Cha bị điện giật chết, tương lai của 3 con thơ trở nên mờ mịt
Sống hơn nửa đời người anh Chau Nanl (33 tuổi) mới biết đèn điện là thế nào. Nhưng niềm vui này kéo dài 3 ngày thì anh Nanl bị điện giật chết, anh bỏ lại 3 đứa con thơ trong căn nhà rách nát và đói khát, thất học đang chực chờ 3 đứa nhỏ.
“Cái nghèo” đeo bám 3 đời
Sau 4 ngày xảy ra tai nạn thương tâm vì “thiếu hiểu biết” về điện, PV Dân Trí đã tìm đến gia đình chị Nèang Hương (1983), ngụ tổ 12, ấp Tây Hưng – xã Nhơn Hưng, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang Theo chị Hương kể lại, nhà chị có điện mới có 3 ngày thì chồng chị qua đời vì không ngắt cầu dao điện khi lắp đặt điện sinh hoạt trong gia đình. Nổi ám ảnh và nhớ thương về người chồng vẫn hiển hiện trong ánh mắt buồn của người vợ trẻ này.
Tiếp xúc với chúng tôi chị Hương cho biết, gia đình quanh năm suốt tháng không đất canh tác, cuộc sống chỉ dựa vào tiền công làm thuê của chồng chị là anh Chau Nanl (33 tuổi) vừa mất vì bị điện giật chết cách nay 4 ngày rồi. Hàng ngày hai vợ chồng lo nấu đường thuê cho một ông chủ chuyên làm đường thốt nốt ở xóm để kiếm tiền sinh sống và lo cho hai con ăn học.
Nhiều bà con đến viếng tang anh Nanl, không khỏi chạnh lòng trước tình cảnh ngặt nghèo của 3 mẹ con chị Hương
Khi anh Chau Nanl còn sống thì anh đi lấy nước thốt nốt rồi về nấu đường luân phiên với ông chủ (anh Nanl nấu 2 ngày thì tới người chủ nấu 2 ngày, anh Nanl phải lo việc lấy nước thốt nốt tất cả). Tiền công đi lấy nước thốt nốt và nấu đường cả ngày của hai vợ chồng cũng vừa đủ đóng gạo ăn qua ngày. Ngoài công việc này ở địa phương ai thuê gì anh Nanl làm thêm để mong có tiền lo cho 2 đứa nhỏ đi học đàng hoàng, như việc cắt cỏ mướn, làm lúa, xạ phân, làm hồ…
Căn nhà xùm xụp đang thờ anh Nanl là do xã Nhơn Hưng xây dựng theo chương trình 134 của Chính phủ cách nay gần 10 năm rồi nên bây giờ đã xuống cấp trầm trọng, 4 bên lợp bằng vách nay đã không còn chỗ lành lặn nữa, còn mái nhà thì “loang lổ” vết thủng của thiết. “Căn nhà này đã không còn đủ để che nắng, che mưa nữa rồi, ảnh ( anh Nanl – PV) tính cố gắng làm để kiếm tiền sửa lại nhưng bây giờ đã không được nữa rồi.!” – chị Hương ngẹn ngào nói.
Căn nhà rách nát của 3 mẹ con chị Hương thêm phần ảm đạm thêm khi người trụ cột trong gia đình vừa “ra đi” vì bị điện giật
Ông Huỳnh Văn Đàng – Trưởng ấp Tây Hưng , xã Nhơn Hưng cho biết, gia đình chị Nèang Hương là hộ dân tộc nghèo và đặc biệt khó khăn nhất trong Sóc Hào Sển. Gia đình có 3 người con, đứa lớn nhất đang học lớp 5, đứa kế thì đang học lớp 1 và đứa nhỏ nhất thì đang đi chập chững, cuộc sống chủ yếu là làm thuê mướn quanh năm nên rất khó khăn. Nay chồng chị Nèang Hương mất, gia đình càng khó khăn hơn, nhất là chuyện ăn học của tụi nhỏ sau này.
Theo ông Đàng, gia đình cha mẹ ruột của Nanl và Hương cũng thuộc diện hộ nghèo, không đất canh tát, chuyên sống bằng nghề làm thuê làm mướn nên cũng không giúp đỡ được gì cho vợ chồng anh Nanl.
Cái khó sẽ… “bó cái khôn”
Tiếp xúc với chúng tôi, bà Nèang Quát (54 tuổi) – mẹ chị Nèang Hương cho biết, từ khi vợ chống nó (anh Nanl và chị Hương – PV) về ở gần tôi thì chồng nó chăm chỉ làm lắm nhưng nuôi đến 3 đứa con, 2 đứa đi học nên vợ chồng nó túng thiếu quanh năm. Bây giờ chồng nó chết rồi tôi không biết mấy mẹ con nó sẽ sống ra sao nữa đây. Có lẽ 2 đứa con nó sẽ nghỉ học thôi, vì không có tiền, không ai lo chăm sóc hết” – bà Quát buồn bã nói.
Video đang HOT
Tiếp lời mẹ, chị Hương cho biết, “Mong ước của em lớn nhất chính là làm sao có tiền cho tụi nhỏ học biết cái chữ đàng hoàng để sau này tụi nó thoát khỏi cái sổ hộ nghèo mà vợ chồng em và ông bà nội, ngoại của nó đã mang mấy đời qua. Bây giờ, cha tụi nhỏ chết rồi, em cầu trời cho mình khoẻ mạnh để đi làm thuê lo cho tụi nó – Chị Hương lấy tay gạt nước mắt nói.
Sau khi an táng chồng xong, dù đứa con út mới hơn 1 tuổi, chỉ phải ngược xuôi đi làm thuê kiếm tiền đong gạo, từ việc chẻ củi, làm cỏ vườn đến nấu đường thốt nốt, việc gì chị cũng làm, miễn là có tiền lo cái ăn và con chữ cho tui nhỏ. Tuy nhiên, đứa con nhỏ nay bệnh mai đau, cộng với công việc làm thuê ngày có ngày không nên 2 tuần lễ qua, gia đình chị Hương sống được nhờ vào lon gạo tình thương của bà con trong xóm.
Lo các con đói khổ, thất học nên chị Hương cố nén nỗi đau, gửi đứa con nhỏ cho hàng xóm để đi làm thuê kiếm tiền sinh sống
Liên quan đến cái chết thương tâm của anh Nanl, theo tìm hiểu của Dân trí, gia đình anh Chau Nanl được kéo điện sinh hoạt theo diện hộ nghèo của xã Nhơn Hưng. Sau khi được ngành điện kéo điện được 3 ngày thì anh Nanl tự ý lắp đặt thêm ổ cắm điện để thắp sáng chỗ nấu đường thốt nốt nhưng lại không ngắt cầu dao điện nên dẫn đến tử vong. Được biết, trong khu vực Sóc Hào Sển – ấp Tây Hưng có gần 90 hộ người dân tộc Khmer, chủ yếu sinh sống băng nghề làm thuê, mướn, trên 95% là hộ nghèo đặc biệt khó khăn. Mặc dù chính quyền địa phương đã có nhiều giải pháp giúp bà con làm kinh tế cải thiện cuộc sống nhưng số hộ nghèo và tái nghèo vẫn còn ở mức cao. Gia đình anh Nanl là một trong những hộ nghèo như vậy.
Trao đối với PV Dân Trí, ông Nguyễn Thành Bảo – Phó Chủ tịch UBND xã Nhơn Hưng, huyện Tịnh Biên cho biết, ngày 21/12 vừa qua anh Chau Nanl đã tử vong vì thay ổ cấm điện mà không ngắt cầu dao điện. Thấy hoàn cảnh gia đình khó khăn thì ngay trong ngày hôm đó địa phương đã vận động được số tiền gần 3 triệu đồng và 01 cái hòm để chôn cất theo nghi thức truyền thống. Nhưng hiện tại thì vợ và 3 con của anh Nanl còn gặp nhiều khó khăn, gia đình này thuộc diện hộ nghèo và đặc biệt khó khăn, chúng tôi đã đưa vào diện cất nhà theo chương trình 167 năm 2013 rồi nhưng đến nay vẫn chưa có nguồn để cất nên gia đình phải sống nhà tạm bợ lắm” – ông Bảo khẳng định.
Cũng theo ông Bảo, mong muốn lớn nhất của địa phương hiện nay là làm sao có được nguồn tiền để xây dựng lại căn nhà và chăm lo cho các con anh Nanl được ăn học đến nơi đến chốn.
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
1. Mã số 1275: Chị Nèang Hương, ngụ tổ 12, ấp Tây Hưng – xã Nhơn Hưng, huyện Tịnh Biên, An Giang. ĐT: 01647.672.047 2. Quỹ Nhân ái – Báo Khuyến học & Dân trí – Báo điện tử Dân trí. Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh bến xe Kim Mã) Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490 Email: quynhanai@dantri.com.vn Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau: * Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thành Công – Hà Nội. * Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri Account Number: 045 137 195 6482 Swift Code: BFTVVNVX Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank) * Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Hoàn Kiếm * Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100356359 Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh – Hà Nội * Tài khoản USD tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100357002 Swift Code: MSCBVNVX Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK – MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam) 3. Văn phòng đại diện của báo: VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122 VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725 VP HCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885 VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269
Minh Khang – Ngô Nguyễn
Theo Dantri
Về miền Tây lai rai với khô 'vũ nữ chân dài'
Vài năm trở lại đây, ở An Giang đã xuất hiện loại nghề "khô nhái" - hay còn được gọi với cái tên mỹ miều là "vũ nữ chân dài" đang được nhiều người ưa thích loại khô đặc biệt này.
Khô "vũ nữ chân dài" bắt đầu xuất ngoại
Về vùng sông nước An Giang mà nhắc đến "vũ nữ chân dài" thì ai ai cũng biết đến nó, bởi vị vừa lạ vừa ngon, là tâm điểm của nhiều dân ăn uống vùng sông nước. Tuy nhiên, ít ai biết loại khô này đang dần dần hình thành và phát triển giúp hàng chục hộ gia đình nghèo có cuộc sống tốt hơn, nhưng cũng không ít khó khăn.
Chúng tôi có dịp ghé thăm gia đình anh Võ Văn Liền, (sn 1973, ấp Vĩnh Hạ - xã Vĩnh Trung - huyện Tịnh Biên). Anh được xem là người gắn bó với nghề trong nhiều năm liền ở địa phương từ khai thác đến chế biến loại đặc sản này.
Chính sự dai, giòn của khô nhái đã thu hút dân nhậu tìm đến món khô độc đáo này.
Gia đình anh Liền thuộc diện hộ nghèo nên quanh năm sống bằng nghề thuê mướn và bán bánh tráng khắp các chợ trong huyện Tịnh Biên. Trong một lần tình cờ bán hàng tại chợ Tịnh Biên, anh thấy một Việt kiều Campuchia thu mua nhái tươi nên hỏi thăm thì biết để làm khô, xuất sang Campuchia.
Thấy vậy, anh bỏ nghề bán bánh tráng mà về nhà rủ các anh em bắt nhái để bán kiếm tiền. Sau nhiều lần thấy người chủ thu mua nhái lột nhái, chế biến rồi phơi khô nên anh Liền đã mày mò làm thử.
"Tôi phải xem lén nhiều lần lắm nên tôi về nhà làm xong thì ăn thấy giòn, ngon nên tôi mừng lắm. Từ sau lần đó, gia đình quyết định không bắt bán nữa mà tự làm ra để bán lẻ cho mọi người trong xóm" anh Liền nhớ lại nói.
Theo anh Liền, gia đình anh đã làm nghề khô nhái này được gần 4 năm nay. Ban đầu các thành viên trong gia đình đi bắt nhái vào ban đêm rồi đến sáng ra tiếp tục lột nhái, chế biến nhái bằng cách thêm gia vị như tiêu, đường, bột ngọt, ớt, nước mắm,... sau đó thì đem phơi hai nắng (2 ngày - PV) thì có thể sử dụng được.
Tuy nhiên, nếu trời không có nắng thì phải "sấy" bằng lo than để nhái khô và ngon giống như nắng, nếu không sẽ không kịp giao hàng.
Dần dà món "mồi" này đã thu hút đông khách và ngày càng có nhiều chủ quán, nhà hàng, khách sạn trong và ngoài tỉnh như Cần Thơ, Long Xuyên, Đồng Tháp,... đặt mua. Vì thế nên gia đình anh đã đặt lại hàng "tươi" với khoảng 30 hộ dân trong vùng để thu mua nhái.
Người soi nhái chỉ cần có bộ đồ nghề, gồm: Chiếc bình ắcquy, đèn soi, rọng sắt và cây chụp (dài khoảng 1,5m). Nếu chịu khó thì thu nhập khá lắm. "Nghề nhái này có nhiều nhất vào khoảng tháng 7 đến tháng 8 âm lịch, nếu người nào bắt tệ gì cũng cả chục ký. còn mùa đông như hiện giờ chỉ soi được khoảng 4kg là cao rồi."
"Nếu lột da nhái xong thì bán lại cho tôi được 50.000đ/kg, còn không lột thì tôi mua khoảng 27.000đ/kg. Bình quân vào thời điểm nhái nhiều (tháng 7 - tháng 8 âm lịch), mỗi đêm người bắt nhái có thể kiếm từ 200.000-500.000đ/người" anh Liền cho biết.
Theo gia đình anh cho biết, trung bình mỗi ngày thu mua khoảng 30-40kg nhái của khoảng 20 hộ dân trong vùng. Sau khi chế biến thì 1kg nhái tươi chỉ còn lại 0,4kg khô nhái. Như vậy, nếu 30kg nhái tươi sau khi thành phẩm, "vũ nữ chân dài" sẽ còn được 12kg.
Hiện nay, loại khô đặc sản này được bán với giá giao động từ 300.000-350.000 đồng/1kg.
Cả xóm rủ nhau đi săn "vũ nữ chân dài"
Thấy lợi nhuận cao, dễ làm, hút hàng nên xung quanh khu vực gia đình anh Liền cũng "bắt chước" làm nghề khô này ngày càng đông. Giờ đây, đã có gần chục hộ làm nghề này, khiến "nguồn cung" ngày càng khang hiếm hơn. Vì vậy, nhiều dân nghèo xã Vĩnh Trung đã mở rộng phạm đi săn "vũ nữ chân dài" không chỉ bó hẹp trong huyện Tịnh Biên, nhiều người còn mở rộng địa bàn soi nhái sang các huyện lân cận như Tri Tôn, Châu Phú (An Giang), Hòn Đất, Kiên Lương (Kiên Giang) v.v...
Chị Võ Thị Rỡ - em gái anh Liền - cho biết: "Các chủ nhà hàng từ Châu Đốc đến TPHCM tham quan lễ hội đua bò ở đây. Khi thấy loại khô này đã liên kết đặt hàng nhiều lắm, chỉ sợ nhái tươi không có để làm khô thôi".
Ông Liền đang cầm cái vợt - dụng cụ để bắt nhái.
Theo khảo sát của chúng tôi, huyện Tịnh Biên chỉ có 2 nơi sản xuất loại khô này: Một điểm nằm tại khu vực chợ cửa khẩu quốc tế Tịnh Biên và điểm còn lại là khu vực nhà anh Liền. Còn tại khu vực dân nghèo ven Xẻo Sâu thuộc ấp Bình An 1, xã An Hòa, huyện Châu Thành - An Giang cũng đi soi nhái mưu sinh, nhưng chưa biết cách chế biến chuyên nghiệp như khu vực huyện Tịnh Biên.
Tuy nhiên, hầu hết người soi nhái đều là hộ nghèo, không nghề nghiệp ổn định. Họ chỉ sống vào việc soi nhái để bán làm khô và soi nhái bán cho người cắm câu nên cuộc sống phần nào cũng vất vả. Về lâu dài, nghề chế biến "vũ nữ chân dài" này cần được hình thành thương hiệu, hình thành làng nghề và được sự hỗ trợ của ngành chức năng sẽ trở thành đặc sản vùng miền biên giới An Giang.
Theo Lao động
Độc đáo nghề làm khô "vũ nữ chân dài" Vài năm trở lại đây, ở An Giang xuất hiện nghề "khô cá nhái" - hay còn được gọi với cái tên mỹ miều là "vũ nữ chân dài". Loại đặc sản này đang được nhiều du khách ưa thích tìm mua. Về vùng sông nước An Giang, nhắc đến "vũ nữ chân dài" thì ai ai cũng biết. Bởi loại khô này...