Nín thở ở nơi an toàn nhất thế giới, chưa có ca nhiễm Covid-19
Trong khi cả thế giới đang vật lộn với đại dịch Covid-19, có một lục địa lại hoàn toàn đứng ngoài cuộc chiến này.
Nam Cực, nơi lạnh nhất trên Trái Đất, hiện được coi là “nơi an toàn nhất thế giới” với không một trường hợp dương tính nào được xác nhận.
Khu vực này “thiếu chút nữa” đã có nguy cơ trở thành một ổ dịch Covid-19 khi virus tấn công các tàu cuối cùng của mùa du lịch, nhưng rất may, virus đã không vào được bờ. Hiện tại, châu lục này đang chìm dần vào mùa đông băng giá và sẽ hoàn toàn biệt lập với phần còn lại của thế giới.
Ở Nam Cực không có người bản địa chính thức, trừ khi tính cả chim cánh cụt, cá voi, hải cẩu và hải âu, nhưng có khoảng 5.000 người, chủ yếu là các nhà khoa học và nghiên cứu ở 80 cơ sở.
Nam Cực là nơi duy nhất trên trái đất chưa ghi nhận ca nhiễm Covid-19 nào. Ảnh: CNN.
Keri Nelson, một điều phối viên hành chính làm việc tại Trạm Palmer trên Đảo Anvers từ năm 2007, trạm cực Bắc của Mỹ ở Nam Cực, là một trong số đó.
Nơi an toàn nhất trên Trái Đất?
“Tôi thực sự không nghĩ rằng có ai ở Nam Cực lại không cảm thấy may mắn vì được an toàn ở đây trong thời điểm này”, Nelson nói với CNN Travel qua email.
“Một số người đã sẵn sàng về nhà để đỡ đần người thân và làm gì đó có ích trong thời khắc lịch sử này”.
Nam Cực và vị trí của các trạm nghiên cứu. Ảnh: CNN.
“Nhưng tất cả chúng tôi đều rất cảm kích khi được sống ở nơi không có Covid-19 (và tất cả ảnh hưởng của nó đến sức khỏe và đời sống)”.
Dù biệt lập về mặt địa lý, Nelson và các đồng nghiệp của cô theo dõi sát sao diễn biến của đại dịch.
“Tôi cảm thấy đó là nhiệm vụ của mình, như một con người, phải theo sát những gì đang diễn ra trên thế giới”.
Robert Taylor, 29 tuổi, đến từ Scotland, là một hướng dẫn viên của Trạm nghiên cứu Rothera, một sơ cở khảo sát Nam Cực (BAS) của Anh trên đảo Adelaide, ngoài khơi bờ biển phía tây của Bán đảo Nam Cực.
Mặc dù theo dõi sát sao tình hình dịch bệnh ngay từ đầu, anh thú thực vì quá biệt lập, suốt một thời gian anh không nhận ra sự nghiêm trọng của nó.
“Tôi nhớ Trung Quốc đã có báo cáo vào đầu tháng một [...] sau đó, một vài trường hợp đầu tiên ở Anh. Tôi đã nghĩ rằng đây chỉ là chuyện nhỏ, hơn nữa lại ở xa, sẽ không ảnh hưởng gì đến mình”.
“Dần dần tôi hiểu ra, nó đang lan rộng và thông tin về dịch bệnh này bao phủ các phương tiện truyền thông”.
Tác động đến du lịch
Tàu cập cảng tham quan Trạm Palmer. Ảnh: CNN.
Trong khi lo lắng về tình hình của gia đình, đặc biệt là về người bà đã lớn tuổi của mình, Taylor nói rằng thật khó để cảm thấy gắn kết với những gì đang xảy ra.
Video đang HOT
“Giống như ở trên Mặt Trăng nhìn xuống”, anh nói, “Chúng ta có thể thấy những gì đang xảy ra, nhưng nó cách xa một chặng đường dài”.
Du lịch đang trên đà phát triển ở Nam Cực trong những năm gần đây, với các tàu du lịch thám hiểm trở nên phổ biến tại châu lục này.
Theo Hiệp hội các nhà điều hành tour du lịch Nam Cực, khoảng 56.168 khách du lịch đã đến thăm lục địa này trong mùa cao điểm 2018 – 2019, tăng 40% so với năm trước đó.
Trong thời gian đó, hàng triệu USD cũng được đầu tư cho Trạm McMurdo, căn cứ chính của Mỹ, và Căn cứ Scott gần đó, tiền đồn khoa học của New Zealand ở Nam Cực để nâng cấp cơ sở vật chất, bao gồm các phòng thí nghiệm và khu nhà ở.
Dự kiến có khoảng 78.500 khách du lịch đến Nam Cực trong mùa du lịch 2019 – 2020 diễn ra từ tháng 11 đến cuối tháng 3.
Tuy nhiên, các trạm bắt đầu hạn chế tiếp nhận khách du lịch từ đầu năm vì dịch bệnh bắt đầu lan rộng khắp thế giới, và khu vực này sau đó cũng đã bị phong toả, kéo theo tất cả các chuyến thăm của khách du lịch bị hủy bỏ.
Điều này xảy ra trong bối cảnh Nam Cực đã nhiều lần có nguy cơ xuất hiện virus, bao gồm sự việc một nhóm hành khách Australia và New Zealand trên tàu du lịch Nam Cực đã sơ tán sau khi gần 60% người trên tàu đó dương tính với Covid-19.
“Giống như ở trên Mặt Trăng nhìn xuống”, Taylor nói, “Chúng ta có thể thấy những gì đang xảy ra, nhưng nó cách xa một chặng đường dài”. Ảnh: AP
Cô Nelson, thường điều phối các chuyến tham quan tới trạm Palmer, cho biết trạm đã đón hàng nghìn người đến thăm vào năm ngoái, nhưng số lượng đã giảm mạnh trong mùa này do dịch bệnh.
“Nhiều tàu dừng lại để tham quan trạm, và chúng tôi cũng đi đến các tàu lớn hơn để giới thiệu và tổ chức một số hoạt động giáo dục,” cô giải thích.
“Vào cuối tháng một, khi dịch bắt đầu bùng phát, chúng tôi đã dừng nhận khách tham quan và không ra các tàu lớn nữa, vì vậy có rất ít du khách đến trạm Palmer mùa hè này”.
Thật khó để nói sự vắng mặt của du khách, nếu có, ảnh hưởng thế nào đối với ngành du lịch Nam Cực trong dài hạn.
Số lượng du khách đến đây bị hạn chế ở con số tương đối thấp để bảo vệ môi trường nguyên sơ của lục địa trắng.
Xem chim cánh cụt là một trong những hoạt động hấp dẫn khách du lịch Nam Cực. Ảnh: CNN.
Các nhà điều hành tour của IAATO không cho phép các tàu có hơn 500 hành khách neo đậu và phối hợp chặt chẽ để đảm bảo chỉ có một tàu cập cảng tại bất kỳ thời điểm nào.
Đối phó với sự biệt lập
Mặc dù vẫn chưa rõ tình hình sẽ diễn biến thế nào trong những tháng tới, những người ở trạm Palmer, cùng các căn cứ như Trạm Amundsen-Scott Nam Cực, nơi thường đón số lượng khách tham quan cao hơn nhiều, vẫn làm việc chăm chỉ, họ làm tất cả những gì có thể để đảm bảo sự chuẩn bị tốt nhất cho mùa tới.
Ở Rothera, không có khách du lịch, cũng không hay có du thuyền hay tàu đi qua, vì vậy mọi thứ gần như không có gì thay đổi.
Tuy nhiên, Taylor, nhân viên bảo trì thiết bị và sắp xếp căn cứ, cho biết việc luân chuyển nhân sự đã có sự thay đổi đáng kể.
“Thông thường, để về nhà, nhân viên phải bay đến Punta Arenas (thành phố cực nam Chile) bằng máy bay Dash-7 do BAS vận hành, sau đó chuyển sang máy bay thương mại”, anh giải thích.
“Bây giờ, RRS James Clark Ross (JCR) sẽ đưa họ đến Quần đảo Falkland, từ đó chuyển sang Hebridean Sky, một tàu chở khách điều hành bởi BAS. Đường về Anh này xa hơn”.
Tàu sẽ rời cảng trong tuần tới, và khi đó, anh và những người còn lại của đội tại Rothera sẽ ở lại một mình trong khoảng năm tháng, không có nhân viên nào đến hoặc rời đi.
Nelson thường chia sẻ trải nghiệm ở Nam Cực của mình trên tài khoản Instagram Simply Antarctica. Cô thừa nhận sự cô lập là cả một thách thức, ngay cả trước virus hoành hành khiến hoạt động du lịch tại đây tê liệt.
Cũng giống như nhiều người đang loay hoay trong giai đoạn cách ly xã hội, Nelson đã “cố gắng tìm cách tự giải trí với các dự án cá nhân”.
Tuy nhiên, Nelson lại may mắn “mắc kẹt” ở nơi có thiên nhiên đẹp đến mê hoặc và nhiều loài động vật hoang dã thú vị.
Keri Nelson làm việc tại trạm Palmer ở Nam Cực. Ảnh: Keri Nelson
“Quan trọng là phần này của Nam Cực đẹp tuyệt vời”, cô nói. “Và không hề khó để làm quen và sống ở một nơi tuyệt đẹp thế này”.
Tự do hơn
Tuy nhiên, cô thừa nhận cảm giác tội lỗi khi ở quá xa những người thân yêu nhất trong thời gian khó khăn này.
“Đôi khi tôi cảm thấy bị cô lập, và tội lỗi rằng mình đã không ở nhà để, làm gì nhỉ, giúp đỡ mọi người chăng? Cùng chia sẻ, trải nghiệm những khó khăn mà mọi người đang chịu đựng?”.
“Chúng tôi thừa hiểu nó cũng không giúp ích gì, nhưng vẫn cảm thấy thật tội lỗi”.
Với cam kết dành 18 tháng công tác xa gia đình và bạn bè, Taylor vẫn hoang mang về việc mình thực sự đang may mắn hơn họ trong thời điểm này.
“Thật sự khá khó khăn để bản thân tôi cảm thấy tự do hơn so với ở nhà trong lúc này, mặc dù thực tế đúng là như vậy”, anh nói.
“Cuộc sống và công việc ở đây liên quan chặt chẽ với nhau. Phải nói rằng chúng tôi rất may mắn khi vẫn có thể tiếp tục cuộc sống và công việc bình thường”.
Cuộc sống sau đại dịch
Taylor sẽ khởi hành về Anh vào tháng 4/2021, nhưng nói sẽ phải chờ xem tình hình diễn biến thế nào trước khi lên kế hoạch cụ thể.
Khi trở về nhà, những nhà khoa học lâu nay làm việc ở Nam Cực sẽ được chào đón bởi một thế giới rất khác, một cuộc sống kiểu mới mà họ mới chỉ được chứng kiến từ xa. Ảnh: CNN.
“Họ nói rằng sống ở Nam Cực sẽ thay đổi bạn”, anh nói. “Nhưng tôi tự hỏi liệu bây giờ chúng tôi hay là phần còn lại của thế giới mới thay đổi nhiều hơn”.
“Chúng tôi vẫn sống như thể Covid-19 chưa xảy ra. Chúng tôi có phòng gym, phòng nhạc, thư viện, rạp chiếu phim,… tất cả những điều bình thường mà những người ở nhà bây giờ đều không có”.
Giống như Taylor, Nelson cũng dự kiến sẽ về nhà vào đầu tháng tư, nhưng đã gia hạn “đến khi đội cứu trợ mùa đông đến”.
Khi cô, Taylor và những người khác cuối cùng trở về nhà, họ sẽ được chào đón bởi một thế giới rất khác. Một cuộc sống kiểu mới mà họ mới chỉ được chứng kiến từ xa.
Những điều tưởng chừng đơn giản mà họ vẫn quen thuộc ở đây cũng có thể trở thành một ký ức xa vời.
“Đôi khi tôi cảm thấy mình đã trở thành một ‘cổ vật’”, Nelson nói. “Vẫn sống trong một không gian mà nay chỉ còn là lịch sử”.
“Chúng tôi vẫn có thể nói chuyện tùy thích mà không ngại ngần gì, ôm hôn và đập tay nếu thích, hay ngồi gần nhau. Chúng tôi cũng không phải giật mình sợ hãi nếu ai đó đột nhiên ho”.
Một trạm nghiên cứu đóng tại Nam Cực. Ảnh: CNN.
“Tôi rất biết ơn về điều đó, và cũng đang cố gắng trân trọng những giây phút cuối cùng được sống vô tư như thế”.
“Nhưng thật đáng buồn khi phải thừa nhận rằng những điều nhỏ bé này đã trở nên khó khăn bây giờ”.
“Và khi rời khỏi đây, chúng tôi sẽ phải bỏ lại tất cả những điều đó. Tôi tự nhủ phải ghi nhớ thật sâu đậm cảm giác tự do và an toàn này để sau này mình sẽ không bao giờ quên”.
Một cái nhìn mới về Greenland và Nam Cực
Các khối băng mất đi ở Greenland và Nam Cực đã vượt qua lượng tuyết tích tụ, và đóng góp khoảng 14mm vào mực nước biển dâng lên trong 16 năm qua, một phân tích dữ liệu mới của NASA đã tiết lộ.
Các nhà khoa học cho biết, bằng cách kết hợp thông tin từ vệ tinh ICESat và vệ tinh thế hệ sau ICESat-2, họ đã có thể tính toán cả những thay đổi không dễ thấy trong các khối băng, những thay đổi này trước đây đã bị bỏ qua, dẫn đến những sai lệch tuy nhỏ nhưng rất quan trọng về sự thay đổi khối băng.
"Nếu bạn quan sát một dòng sông băng hoặc một tảng băng trôi trong một tháng, hoặc một năm, bạn sẽ không biết thêm nhiều hơn về những gì khí hậu đang làm với chúng", Benjamin Smith, chuyên gia nghiên cứu về sông băng tại trường Đại học Washington, Mỹ và là tác giả chính của bài báo trên tạp chí Khoa học, cho biết.
Nhóm nghiên cứu có quãng thời gian 16 năm từ ICESat và ICESat-2, và có thể tự tin hơn rằng những thay đổi mà chúng ta đang thấy trong băng liên quan đến những thay đổi dài hạn của khí hậu.
Băng tăng lên hoặc mất đi ở Nam Cực (ảnh trên) và Greenland (ảnh dưới) trong khoảng thời gian từ năm 2003 đến 2019. Màu đỏ sẫm và màu tím cho thấy tốc độ trung bình rất lớn của mất băng ở gần các vùng bờ biển, trong khi màu xanh cho thấy tốc độ băng tăng chậm hơn ở vùng giữa. Hình tròn ở giữa châu Nam Cực là phía trên cực Nam của Trái Đất, nơi dữ liệu không được thu thập.
Xu hướng của các nghiên cứu trước đây về việc băng mất đi hoặc tăng thêm là phân tích dữ liệu từ nhiều vệ tinh và các nhiệm vụ trên không. Nghiên cứu mới này chỉ sử dụng một loại phép đo duy nhất là chiều cao, được đo bằng một dụng cụ làm bắn các tia laze ra khỏi bề mặt băng.
Smith và các đồng nghiệp đã theo dõi các phép đo của ICESat và chồng thêm các phép đo với mật độ dày hơn của ICESat-2 từ năm 2019. Tại nơi hai bộ dữ liệu giao nhau - hàng chục triệu vị trí - họ đã chạy dữ liệu thông qua các chương trình máy tính tính toán mật độ tuyết và các yếu tố khác, sau đó tính khối lượng băng bị mất đi hoặc tăng thêm.
Thật đáng ngạc nhiên khi thấy được dữ liệu của ICESat-2 tốt như thế nào, điều đó thấy được ngay từ từ lúc bắt đầu, nhà khoa học Tom Neumann của dự án ICESat-2 chia sẻ. "Những kết quả đầu tiên khi nhìn vào băng trên đất liền khẳng định sự nhất trí từ các nhóm nghiên cứu khác, nhưng họ cũng cho chúng tôi thấy các chi tiết về sự thay đổi của từng dòng sông băng và các thềm băng cùng lúc".
Smith cho biết các kết quả cho thấy các lớp sông băng mỏng ven biển ở Greenland có một lượng đáng kể. Độ cao của các sông băng ở Kangerdulgssuaq and Jakobshavn đã mất khoảng bốn đến sáu mét mỗi năm, ví dụ như, vào mùa hè nhiệt độ cao hơn làm tan băng trên bề mặt của các dòng sông băng và các tảng băng.
Ở Nam Cực, các khối băng đang trở nên dày hơn ở các khu vực nằm phía trong, Smith cho rằng có khả năng đó là kết quả của việc tuyết rơi nhiều hơn. Nhưng việc mất băng ở rìa lục địa, đặc biệt là ở phía Tây Nam Cực và Bán đảo Nam Cực, vượt xa bất kỳ lượng gia tăng nào ở khu vực bên trong.
Ở những nơi đó, đại dương cũng có thể đổ lỗi. Có những thềm băng ở cuối hạ lưu của các dòng sông băng đó, trôi nổi trên mặt nước, và những thềm băng đó mỏng dần đi, làm cho nhiều băng chảy ra đại dương khi nước ấm lên ăn mòn tảng băng.
Băng tan ra từ các thềm băng không làm mực nước biển tăng lên, vì vốn dĩ nó đã trôi nổi trong nước, nhưng các thềm băng mang lại sự ổn định cho các dòng sông băng và những dải băng ở phía sau chúng.
Các thềm băng giữ cho tảng băng dựng đứng lên, Helen Amanda Fricker, đồng tác giả của nghiên cứu, một chuyên gia nghiên cứu về sông băng tại Viện Hải dương học Scripps cho biết. Nếu bạn lấy đi các thềm băng, hoặc thậm chí bạn chỉ làm chúng mỏng đi, thì tức là bạn đang làm giảm lực đẩy đó, vì vậy khối băng chìm có thể chảy nhanh hơn.
2020 được dự báo là năm nóng kỷ lục Năm nay có thể sẽ là năm nóng nhất, vì từ đầu năm đến nay đã có một số kỷ lục về khí hậu được ghi nhận trên khắp thế giới. Năm nay Bắc Cực ghi nhận nhiệt độ cao kỷ lục. Các chuyên gia ước tính khả năng 50 - 70% năm nay sẽ là năm phá vỡ kỷ lục năm nóng...