỵ đầu tiên phải gọi cấp cứu ngay lập tức, không tự ý sơ cứu và cho uống bất cứ thuốc gì.
Gia tăng số ca đột quỵ trong mùa đông lạnh, nguyên nhân và cách phòng tránh

Gia tăng số ca đột quỵ trong mùa đông lạnh, nguyên nhân và cách phòng tránh

17:29:41 20/12/2024
Cả hai trường hợp đều là những người bệnh còn khá trẻ, không có bệnh lý nền. Tai biến xảy ra sau khi tiếp xúc với lạnh đột ngột, để lại hậu quả nặng nề và đe dọa tính mạng. Những trường hợp này có thể tránh được nếu biết cách phòng ngừa...
Ung thư cổ tử cung là loại ung thư phổ biến thứ 3 ở phụ nữ từ 15-44 tuổi

Ung thư cổ tử cung là loại ung thư phổ biến thứ 3 ở phụ nữ từ 15-44 tuổi

17:28:14 20/12/2024
Còn tại Việt Nam, HPV gây ra hơn 4.000 ca ung thư cổ tử cung mới và hơn 2.000 ca tử vong mỗi năm. Ung thư cổ tử cung là loại ung thư phổ biến thứ 3 ở phụ nữ trong độ tuổi từ 15-44.

Có thể bạn quan tâm

Sau mỗi lần vợ chồng gần gũi, chồng đều đặn chuyển vào tài khoản của tôi 10 triệu, khi biết nguồn gốc số tiền thì càng sốc

Sau mỗi lần vợ chồng gần gũi, chồng đều đặn chuyển vào tài khoản của tôi 10 triệu, khi biết nguồn gốc số tiền thì càng sốc

Góc tâm tình

19:24:23 21/12/2024
Tôi đứng ngoài cửa nghe tới đó thì quay mặt đi, đưa tay bụm miệng để không phát ra tiếng khóc. Cô thư ký bên ngoài cũng không hiểu vì sao tôi vội vàng rời đi như thế.
Sắc màu cuộc sống: Thám tử hôn nhân Dịch vụ mới đang lên tại Ấn Độ

Sắc màu cuộc sống: Thám tử hôn nhân Dịch vụ mới đang lên tại Ấn Độ

Thế giới

19:23:37 21/12/2024
Đây là một dịch vụ đang phát triển mạnh mẽ tại Ấn Độ, nơi tình yêu tự do dần chiếm ưu thế, nhưng chưa hoàn toàn thay thế được các giá trị truyền thống.
Rúng động vùng quê khi 2 thiếu niên nghiện game giết người

Rúng động vùng quê khi 2 thiếu niên nghiện game giết người

Pháp luật

19:21:28 21/12/2024
Đã gần 10 ngày trôi qua nhưng đến nay, người dân thị trấn Đại Ngãi, huyện Long Phú (tỉnh Sóc Trăng) chưa hết bàng hoàng trước cái chết của bà Sử Thu Nga (SN 1954), mà hung thủ là hai thiếu niên 13 tuổi ngụ cùng địa phương với nạn nhân.
Chu Thanh Huyền lộ nhan sắc thật qua "cam thường" của mẹ Quang Hải, bế con trai lên Việt Trì cổ vũ ĐT Việt Nam

Chu Thanh Huyền lộ nhan sắc thật qua "cam thường" của mẹ Quang Hải, bế con trai lên Việt Trì cổ vũ ĐT Việt Nam

Sao thể thao

19:20:59 21/12/2024
Nàng WAG Chu Thanh Huyền tiếp tục đưa con trai từ Hà Nội lên Phú Thọ để trực tiếp cổ vũ, tiếp lửa cho tiền vệ Quang Hải và các đồng đội.
Trang phục màu trung tính, phong cách đỉnh cao của thời trang

Trang phục màu trung tính, phong cách đỉnh cao của thời trang

Thời trang

19:17:34 21/12/2024
Từ công sở, dạo phố đến những buổi gặp gỡ quan trọng, với khả năng kết hợp linh hoạt cùng phụ kiện, trang phục màu trung tính luôn là lựa chọn hoàn hảo để thể hiện gu thời trang thanh thoát và tinh tế của người mặc.
Mỹ phẩm chứa vitamin E có tác dụng gì trong chăm sóc da?

Mỹ phẩm chứa vitamin E có tác dụng gì trong chăm sóc da?

Làm đẹp

19:12:13 21/12/2024
Khi da bị tổn thương như bỏng, chấn thương hoặc sẹo sau phẫu thuật, vitamin E có thể đẩy nhanh quá trình lành vết thương bằng cách thúc đẩy quá trình tái tạo của lớp biểu bì.
Gợi ý thực đơn cơm tối 3 món nóng hổi ngon cơm

Gợi ý thực đơn cơm tối 3 món nóng hổi ngon cơm

Ẩm thực

18:56:03 21/12/2024
Để có một bữa tối ngon miệng làm nhanh và tốt cho sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe trẻ nhỏ thì bạn hãy tham khảo ngay thực đơn cơm tối dưới đây nhé!
Búp bê Giáng sinh 'xấu xí' gây sốt mạng, cháy hàng liên tục

Búp bê Giáng sinh 'xấu xí' gây sốt mạng, cháy hàng liên tục

Netizen

18:17:30 21/12/2024
Xuất hiện trên bài đăng của một chàng trai người Mỹ 18 tuổi, búp bê Giáng sinh Cookie nhanh chóng gây sốt mạng nhờ vào thiết kế kỳ lạ, thậm chí có phần xấu xí .
Bức ảnh trước khi nổi tiếng khiến mỹ nhân 9x xấu hổ đến mức muốn vứt bỏ

Bức ảnh trước khi nổi tiếng khiến mỹ nhân 9x xấu hổ đến mức muốn vứt bỏ

Sao châu á

18:02:04 21/12/2024
Ngày 21/12, tờ Sohu đưa tin mới đây 1 blogger giải trí đã đào lại hình ảnh mộc mạc của Dương Tử năm 18 tuổi, khi cô đang tất bật tham gia kỳ thi tuyển sinh đại học vào trường nghệ thuật.
Sơn Tùng M-TP và những lần hứa vu vơ khiến CĐM "dậy sóng": Hết trà đá vỉa hè đến ngồi xích lô lượn Hồ Tây, làm gì cũng thành xu hướng!

Sơn Tùng M-TP và những lần hứa vu vơ khiến CĐM "dậy sóng": Hết trà đá vỉa hè đến ngồi xích lô lượn Hồ Tây, làm gì cũng thành xu hướng!

Sao việt

17:59:07 21/12/2024
Sự hưởng ứng mạnh mẽ của khán giả trước những xu hướng mà Sơn Tùng M-TP khởi xướng đã chứng minh sức hút của nam ca sĩ vẫn chưa hề có dấu hiệu hạ nhiệt.
10 bộ phim có doanh thu cao nhất năm 2024

10 bộ phim có doanh thu cao nhất năm 2024

Phim âu mỹ

16:35:04 21/12/2024
Năm 2024 đã chứng kiến một loạt các bộ phim đạt doanh thu cao tại phòng vé toàn cầu, khẳng định sức hút không ngừng của ngành công nghiệp điện ảnh trong việc thu hút khán giả đến rạp.