Nigeria tuyên bố đã khống chế được dịch Ebola
Bộ trưởng Bộ Y tế Nigeria cho biết, hiện chỉ còn một ca nhiễm Ebola duy nhất được xác định ở nước này…
Bộ trưởng Bộ Y tế Nigeria khẳng định, nước này đã khống chế được dịch Ebola và đang tích cực hợp tác với các nước láng giềng ngăn chặn sự lan rộng của trận dịch lịch sử.
Phát biểu trên kênh CNBC hôm qua (26/8), ông Onyebuchi Chukwu, Bộ trưởng Bộ Y tế Nigeria, cho biết, hiện chỉ còn một ca nhiễm Ebola duy nhất được xác định ở nước này.
Bệnh Ebola hiện chưa có thuốc chữa, và tỷ lệ bệnh nhân chết vì bệnh này có thể lên tới khoảng 90%. Theo WHO, trong đợt dịch hiện nay, tỷ lệ bệnh nhân Ebola thiệt mạng là 53%.
“Dịch Ebola ở Nigeria chỉ tập trung tại một thành phố duy nhất là Lagos. Tất cả các ca bệnh đến nay chỉ xảy ra ở Lagos”, ông Chuku cho biết. “Chúng tôi đã khống chế được dịch, nhưng điều đó không có nghĩa là chúng tôi chữa được căn bệnh”.
Vị quan chức cho biết thêm rằng, một cuộc họp của Cộng đồng Kinh tế các nước Tây Phi với nội dung chính là chống lại dịch Ebola sắp được tổ chức.
Video đang HOT
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), có tổng cộng 16 ca nhiễm Ebola được xác định ở Nigeria và đã có 5 người chết kể từ khi ca đầu tiên được phát hiện vào tháng 7. WHO đánh giá cao những nỗ lực mạnh mẽ của quốc gia Tây Phi này trong tìm kiếm và theo dõi các ca bệnh tiếp theo.
Nigeria là 1 trong 4 quốc gia Tây Phi nơi dịch Ebola đang hoành hành. Số liệu của WHO cho thấy, đã có tổng cộng 1.427 người ở Nigeria, Guinea, Liberia và Sierra Leone chết vì Ebola trong trận dịch này trên tổng số 2.615 người bị phát hiện nhiễm bệnh.
Vào năm 2009-2010, bệnh cúm A H1N1, hay còn gọi là cúm lợn, đã khiến hơn 16.000 người thiệt mạng.
Cuối tuần trước, Cộng hòa Dân chủ Congo xác nhận dịch Ebola đã “gõ cửa” nước này. Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Congo, và đây là trận dịch tách biệt với trận dịch Ebola ở Tây Phi và bị gây ra bởi một chủng khác của loại virus. Nơi bùng phát dịch là ngôi làng hẻo lánh Boende cách thủ đô Congo 1.200 km.
Bệnh Ebola hiện chưa có thuốc chữa, và tỷ lệ bệnh nhân chết vì bệnh này có thể lên tới khoảng 90%. Theo WHO, trong đợt dịch hiện nay, tỷ lệ bệnh nhân Ebola thiệt mạng là 53%.
Hiện thế giới đang thử nghiệm một số loại thuốc chống Ebola như ZMapp và Avigan, nhưng các thuốc này chưa được chứng minh có thực sự hiệu quả.
Virus Ebola có thể lây truyền từ động vật hoang dã sang người và từ người sang người do tiếp xúc với dịch tiết cơ thể của vật hoặc người mang bệnh. Các triệu chứng nhiễm Ebola bao gồm bất ngờ sốt cao, cơ thể suy yếu nhanh chóng, đau cơ, đau đầu, đau họng… Sau đó bệnh nhân bị nôn mửa, tiêu chảy, phát ban, suy gan, suy thận, chảy máu nội tạng và chảy máu ngoài không thể cầm được, dẫn tới tử vong nhanh chóng.
Theo VnEconomy
Dịch Ebola: Thế giới phải mất 6 tháng để kiểm soát dịch, 1.145 người đã chết
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 15/8, số người chết trong đợt bùng phát dịch bệnh Ebola nghiêm trọng nhất đã tăng lên 1.145 người.
Dịch Ebola: Dịch Ebola: Thế giới phải mất 6 tháng để kiểm soát dịch, 1.145 người đã chết
WHO cho hay đã có 152 ca mới được xác nhận, có khả năng và tình nghi nhiễm virus Ebola chết người này được thông báo trong 2 ngày qua ở Guinea, Liberia, Nigeria và Sierra Leone, nâng tổng số các trường hợp này lên 2.127 người.
Trong khi đó, theo dự báo được Chủ tịch tổ chức phi chính phủ Bác sĩ không biên giới, bà Joan Lew đưa ra ngày 15/8 tại Geneva (Thuỵ Sĩ) thì để kiểm soát đợt bùng phát dịch bệnh do virus Ebola gây ra tại Tây Phi, cộng đồng quốc tế cần ít nhất nửa năm.
Bà Lew thừa nhận hiện diễn biến dịch đang xấu đi nhanh hơn khả năng mà chúng ta có thể đối phó. Theo bà, cần quan tâm chủ yếu đến Liberia, nơi chỉ trong 2 ngày 10-11/8 đã có 71 ca lây nhiễm mới, 32 người nhiễm bệnh trước đó đã tử vong.
Bà cho biết các chuyên gia đặc biệt quan ngại một điều là với các đợt dịch trước xảy ra tại các ngôi làng nhỏ, hiện virus đã xâm nhập các thành phố lớn, trước tiên là thủ đô Conakry của Guinea, và giờ đây là thủ đô Monrovia của Liberia.
Trước đó chưa bao giờ xảy ra trường hợp như vậy. Cần phải đề ra chiến lược mới, vì các trường hợp lây nhiễm virus Ebola không chỉ còn trong phạm vi một vài làng mà đã lan đến cả thủ đô Monrovia với dân số 1,3 triệu người.
Bà Lew kêu gọi cộng đồng quốc tế hợp tác chặt chẽ hơn dưới sự bảo trợ của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). WHO cuối tháng 7 vừa qua đã kêu gọi hỗ trợ 100 triệu USD để chống lại virus hiện chưa có vắcxin chủng ngừa cũng như chưa có thuốc đặc trị này. Tất cả các chính phủ phải nỗ lực ngay bây giờ nếu muốn ngăn chặn bệnh dịch này.
Phần lớn nạn nhân của bệnh dịch mà tuần trước WHO công bố là mối đe dọa toàn cầu, đều ở Guinea, nơi có 377 người thiệt mạng. Tại nước Liberia láng giềng có 355 người thiệt mạng. Tại Sierra Leone, số người thiệt mạng là 334. Số người thiệt mạng ở Nigeria đã tăng lên 3 người trong khi có 12 người nhiễm bệnh.
Để ngăn chặn đà lây nhiễm bệnh, các chuyên gia WHO hồi đầu tuần đã cho phép sử dụng các thuốc và vắcxin thử nghiệm, tuy nhiên số lượng thuốc rất hạn chế, trong khi vắcxin hiệu quả đầu tiên sớm nhất cũng phải đến năm 2015 mới có. Do đó nỗ lực hiện tại tập trong vào việc hỗ trợ các nước có dịch Ebola có hệ thống y tế yếu kém.
Virus Ebola lần đầu tiên được phát hiện năm 1976 tại Zaire, nay là Cộng hòa Dân chủ Congo. Đợt bùng phát dịch lần này là đợt có nhiều người tử vong nhất trong suốt gần 40 năm lịch sử căn bệnh này với tỉ lệ tử vong lên đến 90% và hiện dao động ở mức 50-60%.
Theoi Xahoi
WHO: Số người chết vì dịch bệnh Ebola tăng lên 1.069 Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 13.8 cho biết số người chết vì dịch bệnh Ebola bùng phát ở các nước Tây Phi đã tăng lên 1.069. Các nhân viên y tế Liberia phun hóa chất diệt khuẩn một thi thể nạn nhân thiệt mạng vì Ebola ở Liberia Hiện có tổng cộng 1.975 ca mắc Ebola được ghi nhận, hãng...