Nín thở theo chân “vua bò cạp” đi săn mật ong
Không cần dụng cụ rườm rà, chỉ cần một cây đuốc là anh Cương vào rừng săn mật ong rừng. Chỉ mất 10 – 15 phút “phù phép”, anh Cương đã khiến hàng vạn con ong mật bay ra khỏi tổ; lúc này anh có thể “hồn nhiên” lấy mật.
Đến thị trấn Nhà Bàng hỏi thăm người bắt ong mật giỏi nhất vùng Bảy Núi, người dân sẽ giới thiệu ngay anh Nguyễn Văn Cương (cũng được người dân gọi là vua săn bò cạp ở vùng này). Anh Cương năm nay ngoài 40 tuổi, nước da ngăm đen và rất nhanh nhẹn – miệng nói, tay làm, không chần chừ những việc trong tầm tay của anh. Bởi thế khi chúng tôi đề cập đi săn ong mật, anh Cương “ừ” một tiếng là đi vội ra sau hè, cầm một cây đuốc to bằng bắp chân rồi nói gọn: Lên đường!
Vừa đi anh Cương vừa cho biết: “Tôi đã phát hiện một tổ ong mật to bằng cái nia ở sau lưng núi Vôi (xã Núi Vôi, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang), địa hình có hiểm trở những vẫn lấy được mật. Khi tới nơi các anh phải làm theo tôi và phải đi khom lưng, bám sát phía sau tôi, nhất là khi ong chít, chớ đập con ong, vì điều này làm cho “đồng đội” của chúng hung dữ thêm”.
Chỉ cần cây đuốc, lá dừa khô và một số lá cây rừng, là anh Cương có thể bắt được tổ ong to thế này
Đến nơi, anh Cương chỉ cho chúng tôi thấy tổ ong mật to bằng cái nia treo lơ lửng trong hốc đá. Anh Cương đi đầu, kế đó là những người “ăn theo” như chúng tôi và cuối cùng là anh Ngô Văn Lên – một trợ thủ đắc lực của anh Cương, cả đoàn lần lượt tiếng vào “vùng nguy hiểm”. Nhẹ nhàng, từng người bò sát vào tổ ong, lúc này chúng tôi chỉ cách tổ ong khoảng 2m, nghe rõ tiếng “xì xào” của đàn ong khi cảm nhận có gì đó bất ổn.
Sau khi “đội hình” đã vào vị trí an toàn, anh Cương ra lệnh đốt đuốc. Trong lúc anh Cương và anh Lên xông khói vào tổ ong, đoàn chúng tôi liên tục bấm máy. Lúc này, hàng vạn con ong bị ngạt khói, giận dữ túa ra tạo thành một “đám mây” đen ngòm ngay trên đỉnh đầu chúng tôi.
Và chỉ hơn 15 phút sau, tổ ong to bằng cái nia đã rơi vào cảnh “vườn không nhà trống”. Lúc này anh Cương từ tốn chọn những phần sáp chứa mật để lấy. Riêng những phần sáp chứa ong non anh tuyệt nhiên không động đến. “Mình chỉ dùng khói để xua ong lấy mật nên có thể đàn ong bỏ tổ này nhưng chúng vẫn còn sống. Riêng những ong non, những con sắp trưởng thành sẽ có cơ hội lớn lên, tạo đàn tiếp tục xây tổ, cho mật”, anh Cương chia sẻ nguyên tắc nghề nghiệp của mình.
Với “thương hiệu” bắt ong mật, 1 lít mật ong của anh Cương có giá lên tới 500.000 đồng
Xong công việc lấy mật, anh Ngô Văn Lên làm nhiệm vụ dập triệt để hai cây đuốc trên một mỏm đá. Anh Lên giải thích: “Đang là mùa nắng nóng, nếu mình làm việc này không cẩn thận, còn sót lại một hai đóm lửa nhỏ thôi là có thể gây ra cháy rừng như chơi”.
Theo anh Cương, với lượng sáp này, anh có thể vắt được 4 lít mật, mỗi lít có giá 500.000 đồng. Như vậy ngày nào trúng mánh, bắt được 2 tổ ong thì coi như các anh có bạc triệu trong túi.
“Cũng vì giá ong mật tăng cao nên thời gian gần đây có nhiều người đổ xô đi bắt ong mật. Nhưng điều tôi lo lắng nhất là đa số họ dùng lửa hoặc thuốc để xông cho ong chết rồi lấy mật và bắt luôn cả ong non để chế biến thức ăn. Với cách bắt ong kiểu tận diệt này thì vài năm nữa thôi, ong mật sẽ không còn, ít nhiều cũng ảnh hướng đến núi rừng”, anh Cương chia sẻ thêm.
Video đang HOT
Anh Cương chỉ cho chúng tôi thấy tổ ong trong hốc đá
Bắt đầu đốt đuốc để tiếp cận tổ ong
Tiếp cận tổ ong để bắt đầu xông khói
Ong mật bắt đầu bỏ tổ thoát thân
Anh Cương chỉ lấy mật, tuyệt đối không bắt ong non.
Theo Dantri
Cận cảnh cây dầu rái 700 năm tuổi
Trong 5 đại thụ trên địa bàn huyện Tri Tôn, Tịnh Biên (An Giang) được công nhận là "cây di sản" Việt Nam, có thể nói, hai cây dầu rái được xem là quý nhất, lớn nhất. Trong đó, có một cây đã "thọ" hơn 700 năm tuổi.
Theo lời chỉ dẫn của người dân, PV Dân trí tìm đến Ấp Pô Thi, Xã An Cư, (huyện Tịnh Biên) để xem cây dầu rái sống thọ 300 năm tuổi. Theo lí lịch trích ngang của Chi cục kiểm lâm An Giang, cây dầu rái có tên khoa học là Dipterocarpus alatus Roxb, cây có chu vi gần 8m (cách mặt đất 1,3m) và có chiều cao 20m.
Cây dầu rái ngoài việc sở hữu "thân hình, cánh tay" của gã "khổng lồ" còn có bộ rễ rất độc đáo. Nếu nhìn từ xa, các nhánh rễ cuồn cuộn nổi lên như hàng chục con mãng xà khổng lồ quấn quanh thân cây dầu rái. Tuy nhiên, từ hành động cúng bái của người dân sống gần cây dầu đã làm thân "những con mãng" xà này bị cháy xém nhiều chỗ.
Cây Dầu Rái 300 tuổi ở xã Xã An Cư, huyện Tịnh Biên, hiện chưa có hàng rào bảo vệ.
Trao đổi với PV Dân trí, anh Chau El (đến con anh, gia đình này đã sinh sống suốt 6 thế hệ dưới bóng cây dầu rái) cho biết, cha ông đời trước kể lại, cây dầu rái đã từng hứng bom đạn cho dân làng. Vì thế con cháu đời này qua đời khác phải có nhiệm vụ chăm sóc, gìn giữ cây dầu.
Chia tay cây dầu rái ở Tịnh Biên, PV Dân trí tiếp tục đến ấp Tô An, Xã Cô Tô, huyện Tri Tôn để ngắm cây dầu rái thứ 2 có tuổi thọ đến 700 năm tuổi. Ấn tượng đầu tiên là đứng từ ngoài con lộ xa đến hơn 200m nhìn vào đã thấy bóng của cây dầu che mát cả một khoảng sân rộng của gia đình anh Chau Pone - người đang bảo vệ cây dầu.
Theo anh Chau Pone, nếu tính từ mặt đất lên 1,3m thân, cây dầu có chu vi trên 8m. Cây có chiều cao đến 30m. Theo quan sát của PV Dân trí, vỏ cây dầu gần như hoá thạch, từng mảng sần sùi, khô cứng bao quanh thân cây. Cây không có nhiều nhánh, chỉ một thân chạy thẳng lên bầu trời và có hơn chục "cánh tay" to khoẻ, chắc nịch vươn ra xa gần 20m
Ông Chau Phone bên cây Dầu Rái tồn tại trên đất nhà mình hơn 700 năm tuổi
Quanh gốc cây dầu rái 700 tuổi này cũng in dấu những mâm cúng còn xót lại. Tuy nhiên thân cây, rễ cây không bị cháy sém như cây dầu rái ở Tịnh Biên. Giải thích về điều này anh Chau Pone cho biết: "Đối với người dân thuộc dân tộc Khmer, cây không chỉ cho bóng mát, hoa quả, gỗ... mà đối với chúng tôi những cây cổ thụ thế này còn là một vị thần luôn phù hộ... Do đó, đến những ngày lễ tết hoặc khi gia đình có chuyện vui... người dân hay mang đồ đến cúng "ông cây". Tuy nhiên, cũng có một số hộ còn đốt giấy bùa gây ảnh hưởng đến cây. Bởi vậy, tôi luôn trông coi, không để đám cháy xảy ra, tổn hại đến "ông cây".
Trao đổi với PV Dân trí xung quanh việc chăm sóc và bảo vệ 5 cây di sản Việt Nam trên địa bàn tỉnh An Giang, ông Bành Thanh Hùng - Trưởng phòng bảo vệ rừng và thiên nhiên (thuộc Chi cục kiểm lâm An Giang) cho biết: "Việc Bảo vệ cây di sản là trách nhiệm của cộng đồng và chính quyền sở tại. Thông qua nhiệm vụ này, tình làng nghĩa xóm của người dân thêm đoàn kết hơn. Tuy nhiên, nhiệm vụ chính vẫn là của Chi cục Kiểm lâm trong việc quản lý, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh và bảo vệ cây theo đúng qui định pháp luật về các cây di sản ở địa phương. Ngoài ra, Chi cục đang xem xét vị trí của từng cây để xem cây nào cần xây dựng hàng rào bảo vệ thì huy động nguồn vốn Nhà nước và người dân đóng góp để tiến hành xây dựng hàng rào trong thời gian tới".
Ngoài ra, ông Hùng còn cho biết thêm, Chi cục kiểm lâm An Giang đang lầm hồ sơ cho 2 cây Bằng Lăng Nước (300 tuổi) ở Chùa Thiên Y, Chợ Vàm, huyện Phú Tân; 1 cây Ngọc Lan trên 100 tuổi xã An Hảo, huyên Tịnh Biên và đang tiếp tục lựa chọn thêm một số cây có tuổi thọ cao, đưa vào danh sách "ứng cử" cây di sản Việt Nam.
Người dân lập miếu thờ quanh gốc cây
Những đám tro còn sót lại từ việc người dân đốt vàng mã khi cúng thần
Nhiều rễ cây Dầu Rái 300 tuổi bị cháy sém thế này
Một "cánh tay" của cây Dầu Rái 300 tuổi bị khô, trụi cành lá
Thân của cây Dầu Rái 700 tuổi có chiều cao hơn 30m
Da của cây dầu 700 tuổi này gần như hoá đá
Nhìn chung những cây đại cổ thụ - Cây di sản Việt Nam trên địa bàn tỉnh An Giang đều tồn tại trên đất những người Khmer nghèo khó
Theo Dantri
Thô bạo với... di sản Không cần phải thực hiện các phương pháp thống kê khoa học, cũng chẳng cần phải tổng hợp báo cáo của các tỉnh thành phố, chỉ cần nhẩm tính cũng có thể thấy Luật Di sản Văn hóa ở Việt Nam đạt kỷ lục về số người, số lần vi phạm. Hơn thế, sau khi những vi phạm nghiêm trọng đó, không ai...