Nigeria: Máy bay thả nhầm bom, hơn 100 người chết
Thay vì tiêu diệt các chiến binh Hồi giáo cực đoan, máy bay chiến đấu của Nigeria lại thả bom vào một trại tị nạn của dân thường.
Cảnh tượng tan hoang tại trại tị nạn bị thả bom
Một máy bay chiến đấu của lực lượng không quân Nigeria vừa thả nhầm bom vào một trại tị nạn ngày 17.1, khiến hơn 100 người thiệt mạng và làm bị thương khoảng 200 người, một quan chức chính phủ và các bác sĩ cho biết.
Theo AP, chiếc máy bay đang trong nhiệm vụ chống lại tổ chức Hồi giáo cực đoan Boko Haram.
Chỉ huy quân sự Lucky Irabor xác nhận vụ thả bom nhầm vào thị trấn Rann, gần biên giới với Cameroon, nói rằng “vài dân thường” đã thiệt mạng.
Được biết đây là lần đầu tiên quân đội Nigeria thừa nhận về một lỗi lầm như vậy. Trước đó, người dân tại đây từng tố cáo về nhiều thương vong của dân thường trong những vụ đánh bom gần như hàng ngày nhằm vào các chiến binh Hồi giáo của quân đội.
Tổng thống Nigeria, Muhammadu Buhari, bày tỏ nỗi buồn và niềm tiếc thương sâu sắc với “sai lầm đáng tiếc này.”
Video đang HOT
Người đàn ông Nigeria bế con bị thương do vụ thả bom nhầm
Một quan chức chính phủ tiểu bang Borno, người giúp quá trình sơ tán người bị thương, cho biết hơn 100 người tị nạn và nhân viên cứu trợ đã thiệt mạng. Ông nói với điều kiện giấu tên vì ông không có thẩm quyền để tuyên bố với phóng viên.
Tổ chức Các bác sĩ không biên giới (DWB) cho biết họ đếm được ít nhất 52 thi thể và đang chữa trị cho 200 người bị thương, nhiều người trong tình trạng nguy kịch, và số người chết dự kiến sẽ còn tăng.
“Cuộc tấn công có quy mô lớn này là rất sốc và không thể chấp nhận được. Nó đã đánh vào những người dễ bị tổn thương, những người từng phải bỏ chạy khỏi nơi có bạo lực để đến đây”, bác sĩ Jean-Clément Cabrol nói.
Người đứng đầu chương trình khẩn cấp của DWB cho biết thêm việc sơ tán rất phức tạp vì đây là khu vực không an toàn.
Vẫn còn quá sớm để nói rằng liệu có phải do lỗi chiến thuật mà máy bay ném bom nhầm hay không, Robert nói, và vụ đánh bom sẽ được điều tra.
Theo Danviet
Choáng với kế hoạch nâng cấp "bóng ma" B-2 của Mỹ
Giới chức quân đội Mỹ mới đây đã tiết lộ kế hoạch nâng cấp và trang bị thêm nhiều loại vũ khí mới cho chiếc máy bay ném bom B-2 để nó tiếp tục hoạt động cho tới năm 2050. Chiếc máy bay này vốn có biệt danh là "bóng ma" nhờ khả năng tàng hình trước mọi radar.
Trong một bài trả lời phóng vấn đặc biệt với Scout Warrior, Đại úy Kent Mickelson, giám đốc điều hành đội máy bay huấn luyện số 394 của không quân Mỹ, cho biết, mặc dù được thiết kế từ những năm 1980 nhưng đến nay, B-2 vẫn là mẫu máy bay vô cùng hiệu quả trong các hoạt động ném bom bí mật.
B-2 có hệ thống điện tử hàng không, radar và công nghệ liên lạc được thiết kế để tiêu diệt các mục tiêu của quân địch từ độ cao lớn, ngay cả trong các vùng lãnh thổ cấm xâm nhập. B-2 có tổ lái 2 người, được huấn luyện để thực hiện các nhiệm vụ kéo dài đến 40h liên tục.
Thiết kế của B-2 khiến chiếc máy bay tàng hình trước radar
Nó có thể vươn tới độ cao 16.000m, mang theo trọng tải 40 tấn, bao gồm cả vũ khí hạt nhân hoặc thông thường. Không quân Mỹ hiện đang vận hành 20 chiếc B-2, phần lớn đặt tại căn cứ Whiteman, tại Missouri.
Là máy bay tàng hình được tạo ra trong thời kì Chiến tranh lạnh, B-2 được thiết kế để xâm nhập vào khu vực chứa hệ thống phòng không của Liên-xô đến mức kẻ thù không biết đến sự tồn tại của nó. Công nghệ áp dụng trên B-2 được các chuyên gia đánh giá là có thể khiến nó "lẩn nấp" được trước mọi tần số radar của đối phương.
Tuy nhiên, sự ưu việt này đang dần hao mòn trước sự xuất hiện của các hệ thống phát hiện và cảnh báo sớm hiện đại, bộ vi xử lí của máy tính tốc độ cao và khả năng liên kết dữ liệu tốt hơn.
Chính vì vậy, không quân Mỹ đang có kế hoạch trang bị B-2 nhiều nâng cấp mới, khiến nó tiếp tục giữ được lợi thế chiến lược trong vài thập kỉ tới.
Hệ thống điện tử hàng không
Một trong những điểm mấu chốt của gói nâng cấp mới là hệ thống kiểm soát phòng thủ (DMS), công nghệ sẽ giúp phi công B-2 phát hiện ra vị trí đặt các hệ thống phòng không đối phương. Do đó, nếu có một thiết bị phòng không nào được đánh giá là đủ sức phát hiện ra B-2, chiếc máy bay sẽ tìm cách bay ngoài tầm hoạt động của nó.
Hiện nay, hệ thống liên hệ thông tin LINK-16 của B-2 chỉ có thể truyền/nhận thông tin từ các đài kiểm soát hoặc trung tâm chỉ huy dưới mặt đất, nhưng với DMS, chiếc máy bay có thể nhận thông tin trực tiếp từ các máy bay không người lái hoặc chiến đấu cơ khác theo thời gian thực. Theo ông Mickleson, DMS được lên kế hoạch hoạt động vào giữa những năm 2020.
Giới chức Mỹ cho biết, các kĩ sư của hãng sản xuất Northop Grumman cũng sẽ thay thế bộ vi xử lí kiểm soát hành trình bay mới, điều sẽ tăng tốc độ hệ thống máy tính của phi công và cho phép cài thêm nhiều phần mềm mới.
Hệ thống máy tính của B-2 đã tồn tại từ những năm 1980 nên có thể sẽ bị quá tải với khối dữ liệu lớn của các công nghệ hiện nay. Ông Mickleson khẳng định rằng, bộ vi xử lí mới sẽ khiến các hệ thống điện tử hàng không và máy tính trên B-2 hoạt động mượt mà hơn 1000 lần.
Vũ khí
Trong một vài năm tới, Mỹ sẽ trang bị cho B-2 các loại vũ khí hạt nhân thế hệ mới bao gồm bom B-61 Mod 12 và tên lửa tầm bắn siêu xa (LRSO).
Bom B-61 Mod 12 một lần được thả từ máy bay B-2
Bom B-61 Mod 12 là phiên bản cải tiến từ thế hệ Mod 3,4,7 và 11 với vây đuôi mới. Đây là loại bom dẫn đường bằng quán tính và cũng sẽ được nâng cấp nhiều thành phần cấu thành khác để tiếp tục phục vụ trong không quân Mỹ cho tới năm 2040. Trong khi đó, tên lửa LRSO gắn đầu đạn hạt nhân sẽ thay thế loại ALCM đang xuất hiện rất nhiều trên các máy bay B-52. Loại tên lửa này có tầm bắn xa hơn, sức công phá lớn và đặc biệt có khả năng tàng hình trước radar.
Về các loại vũ khí thông thường, B-2 chuẩn bị được tích hợp thêm tên lửa hành trình tầm bắn siêu xa JASSM-ER, đủ sức tiêu diệt mục tiêu ở khoảng cách xa 1000km. Nó còn mang được 14 tấn bom xuyên boong-ke GBU-28, nhằm tiêu diệt các mục tiêu trong hầm ngầm dưới lòng đất.
Theo Danviet
Nga Thổ hợp sức ném bom xuống Al-Bab, diệt IS Sau khi giúp chính phủ Syria giải phóng thành phố chiến lược Aleppo, Không quân Nga tiếp tục chuyển hướng tấn công sang thị trấn Al-Bab, nơi tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) đang chiếm đóng. Lần này họ có sự trợ giúp của Thổ Nhĩ Kỳ. Chiến đấu cơ Thổ Nhĩ Kỳ tham chiến ở Al-Bab Đáng...