Ninh Bình: Sâu biển hung dữ vẫn ăn thịt ngao, ngư dân bất lực
Tình trạng sâu biển tấn công, ăn thịt đàn ngao giống đã kéo dài hơn 2 tháng nay, thế nhưng ngành chức năng vẫn chưa có cách xử lý, khiến hộ nuôi ngao ở huyện Kim Sơn (Ninh Bình) đành bất lực nhìn đàn sâu sống “nhăn răng ăn” mất cả hàng trăm triệu đồng.
Có mặt tại vùng nuôi ngao của huyện Kim Sơn (Ninh Bình) vào thời điểm này, khung cảnh khá trầm lắng trái với không khí háo hức của một vụ nuôi thả ngao mới. Trên bãi ngao, người dân vẫn làm việc bình thường, nhưng gặp ai, chúng tôi cũng cảm nhận được sự lo âu, buồn phiền…
1m2 có tới 200 con sâu dữ
Đang lội bì bõm trên bãi ngao, thấy chúng tôi hỏi chuyện, ông Hoàng Văn Vinh (42 tuổi), một nông dân ở xã Cồn Thoi, huyện Kim Sơn lắc đầu bảo: “Sâu biển nó hung dữ thật, ăn hết ngao giống giờ lại ăn cả ngao thịt, chẳng có cách nào diệt chúng, nông dân chúng tôi trắng tay thật rồi…”.
Ăn hết ngao giống, đàn sâu róm biển lại tiếp tục chuyển sang ăn ngao thịt sắp cho thu hoạch.
Ông Vinh buồn rầu cho hay, nếu như đợt đầu tiên thì đàn sâu này nó chỉ ăn ngao giống nên những hộ mới xuống ngao giống mới bị thiệt hại. Nhưng khi không còn ngao giống nữa thì chúng lại chuyển sang ăn cả ngao to, ngao thịt không nuốt được thì chúng đốt cho chết rồi chui vào ăn phần thịt.
“Gia đình tôi cũng dùng nhiều cách để bắt như giăng lưới, cắm đăng… để bắt sâu lạ này nhưng không hiệu quả, vì chúng lẫn mình dưới cát, ít di chuyển nên không thể bắt chúng bằng cách đó. Quá chán nản, anh em chúng tôi đào thử xuống cát khoảng 1m2 để xem có nhiều sâu không thì bắt được tới hơn 200 con. Thảo nào chúng ăn ngao của chúng tôi nhanh như vậy….”, ông Vinh nói với giọng chán nản.
“Đàn sâu biển xuất hiện này với số lượng cực lớn và khó lường, dù chúng tôi đã dùng mọi cách để bắt về tiêu diệt chúng nhưng cũng phải chịu thua vì đàn sâu quá nhiều và quá mạnh, bà con nghi ngờ đợt sâu lần này có điều bất thường nên chúng mới vào ăn ngao và khó diệt đến thế”, ông Vinh nói thêm.
Video đang HOT
Theo tính toán ban đầu của ông Vinh, tính đến thời điểm hiện tại thì đàn ngao hơn 1 năm tuổi của gia đình ông bị đàn sâu ăn mất khoảng 50% và thiệt hại lên đến vài trăm triệu đồng, nếu tình trạng này cứ tiếp diễn thì gia đình ông sẽ trắng tay và thiệt hại sẽ lên cả tỷ đồng.
Cách bãi ngao của nhà ông Vinh không xa là bãi ngao của gia đình ông Phạm Văn Chuân, thủy triều rút làm lộ cả một bãi ngao rộng lớn, trước mắt chúng tôi là những mảnh vỏ ngao trắng, loại gần bằng cái đít chén nằm lác đác trải dài gần hết diện tích 7ha nuôi ngao của hộ nhà ông Chuân.
Vỏ ngao loại lớn chết do sâu lạ tấn công ăn thịt xuất hiện dày đặc trên mặt bãi nuôi ngao ở huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình.
“Những cái vỏ nổi trên mặt đấy là con sâu nó mới ăn đó, ngày nào chúng nó cũng ăn vậy thì làm gì con ngao nữa. Dù chúng tôi làm nhiều cách khác nhau nhưng cũng không ăn thua, chỉ biết ngồi lau nước mắt nhìn đàn sâu nó ăn mất tài sản của mình thôi”, ông Chuân chán nản chia sẻ.
Ông Chuân cho biết, lứa ngao nhà ông chỉ nuôi tầm vài tháng nữa là có thể thu hoạch. Trước cứ nghĩ sâu lạ nó chỉ ăn ngao bé nhưng khi đi kiểm tra thì mới tá hỏa biết con sâu này nó ăn cả ngao to. “Tôi có đi bới bắt ngao thử để xem sâu có ăn mất nhiều không thì toàn thấy vỏ, lượng ngao sống còn rất ít chỉ chiếm khoảng 30%, chỉ tính riêng tiền giống thôi thì gia đình tôi cũng thiệt hại đến 700 triêu đồng”, ông Chuân nói thêm.
Người chăn nuôi ngao ở huyện Kim Sơn bất lực trước đàn sâu biển hoành hành, ngày đêm tàn phá đàn ngao. Một con ngao bé thôi mà có tới 2 con sâu dữ chui vào miệng ăn thịt.
Trao đổi về vấn đề này, ông Đỗ Hùng Sơn, Chủ tịch UBND huyện Kim Sơn cho biết, trước tình trạng trên, UBND huyện Kim Sơn cũng phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra thực địa, lấy mẫu gửi ra Cục Bảo vệ thực vật-Bộ NN&PTNT nhằm xác định nguồn gốc và cách phòng tránh loài sâu lạ này. Tuy nhiên đến nay ngành quản lý, cơ quan chức năng chỉ xác định được đây là loại sâu róm biển và chưa có phác đồ để tiêu diệt nó.
Ông Đỗ Hùng Sơn cũng cho biết, trong khi chờ hướng dẫn xử lý đàn sâu từ cơ quan chuyên môn, UBND huyện Kim Sơn khuyến cáo người dân hạn chế thả thêm ngao giống, dùng biện pháp thủ công như giăng lưới, quây đăng để diệt trừ sâu biển, không sử dụng hóa chất cấm, hóa chất độc hại làm ảnh hưởng đến môi trường vùng bãi.
Huyện Kim Sơn có 1.200 ha vùng triều nuôi ngao. Năm 2018, các hộ nuôi ngao trong huyện xuất ra thị trường khoảng 28.000 tấn ngao thịt với giá bình quân 12.000-15.000 đồng một kg. Những năm gần đây, nhiều gia đình trong huyện đã làm giàu từ nghề nuôi ngao.
Theo Danviet
Nghề lạ ở Ninh Bình: Cân cát lấy tiền, cứ 1 kg bán hơn 1 triệu đồng
Đi theo nghề cho ngao đẻ, ươm ngao giống, không ngờ có ngày anh Phạm Văn Kim, 32 tuổi, trú tại xóm 5, xã Kim Trung, huyện Kim Sơn (Ninh Bình) có nguồn thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi tháng. Với ngao giống bé li ti lẫn trong cát, anh Kim cứ bán 1 kg là thu về 1 triệu đồng thế nên dân địa phương bảo anh cân cát lấy tiền.
Với niềm khao khát làm giàu trên chính mảnh đất quê hương, anh Phạm Văn Kim là một trong những người đi đầu và xây dựng thành công mô hình cho ngao đẻ, nuôi ngao sinh sản, ươm ngao giống ở huyện Kim Sơn và đem lại nguồn thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi tháng...
Nhờ nuôi ngao sinh sản mà mỗi tháng gia đình anh Phạm Văn Kim bỏ túi hơn 200 triệu đồng.
Sinh ra và lớn ở vùng ven biển của huyện Kim Sơn, anh nhận thấy nghề nuôi ngao tại địa phương đang phát triển rất mạnh nhưng lại chưa có cơ sở nào sản xuất con giống nên con giống chủ yếu được nhập về từ Nam Định và Thái Bình. Từ đó, anh nảy sinh ra ý tưởng nuôi ngao sinh sản để làm giàu.
Đầu năm 2013, sau khi đã nắm được kỹ thuật nuôi ngao sinh sản trong tay, anh Kim mạnh dạn đầu tư xây dựng ao ươm và mua máy móc, cùng các trang thiết bị kĩ thuật cần thiết cho con ngao...và bắt đầu khởi nghiệp với cái nghề đầy mới mẻ ở quê hương mình.
Để ngao giống luôn phát triển tốt thì cần thường xuyên vệ sinh ao ươm.
"Những năm đầu khởi nghiệp, tôi gặp không ít khó khăn và thách thức như: vốn ít, chưa có kinh nghiệm nuôi ngao giống khiến nhiều lần gia đình điêu đứng, năm đó tôi bị thua lỗ hơn 100 triệu đồng", anh Kim chia sẻ.
Trong quá trình ươm ngao giống, anh Kim không ngừng học hỏi thêm kinh nghiệm, tham gia vào các lớp tập huấn kiến thức, kỹ thuật nuôi ngao sinh sản, cũng như đi thăm quan các mô hình nuôi ngao sinh sản thành công ở các tỉnh khác.
Sau nhiều năm lăn lộn với nghề, đến nay quy mô nuôi ngao sinh sản của gia đình anh Kim đã lên tới 3.000m2 ao ươm và ao đẻ. Trung bình, mỗi tháng gia đình anh xuất bán ra thị trường ngao giống khoảng hơn 500 triệu con ngao giống và thu về khoảng 350 triệu đồng. Sau khi trừ hết chi phí, mỗi tháng gia đình anh Kim lãi hơn 200 triệu đồng.
Trung bình mỗi tháng gia đình anh Kim bán được hơn 300kg cát chứa ngao giống li ti và thu về 350 triệu đồng. Bình quân cứ 1 kg cát có chứa ngao giống be li ti, anh Kim thu về hơn 1 triệu đồng.
Chia sẻ với Dân Việt, anh Kim cho biết, nghề nuôi ngao sinh sản chỉ kéo dài trong vòng khoảng 3 tháng, bắt đầu từ đầu tháng 3 cho đến hết tháng 5. Trung bình, cứ một lứa ngao giống diễn ra trong vòng khoảng 1 tháng, ngao bố mẹ sau khi nhập về nuôi dưỡng khoảng 5 ngày là đẻ và ngao con nuôi khoảng 25 ngày là có thể xuất bán được ngao giống.
Cũng theo anh Kim, cách bán ngao giống rất hay, sau khi ngao giống đạt kích thước xuất bán thì sẽ lấy một đơn vị cát làm mẫu, sau đó đếm số ngao giống trong chỗ cát đó để tính đầu con mới tính được giá bán "Trong vụ ngao giống, trung bình mỗi tháng tôi bán được 300kg cát có chứa ngao giống bé li ti và thu về 350 triệu đồng. Nếu tính toán ra thì 1kg cát có chứa ngao giống có giá hơn 1 triệu dồng. Nhiều lúc anh em nói vui với nhau là nghề này giống như nghề cân cát lấy tiền", anh Kim vui vẻ nói.
Trong cát chứa rất nhiều ngao giống, trung bình 1kg cát có giá hơn 1 triệu đồng.
Anh Nguyễn Văn Kim khẳng định, so với các mô hình nuôi trồng thủy hải sản khác thì mô hình nuôi ngao sinh sản cho kinh tế cao hơn nhiều lần nhưng chi phí đầu tư ban đầu lại thấp hơn hẳn mà nhanh được thu hồi vốn. Ngoài ra, đầu ra cho mô hình không phải suy nghĩ nhiều, chỉ sợ không có đủ hàng để bán.
Chia sẻ về kỹ thuật nuôi ngao sinh sản, anh Kim cho hay, nghề nuôi ngao sinh sản cũng khá sinh sản. Ngao bố mẹ sau khi nhập về sẽ được nuôi dưỡng khoảng 5 ngày, sau đó bắt lên bờ phơi dưới nắng nhẹ làm cho con ngao sốc nhiệt. Cách làm đặc biệt này chủ yếu để kích thích con ngao nó đẻ, sau đó cho ngao con ăn tảo và nuôi khoảng gần 1 tháng là có thể bán được.
Theo Danviet
Từng là dân "gà mờ", không ngờ nay là tay chơi hồng cổ có tiếng Từng là người không biết gì về hoa hồng cổ mà dân trong nghề gọi là "gà mờ", đến nay, anh Đỗ Thiện Nhân, xóm 1, xã Hồi Ninh, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình trở thành tay chơi hồng cổ có tiếng. Ban đầu, chỉ vì mê màu sắc và mùi hương của các loại hoa hồng cổ mà Nhân trồng hổng...