Ninh Bình: Chị em dùng “tuyệt chiêu” thả thính tóm con “tham ăn nhát chết” mà kiếm bộn tiền
Năm nào cũng vậy, cứ vào hè cũng là thời điểm rộ vụ bắt cáy là chị em phụ nữ ở huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình lại mang “đồ nghề” ra sông Đáy và dùng tuyệt chiêu thả thính dụ cáy vào.
Nhờ bí quyết này mà nhiều chị em bắt được vô số con cáy-đặc sản miền quê và có thể kiếm đến nửa triệu đồng mỗi ngày.
Từ bao đời nay, cứ vào khoảng cuối tháng 2 âm lịch cho đến khi có gió heo may, người dân sống dọc bờ con sông Đáy (đoạn chảy qua địa phận huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình) lại đua nhau đi dụ cáy, săn cáy.
Khi con cáy trở thành đặc sản, bao năm nay, cái nghề săn bắt cáy độc đáo này đã trở thành kế sinh nhai mang lại nguồn thu nhập chính của bao nhiêu hộ gia đình nơi đây.
Nhiều chị em phụ nữ ở huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình dùng “tuyệt chiêu” ra bờ sông Đáy thả thính dụ cáy. Chỉ sau vài tiếng đồng hồ, nhiều chị em phụ nữ đã bắt được cả vài kg cáy đặc sản.
Những người lành nghề bắt cáy ở đây cho biết, đồ nghề để bẫy cáy khá đơn giản, chỉ cần dùng chiếc bẫy được đan bằng nan tre (người dân ở đây vẫn hay gọi bằng lờ) có hình dạng giống quả hồ lô, có lỗ để cho cáy chui vào.
Để dụ cáy chui vào lờ thì cần phải dùng mồi. Mồi nhử cáy gồm thính gồm cám gạo rang thơm trộn mẻ ngấu….Hỗn hợp thính trộn này cho vào miệng lờ rồi đặt rải rác dọc bờ sông Đáy nơi có nhiều cáy sinh sống.
Khi đàn cày bò ra khỏi miệng hang đi kiếm mồi, ngửi thấy mùi thơm của thính là chúng sẽ bò đến nơi đặt bẫy.
Khi chui vào ăn mồi thì những con cáy không thể bò ra ngoài được nhờ có chiếc hom cài ở miệng cái lờ. Mỗi ngày một người có thể đặt được 300-500 cái lờ dụ cáy tùy vị trí đặt và có thể kiếm được từ 3 đến 8kg cáy.
Trao đổi với phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN, chị Nguyễn Thị Thơm ở huyện Kim Sơn cho biết, chị đã gắn bó với nghề bắt cày gần 20 năm nay.
“Công việc săn bắ cáy này kéo dài trong gần bảy tháng trong năm, bắt đầu từ tháng 2 cho đến hết tháng 9 âm lịch. Nhờ vậy, người dân Kim Sơn ven sông Đáy có công ăn việc làm và thu nhập tốt suốt 7 tháng trời. Cáy là loài giáp xác, sống rất nhiều ở ven các con sông lớn, nhất là sông Đáy, nơi mà thủy triều thường xuyên lên xuống…”, chị Thơm chia sẻ.
Video đang HOT
Chỉ cần đồ nghề và một chút bí quyết thả thính dụ cáy, nhiều chị em có thễ dể dàng bắt được rất nhiều cáy.
Với việc đánh gần 500 cái lờ, trung bình mỗi ngày chị Nguyễn Thị Thơm bắt được khoảng 6kg cáy.
Cá biệt có những ngày coi như trúng mánh, gặp may thì bắt được cả 10kg cáy. Cáy bắt về được bao nhiêu là có thương lái đến tận nhà thua mua hết.
Mỗi kg cáy đặc sản có giá bán dao động từ 70.000 – 80.000 đồng…Con cáy trở thành đặc sản, chưa có nơi nào nuôi được mà vẫn hoàn toàn bắt ngoài tự nhiên cung không bao giờ đủ cầu.
Tiết lộ bí quyết để bẫy được nhiều cáy, chị Thơm cho hay, để dụ được nhiều cáy chui vào chiếc lờ thì mồi thính rang sao phải có mùi thơm mạnh, kích thích cáy tới.
Cà Mau: Vùng đất dân tấp nập nuôi sò huyết, cứ 1ha “vớt” lên 1 tấn, lời 200-220 triệu đồng
Thường thì mỗi người có một cách làm mồi thính khác nhau. Ai làm được mồi mà thu hút được nhiều cáy thì người đó sẽ bắt được nhiều hơn.
“Tôi thường dùng cám gạo rang thơm, mẻ ngấu và một chút cá tươi băm nhuyễn ,sau đó trộn hỗn hợp này lại là thành mồi dụ cáy. Nhờ bí quyết này mà tôi bắt được rất nhiều cáy. Mỗi ngày có thể kiếm được 300.000- 500.000 đồng, đủ tiền trang trải cuộc sống và nuôi các cháu ăn học”, chị Thơm tiết lộ.
Hơn 30 năm đi săn bắt cáy, bà Phạm Thị Phượng (50 tuổi) xã Như Hòa (Kim Sơn) được biết đến là một trong những người kỳ cựu và có tay nghề cao trong vùng.
Bà Phượng cho biết, loài cáy tương đối khó bắt, các cụ xưa vẫn bảo “nhát như cáy ngày”. Cứ hễ thấy động từ xa chúng đã chui tọt xuống lỗ nên khó bắt lắm.
Theo bà Phượng, cáy là loài rất nhát nhưng lại rất háu ăn. Vì vậy muốn bắt được cáy phải biết cách thả thính để dụ chúng chui ra. Phải dùng loại mồi có mùi thơm mà chúng ưa thích, chỉ cần ngừi thấy là chúng bò ra ngay và chui vào bẫy ngay.
“Chính vì nhát như cáy nên việc bắt cáy chỉ có thể dùng mồi thính đặt trong cái lờ để dụ chúng chui vào. Có nhiều người ở nơi khác không biết nghề, khi đi qua bảo sao không dùng tay, dùng thuổng mà đào bắt cáy. Nếu mà làm như mấy người đó “xui”, chắc đi mỏi chân cả ngày chỉ tóm được dăm ba con cáy là cùng…”, bà Phượng dí dỏm mặn chuyện.
Nghề săn bắt cáy đang trở thành nghề mang lại thu nhập chính cho nhiều gia đình ở huyện Kim Sơn.
“Trung bình mỗi ngày tôi đặt hơn 300 chiếc lờ, ngày ít cũng bắt được từ 4 kg đến 6kg cáy.Cũng có những hôm tôi bắt được 8kg cáy. Tính ra thu nhập cũng cao, được khoảng vài trăm nghìn đồng/ngày. Ở nông thôn mà có được từng ấy tiền mỗi ngày cũng coi như tiêu pha kha khá…”.
Bà Phượng cho hay, lờ cáy được làm từ những nan tre già có độ cứng và bền cao. Lờ cáy có hình giống quả hồ lô, một đầu để cho cáy chui vào ăn mồi, đầu còn lại là cáy chui vào là không ra được. Để nhử bắt được cáy, bà Phượng phải bỏ mồi bằng cám gạo rang thơm, trộn mẻ và trộn với một chút hoa hồi nhằm tạo mùi thơm khác lạ để dụ cáy ra.
“Môi trường còn tốt, sức khỏe còn thì tôi vẫn “chung thủy” với cái nghề bắt cáy này cho đến cuối đời”, bà Phạm Thị Phượng tâm sự.
Ninh Bình: Nam thanh niên gãy 2 chân sau cú tông trực diện ô tô
Chiều 7/6, người dân sống ven QL 10 (đoạn xã Ân Hòa, huyện Kim Sơn, Ninh Bình) chứng kiến vụ tai nạn kinh hoàng giữa chiếc xe máy và ô tô con.
Theo thông tin ban đầu, vào thời điểm xảy ra vụ tai nạn, nam thanh niên điều khiển chiếc xe máy phân khối lớn hiệu Exciter mang biển kiểm soát tỉnh Thanh Hóa, theo hướng từ Kim Sơn - Ninh Bình đã tông trực diện vào chiếc ô tô con đi theo hướng ngược lại.
"Cú đối đầu trực diện ở phần xe ô tô, khiến tài xế BKS Hà Nội không kịp phản ứng. Hậu quả nam thanh niên đi xe máy bất tỉnh ngay tại chỗ", một nhân chứng thuật lại.
Chiếc xe máy của nam thanh niên bị vỡ vụn
Ô tô con bị móp toàn bộ phần đầu
Tại hiện trường, chiếc xe máy của nạn nhân bị hư hỏng hoàn toàn, còn chiếc xe ô tô bị móp toàn bộ phần đầu.
Ngay sau khi xảy ra tai nạn, lực lượng chức năng đã nhanh chóng có mặt cùng người dân để giải quyết vụ việc.
Những mảnh vụn còn lại hiện trường
Trao đổi với chúng tôi, lãnh đạo Công an huyện Kim Sơn cho hay, vụ tai nạn khiến nam thanh niên bị gãy 2 chân, nam thanh niên này từ Thanh Hóa đang trên đường đi qua địa phận huyện Kim Sơn thì xảy ra tai nạn.
Hiện, vụ tai nạn đang được làm rõ.
Ninh Bình: "Tướng" 84 tuổi đưa cả triệu "quân" ra biển làm thứ mật lạ Mặc dù đã ở tuổi 84 nhưng ông Đoàn Ngọc Cẩn ở khối 10, thị trấn Bình Mình, huyện Kim Sơn (Ninh Bình) theo đuổi nghề nuôi ong mật. Chỉ với việc đưa đàn ong hàng triệu con đi ra biển khai thác phấn hoa sú vẹt làm mật, ông có thể dễ dàng kiếm tiền triệu mỗi ngày. Trao đổi với phóng...