Ninh Bình: Nông dân thu lợi kép nhờ làm nông sản an toàn
Ngày 29.10, Phó Chủ tịch BCH T.Ư Hội NDVN Đinh Khắc Đính dẫn đầu đoàn công tác kiểm tra việc thực hiện chương trình phối hợp giữa Chính phủ với Hội NDVN, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam về “Tuyên truyền vận động, sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn vì sức khỏe cộng đồng giai đoạn 2017 -2020″ tại Ninh Bình.
Nhiều lợi ích khi sản xuất an toàn
Tại Ninh Bình, Phó Chủ tịch Đinh Khắc Đính đã đi thăm, kiểm tra thực tế một số của hàng, mô hình sản xuất, chăn nuôi an toàn tại 2 huyện là Yên Mô và Hoa Lư. Điểm đầu tiên mà đoàn đến là cửa hàng kinh doanh nông sản an toàn ở thị trấn Yên Thịnh, huyện Yên Mô. Bà Nguyễn Thị Hiền-chủ cửa hàng cho hay: “Sau hơn 2 tháng khai trương, đến nay, cửa hàng của gia đình tôi thu hút được từ 20 – 30 khách đến mua hàng mỗi ngày. Do sản phẩm được lấy từ HTX sản xuất rau an toàn trên địa bàn nên các mặt hàng rau, củ, quả… đều đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Nhờ thế mà cửa hàng đã thu hút được nhiều khách, có tháng chúng tôi thu nhập trên 50 triệu đồng”- bà Hiền nói.
Phó Chủ tịch BCH TƯ Hội NDVN Đinh Khắc Đính (phải) dẫn đầu đoàn công tác kiểm tra mô hình sản xuất rau an toàn ở huyện Yên Mô (Ninh Bình). Ảnh: Trần Quang
Ông Phạm Văn Tam – Chủ tịch Hội ND huyện Yên Mô cho biết, mô hình sản xuất nông sản an toàn lần đầu được Hội triển khai tại HTX nông nghiệp Yên Từ với hơn 5ha. “Lúc đầu triển khai nhiều hội viên cũng băn khoăn, lo lắng nhưng sau khi được tuyên truyền, vận động và tấp huấn kỹ thuật, nhiều hội viên đã nhiệt tình tham gia vào mô hình và đến giờ họ đã thu được hiệu quả rõ rệt, nhiều hộ có thu nhập hàng chục triệu đồng/năm.
Đến nay, mô hình này đã được nhân rộng lên trên 20ha với hàng nghìn hội viên tham gia, các sản phẩm làm ra luôn đảm bảo chất lượng nên rất dễ tiêu thụ”- ông Tam nói.
Đối với mô hình chăn nuôi an toàn mà đoàn công tác đến kiểm tra lần này cũng rất nổi trội. Ông Nguyễn Văn Diện – chủ trang trại cho biết, hiện nay trang trại của ông đang nuôi trên 12.000 gà Ai Cập, trung bình mỗi ngày trang trại của ông đưa ra thị trường trên dưới 5.000 trứng an toàn thu lãi về hàng tỷ đồng/năm.
“Để chăn nuôi an toàn, ngay từ sản phẩm thức ăn đầu vào cung cấp cho đàn gà cũng được chúng tôi đặc biệt chú trọng. Bên cạnh đó, việc đầu tư sàn và chuồng kín để nuôi gà cũng giúp trứng đẻ ra sạch sẽ hơn, tiêu thụ dễ dàng hơn”- ông Diện nói.
Tiếp tục nhân rộng mô hình
Video đang HOT
Ông Đinh Hồng Thái – Chủ tịch Hội ND tỉnh Ninh Bình cho hay: Sau 2 năm triển khai Đề án “Nông dân Ninh Bình nói không với thực phẩm bẩn giai đoạn 2016 – 2020″, đến nay các cấp Hội đã xây dựng được 319 mô hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn, trong đó Hội ND tỉnh xây dựng được 20 mô hình; Hội ND các huyện, thành phố xây dựng được 18 mô hình; Hội ND các cơ sở xây dựng được 281 mô hình…
Bên cạnh việc xây dựng mô hình, Hội ND các cấp tỉnh Ninh Bình đã chú trọng tập huấn, hướng dẫn nông dân lựa chọn, sử dụng các loại thuốc BVTV, thức ăn hăn nuôi có trong danh mục được phép sử dụng…
Qua thăm, kiểm tra các mô hình sản xuất, kinh doanh nông sản an toàn, Phó Chủ tịch Đinh Khắc Đính cho rằng: “Từ chương trình lớn của T.Ư Hội NDVN, Hội ND Ninh Bình đã cụ thể hóa thành đề án và triển khai rất nhanh đúng hướng và sáng tạo, nhờ thế mà các cấp Hội đã xây dựng được nhiều mô hình hay, hiệu quả. Điều đáng nói là các mô hình sản xuất, cửa hàng nông sản kinh doanh tại đay đã thay đổi được thói quen, tư duy sản xuất giúp cho sản phẩm làm ra cung cấp cho người tiêu dùng luôn đảm bảo an toàn”.
Ông Đính cũng yêu câu trong thời gian tới, các cấp hội của tỉnh Ninh Bình cần tăng cường phối hợp với các các sở, đoàn thể, đơn vị liên quan trong tỉnh tiếp tục tuyên truyền, vận động các hội viên tiếp tục nâng cao ý thức sản xuất, kinh doanh sản phẩm an toàn.
“Sau khi xây dựng được mô hình sản xuất, của hàng, chúng ta phải đẩy mạnh xúc tiến thương mại, kích cầu tiêu dùng giúp cho người sản xuất tiêu thụ sản phẩm thuận lợi”- Phó Chủ tịch Đinh Khắc Đính nhấn mạnh.
Theo Danviet
Làm giàu ở nông thôn: Kiếm bộn tiền từ giống ếch Thái "khổng lồ"
Bên cạnh các mô hình chăn nuôi như nuôi gà, thỏ, bò, lợn...những năm gần đây, nông dân các tỉnh Nam Định, Ninh Bình đang phát triển mô hình nuôi giống ếch Thái "khổng lồ". Mô hình nuôi ếch Thái tạo việc làm, tăng thu nhập cho nông dân, góp phần xây dựng nông thôn mới....
Anh Phạm Đăng Tập, 35 tuổi, sống ở xã Yên Đồng, huyện Yên Mô (Ninh Bình) là một trong những thanh niên trẻ tuổi đã thành công từ mô hình nuôi ếch Thái. Anh Tập cho biết, sau khi nghiên cứu các loại vật nuôi như giun quế, lươn, cá ...thì anh thấy ếch là loại động vật dễ nuôi, chi phí đầu tư ban đầu thấp, nhanh thu hồi vốn và thị trường tiêu thụ rộng...
Sau khi đã tìm hiểu thông tin trên báo, đài, internet và đi tham quan học hỏi kinh nghiệm của các hộ nuôi ếch Thái, năm 2014 anh Tập đầu tư xây dựng bể và nuôi hàng nghìn con ếch giống. Đến nay, sau gần 4 năm nuôi quy mô đàn ếch đã tăng lên gần 10 vạn con, xuất bán ra thị trường gần 20 tấn ếch thịt mỗi năm và thu lãi về hơn 400 triệu đồng.
Nhờ nuôi ếch mà gia đình anh Phạm Đăng Tập lãi hơn 400 triệu mỗi năm.
Anh Tập chia sẻ, con ếch này cho lợi nhuận cao nhưng nuôi lại rất dễ nuôi, quan trọng là cho ếch ăn uống đầy đủ, thường xuyên thay tháo nước trong bể để đảm bảo vệ sinh và tránh ồn ào. Có như vậy ếch mới ít bị bệnh, lớn nhanh, không bị hao hụt và cho lãi cao.
Cũng theo anh Tập, mấy năm gần đây, như nhiều vật nuôi khác, giá ếch lên xuống khá thất thường lúc cao lúc thấp, như năm ngoái do giá heo giảm sâu cũng khiến giá ếch xuống còn có 35.000 đồng/1kg. Với giá như thế chỉ những ai có kỹ thuật nuôi tốt mới có lãi chút ít hoặc hòa vốn. Đến năm nay thì giá ếch thịt lại lên cao, có những lúc xấp xỉ 48 ngàn đồng/1kg thì người chăn nuôi ếch có lãi kha khá.
Để tăng cường sức đề kháng cho đàn ếch, anh Tập thường xuyên giã nhuyễn tỏi sau đó trộn vào thức ăn và cho ếch ăn hàng ngày.
Còn ông Nguyễn Văn Cường, 53 tuổi, xóm 1, xã Hải Ninh, huyện Hải Hậu (Nam Định) là người nuôi ếch Thái lâu năm với quy mô lớn. Vào vụ nuôi, cứ hơn 2 tháng là gia đình ông Cường xuất bán 1 lần, sản lượng hơn 6 tấn mỗi vụ. Tùy theo giá bán ở từng thời điểm mà cho kết quả cuối vụ khác nhau, nhưng từ ngày chuyển sang nuôi ếch Thái vào năm 2007 đến nay, thu nhập của gia đình ông Cường luôn ổn định, có của ăn của để.
Theo ông Cường và cũng như nhiều hộ nuôi ếch khác, nghề nuôi ếch giờ đây có nhiều những cải tiến so với trước, như: hệ số thức ăn giảm; nguồn giống chủ động hơn và sản lượng nuôi tăng hơn trước rất nhiều.
Ông Cường cho hay, giống ếch Thái này khá dễ nuôi, ít bệnh tật, sinh trưởng nhanh...và đặc biệt có thể nuôi trên bể xi măng với mật độ dày. Trung bình, mỗi năm nuôi được từ 2-3 lứa, thời gian mỗi lứa chỉ từ 60-70 ngày là được xuất bán...
"Năm nay gia đình tôi xuất bán được hơn 12 tấn thịt ếch thương phẩm, được bán với giá giao động trên dưới 45 ngàn đồng/1kg. Sau khi trừ hết chi phí gia đình tôi lãi hơn 200 triệu đồng." ông Cường tiết lộ.
Cũng theo ông Cường, trung bình để được được một kg ếch thịt thương phẩm sẽ tốn khoảng 1,3kg cám. Sau khi cộng cả tiền giống và các loại chi phí khác thì 1kg ếch sẽ tiêu tốn khoảng gần 30.000 đồng. Với giá thu mua như hiện nay thì 1 kg ếch thương phẩm, sau khi trừ hết chi phí sẽ lãi khoảng trên dưới 20.000 đồng.
Nhờ nuôi ếch Thái có vóc dáng "khổng lồ" , lớn hơn so với ếch ta mà nhiều hộ dân ở Ninh Bình, Nam Định vươn lên thoát nghèo và có nguồn thu nhập ổn định.
Nói về kỹ thuật nuôi ếch, ông Cường cho hay, ếch tăng trưởng nhanh nên cần ăn thức ăn có hàm lượng đạm từ 25-35%, ếch nhỏ dưới 2 tháng tuổi cho ăn 3 lần/ngày, ếch lớn ăn 2 lần/ngày. Để phòng bệnh cho ếch, giúp ếch tăng sức đề kháng, tôi thường xuyên sát trùng, vệ sinh bể nuôi sạch sẽ, thay nước 2 lần/ngày, trộn men tiêu hóa, tỏi dã nhỏ và bổ sung thêm vitamin C vào thức ăn cho ếch.
Hiện tại, có rất nhiều kiểu nuôi ếch nhưng có 2 kiểu được nhiều người lựa chọn nhất là nuôi trên bể xi măng và nuôi trong lồng lưới thả dưới ao. Hai cách nuôi này đều có ưu nhược điểm khác nhau, nếu có điều kiện xây bể xin măng là nuôi hiệu quả nhất. Bể nuôi ếch cũng khá đơn giản nên chi phí khá thấp, mật độ thả nuôi từ 100-150 con/1m2.
"Khi môi trường nuôi dưỡng bị ô nhiễm do nguồn nước bẩn, thức ăn thừa thối rữa,... Đầu tiên ếch bị bệnh ngoài da, sau đó bị nhiễm trùng, ếch bị trướng bụng hoặc trên da bị lở loét, không ăn, sau vài ngày sẽ chết. Vì Vậy, mỗi ngày cần thay nước cho ếch 2 lần, để cho con ếch luôn phát triển tốt." ông Cường tiết lộ.
Có thể nói, mô hình nuôi ếch Thái trong bể xi măng không mất nhiều vốn, công chăm sóc, thời gian nuôi ngắn nhưng cho thu lãi cao. Đây là mô hình cần được khuyến khích nhân rộng nhằm giúp người dân tận dụng diện tích vườn, ao của gia đình để phát triển kinh tế.
Theo Danviet
Nỗi niềm của chị Sáu khuyết tật đất cố đô Chị Sáu "khuyết tật" - đó là biệt danh mà nhiều người quý mến đặt cho chị Dương Thị Sáu (45 tuổi), giám đốc doanh nghiệp may Sáu Toản ở xã Yên Thắng, huyện Yên Mô, Ninh Bình. Chị Dương Thị Sáu (đứng) hướng dẫn một nữ công nhân khiếm thính cách sử dụng máy may. (Ảnh: T.Q) Bền bỉ cưu mang người...