Nigeria đổ rác hơn 1 triệu liều vắc xin AstraZeneca quá hạn
Hôm 22.12, Nigeria hủy bỏ hơn 1 triệu liều vắc xin AstraZeneca, một tuần sau khi giới chức nước này thông báo số vắc xin trên đã quá hạn, theo Reuters hôm 23.12.
Nigeria xử lý vắc xin quá hạn tại bãi rác Gosa. Ảnh REUTERS
Nigeria đã hủy số vắc xin quá hạn tại một bãi rác gần thủ đô Abuja.
Bà Faisal Shuaib, Giám đốc điều hành Cơ quan Phát triển Chăm sóc Y tế Ban đầu Quốc gia, cho hay giới hữu trách quyết định hủy bỏ vắc xin vì người Nigeria cần có sự tin tưởng vào quy trình tiêm phòng của quốc gia.
“Chúng tôi phải giữ lời hứa minh bạch trước người dân. Việc hủy vắc xin hôm nay là cơ hội để dân Nigeria tin tưởng chương trình vắc xin của Nigeria”, theo bà Shuaib.
Thông tin trên được công bố sau khi Hãng Reuters cho hay nước này tiếp nhận khoảng 1 triệu liều vắc xin đến từ châu Âu theo sáng kiến chia sẻ vắc xin Covax. Tuy nhiên, số vắc xin chỉ còn vài tuần trước khi quá hạn sử dụng.
Gần 1 triệu liều vắc xin Covid-19 hết hạn ở Nigeria
Nigeria là một trong những quốc gia châu Phi có tỷ lệ lây nhiễm Covid-19 cao. Hiện nước này xác nhận hơn 227.000 ca Covid-19 và gần 3.000 trường hợp tử vong.
Theo số liệu của Reuters, Nigeria mới tiêm phòng cho hơn 3% dân số.
Bên cạnh Nigeria, các nước châu Phi khác cũng lâm vào tình trạng tiếp nhận vắc xin gần hết hạn. Tháng 7, Tổ chức Y Tế Thế giới thông báo đã có 9 nước châu Phi hủy bỏ ít nhất 450.000 liều vắc xin không còn hạn sử dụng.
Bộ trưởng Y tế Nigeria, Osagie Ehanire, cho hay giờ đây nước này “sẽ lịch sự từ chối mọi nguồn viện trợ vắc xin chỉ còn hạn ngắn hoặc không thể vận chuyển đúng thời hạn cho phép sử dụng an toàn”, theo Đài BBC.
Sau khi Malawi cũng hủy vắc xin quá hạn, Tổng thống Lazarus Chakwera hồi tháng 5 nói rõ nước này “không phải cái gì cũng chấp nhận”, và từ chối biến Malawi thành “bãi rác”.
Các nước phát triển, bao gồm Mỹ, đang cam kết đẩy nhanh nỗ lực viện trợ vắc xin phòng Covid-19 cho các nước đang phát triển. Tuy nhiên, số lượng được tiếp nhận trên thực tế hiện quá thấp so với kỳ vọng.
Tỉ lệ nhập viện vì Covid-19 ở Nam Phi giảm mạnh
Tính đến tháng 10, chương trình Covax chỉ chuyển giao 330 triệu liều so với kế hoạch 2 tỉ liều như dự định ban đầu, theo Stat News.
Nigeria phải bỏ 1 triệu liều vắc xin Covid-19 quá hạn
Ước tính 1 triệu liều vắc xin Covid-19 đã bị bỏ đi do hết hạn sử dụng tại Nigeria, cho thấy những trở ngại đối với các nước châu Phi trong việc tiêm vắc xin.
Nhân viên y tế chuẩn bị liều tiêm vắc xin Covid-19 tại một trung tâm tiêm chủng ở Abuja, Nigeria. Ảnh REUTERS
Reuters ngày 8.12 dẫn hai nguồn tin cho hay khoảng 1 triệu liều vắc xin Covid-19 do AstraZeneca sản xuất đã hết hạn sử dụng và bị bỏ đi tại Nigeria hồi tháng 11. Các nguồn tin nói rằng tổng số liều vắc xin hết hạn vẫn đang được kiểm đếm.
Lô vắc xin được châu Âu tài trợ và được gửi đến thông qua cơ chế COVAX của liên minh vắc xin GAVI và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) dẫn đầu.
Một nguồn tin thứ ba cho hay một phần trong số 1 triệu liều vắc xin bị bỏ phí được gửi đến chỉ 4-6 tuần trước khi hết hạn. Lô vắc xin đã không được sử dụng kịp dù các cơ quan y tế Nigeria nỗ lực.
Châu Phi tiêm ngừa Covid-19 khó khăn chỉ vì thiếu vắc xin?
"Nigeria đang làm mọi thứ có thể nhưng gặp khó với những liều vắc xin có hạn sử dụng ngắn. Nguồn cung cấp hiện nay khó đoán trước và họ đang gửi đến quá nhiều", một nguồn tin nói.
Cơ quan Phát triển chăm sóc y tế cơ bản quốc gia Nigeria thông báo số lượng vắc xin đã nhận được và được sử dụng đang được kiểm kê và sẽ công bố kết quả trong vài ngày tới. WHO xác nhận việc vắc xin bị hết hạn nhưng không nêu rõ số lượng. WHO cho hay có 800.000 liều vắc xin khác sắp hết hạn hồi tháng 10 đã được sử dụng kịp thời.
Cơ quan của Liên Hiệp Quốc thừa nhận rằng việc vắc xin Covid-19 bị bỏ phí là điều được dự kiến trong bất kỳ chương trình tiêm chủng nào. WHO lưu ý rằng các lô vắc xin được gửi đến với hạn sử dụng rất ngắn.
Do thiếu nhân viên, trang thiết bị và nguồn lực nên các nước châu Phi gặp khó khăn trong việc mở rộng tiêm chủng. Tại Nigeria, hàng triệu người sống ở các vùng xa xôi hoặc chịu sự kiểm soát của các nhóm vũ trang khiến việc tiếp cận rất khó. Nguồn cung vắc xin gia tăng trong thời gian tới và nhiều liều với hạn sử dụng ngắn dự kiến sẽ phơi bày những điểm yếu trong hệ thống y tế.
Trước đó, Nam Sudan và Cộng hòa Dân chủ Congo đã phải trả lại vắc xin cho nhà cung cấp vì không thể phân phối kịp thời. Namibia hồi tháng 11 cũng lo sợ phải bỏ hàng ngàn liều vắc xin sắp hết hạn.
Nigeria cấm vĩnh viễn Twitter, truy tố người dùng Chính phủ Nigeria cho phép bắt và truy tố những người sử dụng Twitter, sau khi cấm vô thời hạn mạng xã hội này vì xóa tweet của Tổng thống. Chỉ thị mới được Bộ trưởng Tư pháp kiêm Tổng công tố Nigeria Abubakar Malami ban hành hôm 5/6 và được ký đại diện bởi phát ngôn viên Umar Jibrilu Gwandu. "Malami chỉ...