Nikkei: PMI ngành sản xuất kết thúc thời kỳ tăng 46 tháng
Các điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất của Việt Nam đã không thay đổi trong tháng 10 khi số lượng đơn đặt hàng mới tăng chậm lại và sản lượng giảm liên tục lần đầu tiên kể từ quý III/2013.
Theo công bố từ Nikkei – IHS Markit, chỉ số nhà quản trị mua hàng toàn phần lĩnh vực sản xuất của Việt Nam (PMI) – một chỉ số tổng hợp đo lường kết quả hoạt động của ngành sản xuất – có kết quả tương đương ngưỡng trung bình 50 điểm trong tháng 10, giảm so với mức 50,5 điểm trong tháng 9 và từ đó kết thúc thời kỳ tăng kéo dài 46 tháng.
Sự yếu kém trong tháng 10 chủ yếu tập trung ở các công ty sản xuất hàng hoá trung gian.
Số lượng đơn đặt hàng mới tiếp tục tăng nhưng tốc độ gia tăng đã chậm lại tháng thứ 3 liên tiếp, trở thành mức tăng yếu nhất trong thời kỳ mở rộng bắt đầu từ tháng 12/2015.
Tình trạng sụt giảm cũng diễn ra với số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới.
Những dấu hiệu của nhu cầu yếu đã khiến các nhà sản xuất giảm nhẹ sản lượng và số lượng việc làm tháng thứ hai liên tiếp trong tháng 10. Mặc dù chỉ ở mức khiêm tốn, tốc độ giảm việc làm là cao nhất kể từ tháng 3/2015.
Hoạt động mua hàng không thay đổi trong tháng 10, từ đó kết thúc thời kỳ tăng kéo dài 46 tháng.
Video đang HOT
Nikkei cho biết chi phí đầu vào trong tháng 10 tăng nhẹ với tốc độ cao nhất 5 tháng. Để đáp lại mức tăng cao hơn của giá cả đầu vào, các công ty đã tăng giá đầu ra lần đầu tiên trong 11 tháng.
Mức độ lạc quan trong kinh doanh đã tăng trở lại từ mức thấp của 13 tháng được ghi nhận trong tháng 9, quay trở lại mức được ghi nhận trong tháng 8. Các công ty tự tin rằng sản lượng sẽ tăng trong năm tới, và tình trạng lạc quan tích cực thường được cho là do kỳ vọng thị trường tăng.
Ông Andrew Harker, Phó giám đốc IHS Markit đánh giá giai đoạn trì trệ của lĩnh vực sản xuất Việt Nam tiếp tục kéo sang tháng 10 khi các công ty có vẻ thận trọng về sản lượng, việc làm và hoạt động mua hàng trong bối cảnh các dấu hiệu cho thấy số lượng đơn đặt hàng mới tăng yếu hơn và tình trạng cầu trên thế giới giảm.
Tuy nhiên, cần lưu ý là mối quan hệ lịch sử giữa PMI của Việt Nam và dữ liệu chính thức cho thấy ngay cả khi kết quả chỉ số ở mức quanh 50 điểm vẫn có thể chuyển thành mức tăng trưởng mạnh theo các số liệu chính thức.
“Do đó, những gì chúng ta có vẻ đang chứng kiến lúc này chỉ là sự suy giảm tăng trưởng chứ không phải bất cứ điều gì đáng quan ngại khác”, ông Andrew Harker cho hay.
The Theleader.vn
Xin thoái vốn vì kinh doanh bi đát: Bán đất giá nào?
Chuyên gia lưu ý, trước khi thoái hết vốn Nhà nước, cần xem đất đai của doanh nghiệp trước đây đã được định giá chưa, định giá thế nào...
Báo cáo tài chính công ty mẹ quý III/2019 của Tổng Công ty CP Sông Hồng (mã chứng khoán SHG - UpCOM) vừa công bố cho thấy tình hình kinh doanh ngày càng bi đát.
Theo đó, riêng quý III/2019, Tổng công ty lỗ 15,8 tỷ đồng. Tính từ đầu năm đến nay, lỗ gần 48 tỷ đồng, nâng lỗ luỹ kế lên đến 956 tỷ đồng. Với mức thua lỗ đó, vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp đã âm tới 628,5 tỷ đồng.
Công ty mẹ và tổ hợp các công ty thành viên vẫn tiếp tục mất khả năng thanh toán nghiêm trọng do nợ phải trả tiếp tục tăng từ phát sinh lãi vay phải trả cho công trình Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng I, nợ phải trả liên quan đến các nghĩa vụ bảo lãnh cho các công ty con.
Ngoài ra, tại thời điểm 30/9/2019, Tổng Công ty còn có các khoản nợ phải trả và nợ tiềm tàng liên quan đến các khoản bảo lãnh vay ngân hàng.
Hiện Tổng Công ty CP Sông Hồng đang tái cơ cấu thông qua việc chuyển nhượng phần vốn góp tại các công ty con, công ty liên kết, thực hiện chủ trương của Bộ Xây dựng trong việc thoái vốn Nhà nước của Tổng Công ty Sông Hồng về mức 36% hoặc Bộ Xây dựng phải bán hết vốn Nhà nước.
Trước đó, hồi tháng 9/2019, Tổng Công ty CP Sông Hồng có báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ khẩn thiết đề nghị cho phép Sông Hồng được thoái vốn ngay trong năm 2019.
Bình luận về trường hợp của Tổng Công ty CP Sông Hồng, chuyên gia kinh tế - PGS.TS Đinh Trọng Thịnh (Học viện Tài chính) cho hay, xét theo kinh tế thị trường, muốn thực hiện thoái hết vốn Nhà nước tại doanh nghiệp này thì phải bán số cổ phẩn của Nhà nước ra thị trường chứng khoán, tuy nhiên, bởi doanh nghiệp này, tuy nhiên có một số vấn đề cần lưu ý đến phần đất đai mà doanh nghiệp này đang nắm giữ.
Cổ phần hóa từ năm 2010, Tổng Công ty CP Sông Hồng làm ăn ngày càng bết bát
Về nguyên tắc, việc thoái tóa bộ vốn Nhà nước phải được xem xét trên cơ sở kết quả kinh doanh của Tổng Công ty CP Sông Hồng trong thời gian qua. Tình hình kinh doanh bết bát, mất khả năng thanh toán của doanh nghiệp này là điểm trừ khi định giá doanh nghiệp. Tuy nhiên, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh cũng lưu ý, các cơ quan quản lý nhà nước, kiểm toán nhà nước cần vào cuộc kiểm tra lại xem tình tình hình kinh doanh, sản xuất thực tế của doanh nghiệp này xem nguyên nhân thua lỗ vì sao.
Ngay cả đơn vị trực tiếp quản lý phần vốn Nhà nước tại Tổng Công CP Sông Hồng cũng phải kiểm tra, giám sát, tìm hiểu tình hình thực tế của doanh nghiệp để loại trừ tình huống cố tình báo lỗ, kinh doanh bết bát để loại trừ những cổ đông không hợp cánh.
Giải thích cho đề nghị này, ông Thịnh cho hay, trước đây đã có một số trường hợp doanh nghiệp nước ngoài liên doanh với doanh nghiệp Việt Nam rồi cố tình báo lỗ để khiến phía bên kia lo lắng, sốt ruột, tìm cách rút khỏi liên doanh. Chẳng hạn, có trường hợp quảng cáo thật rầm rộ và chi phí ấy khủng dành cho quảng cáo ấy bị tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh, gây thua lỗ cho doanh nghiệp.
"Đó là bài để người ta tìm cách nắm trọn cổ phần của các đối tác mà họ không mong muốn", PGS.TS Đinh Trọng Thịnh nêu rõ.
Đối với đất đai, qua báo cáo tài chính, Tổng Công ty CP Sông Hồng có trụ sở nằm trên khu đất vàng (70 An Dương, phường Yên Phụ, quận Tây Hồ, Hà Nội). Ngoài ra, doanh nghiệp này có 7 công ty con, mà nhiều diện tích đất nằm ở khu vực giá cao như Công ty CP Sông Hồng Thăng Long ở thị trấn Yên Viên, Gia Lâm, Hà Nội.
Theo ông Thịnh, cần phải xem trong quá trình cổ phần hóa Tổng Công ty CP Sông Hồng trước đây, các diện tích đất trên đã được định giá chưa, định giá như thế nào...
"Nếu trước đây định giá rồi, bây giờ muốn định giá lại thì phải có lý do, ví dụ việc định giá trước đây không chuẩn xác, nhưng như vậy vẫn phải chứng minh, phải đảm bảo các căn cứ pháp lý, thủ tục để từ đó mới có thể định giá lại được. Đây là một khó khăn và phức tạp vì ảnh hưởng đến giá trị của doanh nghiệp, vì các cổ đông có thể đấu tranh không cho đấu giá lại để bảo vệ lợi ích của họ.
Trong trường hợp đất đai chưa được định giá trong lần cổ phần hóa trước đây vì lý do chỉ thuê - trả trong thời gian ngắn hạn chẳng hạn thì bây giờ phải định giá.Việc định giá phải được tính theo giá thị trường ở thời điểm quyết định cổ phần hóa", PGS.TS Đinh Trọng Thịnh phân tích.
Cuối cùng, vị chuyên gia lưu ý, sau khi bán hết vốn Nhà nước tại Tổng Công ty CP Sông Hồng, số tiền thu về được bao nhiêu phải nộp lại cho ngân sách Nhà nước, không có chuyện dùng để trả nợ, phục vụ cho doanh nghiệp.
Thành Luân
Theo Baodatviet.vn
9 tháng, Vietnam Airlines báo lợi nhuận trước thuế 3.291 tỷ đồng, hoàn thành 97,9% kế hoạch Riêng công ty mẹ đạt hơn 57.474 tỷ đồng doanh thu và đạt hơn 2.742 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng 52,84 % so với cùng kỳ. Ảnh minh họa. Tổng công ty Hàng không Việt Nam - Vietnam Airlines (mã HVN) vừa công bố kết quả sản xuất kinh 9 tháng đầu năm. Theo đó, 9 tháng đầu năm 2019, doanh...