Niger phát hiện 34 thi thể trên sa mạc Sahara
Hôm nay, 16/6, hãng tin BBC trích dẫn một thông cáo của chính phủ Niger cho biết, các nhà chức trách nước này đã phát hiện 34 thi thể người nhập cư, trong đó có 20 trẻ em ở sa mạc Sahara, gần biên giới với Algeria.
Khu vực tìm thấy các thi thể gần thị trấn Assamakka.Theo Bộ trưởng Nội vụ Bazoum Mohammed, dường như những người nhập cư này đã chết khát sau khi bị những kẻ buôn người bỏ lại trên sa mạc.
Trong số những người thiệt mạng có 9 phụ nữ và 5 nam giới. Kết quả điều tra ban đầu cho thấy, những người này đã chết trong khoảng thời gian từ ngày 6/6 – 12/6. Hai nạn nhân được xác định mang quốc tịch Nigeria. Hiện chưa rõ quốc tịch của những người còn lại.
Nhiều người nhập cư lựa chọn băng qua khu vực sa mạc bắc Niger để sang các nước láng giềng.
Niger nằm trên tuyến đường nhập cư chính giữa khu vực Hạ Sahara châu Phi và châu Âu. Theo số liệu của Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM), năm ngoái, khoảng 120.000 người đã vượt qua khu vực sa mạc phía bắc Niger.
Trong những năm gần đây, hàng nghìn người nhập cư bất hợp pháp đã tìm cách tới Algeria, chủ yếu là đi qua Mali và Niger. Những kẻ buôn người đã tránh đi qua Libya do tình trạng xung đột thường xuyên xảy ra tại quốc gia châu Phi này.
Theo_Hà Nội Mới
Bạo lực ở Cologne: Châu Âu thực sự lo ngại gì từ làn sóng nhập cư?
Sau vụ việc ở Cologne, chắc chắn bà Merkel sẽ phải có động thái thực chất thắt chặt chính sách nhập cư để tránh phải trả giá quá đắt.
Khi Mùa xuân Arab nổ ra vào năm 2011, phương Tây lạc quan cho rằng, những cuộc biểu tình chống lại chế độ độc tài tại các quốc gia Bắc Phi sẽ dẫn đến "làn sóng dân chủ thứ tư".
Tuy nhiên, ít ai có thể ngờ rằng, chuỗi sự kiện này sau đó lại dẫn tới hệ quả hiện tại khi hơn 2 triệu người tị nạn phải vượt biển Địa Trung Hải trên những con thuyền thô sơ tìm đến châu Âu, trốn chạy xung đột và bạo lực triền miên.
Video đang HOT
Vụ bạo lực ở Cologne gây ra làn sóng phẫn nộ trong dư luận Đức. (Ảnh: EPA)
Vấn đề người tị nạn trong năm qua đã khiến giới chức châu Âu phải đau đầu, dù cho rất nhiều cuộc họp đã được tổ chức, nhiều biện pháp được đưa ra nhưng cho đến nay, châu Âu vẫn đang bị vướng vào "mớ bòng bong" mà nguyên nhân bắt nguồn từ chính những gì họ từng cổ xúy.
Mới đây nhất, ở vào thời điểm chuyển giao kết thúc năm 2015, đón chào năm 2016, châu Âu đã lại một lần nữa "choáng váng" khi vụ hỗn loạn ở Cologne, Đức xảy ra. Cảnh sát cho biết, từ 379 trường hợp thông báo bị quấy rối tính đến hôm 9/1, hiện số đơn khiếu nại đã tăng lên 516, trong đó có tới 40% trường hợp bị quấy rối tình dục.
Mặc dù chưa đưa ra lời buộc tội chính thức, song cảnh sát Cologne nhận định đa số các nghi can gây ra vụ bạo lực tại nhà ga Cologne nói trên chủ yếu là những người tìm kiếm tị nạn và di cư đến từ Bắc Phi.
Theo tờ Der Spiegel, trong số 22 nghi phạm bị cảnh sát Đức bắt giữ tới thời điểm hiện tại có 9 người Algeria, 8 người Morocco, 5 người Iran, 4 người Syria, 3 người Đức, 1 người Iraq, 1 người Serbia và 1 người Mỹ. Con số này chắc chắn chưa phải là con số cuối cùng.
Thông tin về việc 22 nghi phạm đầu tiên phần lớn là những người đang nộp đơn xin tị nạn đã khiến dư luận nước Đức vô cùng phẫn nộ. Một số người cáo buộc cảnh sát đã cố tình ém nhẹm vụ việc vì sợ dính dáng đến vấn đề tị nạn đầy nhạy cảm, hoặc đơn giản là để che giấu thất bại của họ trong việc kiểm soát tình hình.
Trong một động thái được cho là để xoa dịu dư luận, Bộ trưởng Nội vụ bang Nordrhein-Westfalen, ông Ralf Jger đã quyết định sa thải cảnh sát trưởng thành phố Cologne vì đã để xảy ra hàng loạt vụ tấn công, cướp và quấy rối phụ nữ trong đêm Giao thừa.
Sức ép đè nặng lên đôi vai bà Merkel
Thủ tướng Đức Angela Merkel cũng đã gọi đây là "vụ việc kinh khủng", đồng thời khẳng định, ủng hộ sửa đổi luật theo hướng đơn giản hóa việc cho hồi hương những người tị nạn phạm tội.
Sức ép đè nặng lên vai bà Merkel sau vụ việc ở Cologne. (Ảnh: Reuters)
"Chúng ta sẽ thảo luận những gì đã xảy ra vào đêm giao thừa ở Cologne và tại các những khu vực khác nếu có. Trước tiên và quan trọng nhất là chúng ta phải nắm rõ điều gì đã xảy ra và giải quyết vụ việc theo hướng công khai. Những điều khủng khiến đã xảy ra tại Cologne và chúng ta cần có phản ứng", bà Merkel nói.
Bất chấp những nỗ lực trấn an dư luận của giới chức Đức, theo nhận định, các vụ tấn công ở Cologne, cùng với một số vụ việc tương tự ở Hamburg và Helsinki (Phần Lan) vào đêm giao thừa, dường như là "đòn đánh chí mạng" vào những người từng hoan nghênh chính sách mở cửa chào đón người tị nạn.
Với nhận định theo hướng này, có thể nhận thấy mũi dùi công kích đang nhằm vào Thủ tướng Đức Angela Merkel chứ không phải ai khác. Còn nhớ, trong lúc cuộc khủng hoảng người di cư ở châu Âu lên đến đỉnh điểm, bà Merkel đã trở thành người hùng khi quyết định không áp đặt hạn ngạch tiếp nhận người tị nạn cho nước Đức, và kết quả là trong năm qua quốc gia này đã nhận hơn 1,1 triệu người tị nạn từ Trung Đông, Bắc Phi.
Khi vụ khủng bố kinh hoàng ở thủ đô Paris của Pháp diễn ra hôm 13/11 làm cả thế giới bàng hoàng thì những lo ngại về dòng người di cư đến châu Âu cũng tăng lên gấp bội, bởi theo thông tin điều tra được tiết lộ thì khi xác định danh tính nghi phạm có 3 đối tượng mang quốc tịch Bỉ, 1 tên mang quốc tịch Pháp và 1 tên mang hộ chiếu Syria nhập cư vào Pháp.
Đến lúc này, người Đức chắc hẳn không khỏi hoang mang vì Berlin vốn dĩ đóng vai trò đầu tàu trong việc giải quyết vấn đề người nhập cư mà châu Âu phải đối mặt, và đương nhiên hình ảnh "người anh hùng" Merkel đã ít nhiều bị lung lay.
Gió đổi chiều nhanh chóng đến bất ngờ khi giờ đây, trong mắt của không ít người, bà Merkel đã trở thành "tội đồ" bởi Chính phủ Đức đã không thể làm gì hơn trong cái đêm mà báo chí nước này mô tả là "đêm giao thừa nhục nhã".
Cảnh sát Cologne bị cho là đã thất bại hoàn toàn khi để xảy ra vụ việc ở Cologne. (Ảnh: EPA)
Từ tuyên bố "nước Đức sẽ quản lý được dòng người di cư", bà Merkel đã buộc phải thay đổi chính sách đề ra, theo đó ủng hộ việc áp dụng các luật nghiêm ngặt hơn nhằm trục xuất những người tị nạn phạm pháp tại nước này.
Việc cho rằng cần phải có những thay đổi trong chính sách tiếp nhận người nhập cư không đồng nghĩa với việc bà Merkel thừa nhận thất bại nhưng rõ ràng với những gì đã xảy ra, người đứng đầu Chính phủ Đức đang yếu thế hơn trong vấn đề này và đây cũng chính là cơ hội không thể tốt hơn cho những chính trị gia đối lập tập trung công kích.
"Bất kỳ ai mở cửa biên giới phải hiểu rằng, họ đang mang quảng trường Tahrir của Ai Cập đến Đức", chính trị gia Dirk Driesang nói.
Tranh cãi không mới
Về cơ bản, những tranh cãi liên quan đến vấn đề nhập cư không phải điều gì mới mẻ. Trong suốt nhiều thập kỷ qua, những người mang tư tưởng bảo thủ ở cả hai bờ Đại Tây Dương đều đã lên tiếng cảnh báo chính sách nhập cư rộng mở có thể gây ra bất ổn cho "lục địa già".
Biểu tình phản đối người tị nạn ở Đức. (Ảnh: Getty)
Giải thích cho mối lo ngại này, những người bảo thủ cho rằng, quá trình đồng hóa luôn là một quá trình đầy phức tạp và khó khăn, bên cạnh đó là mối đe dọa từ tư tưởng cực đoan. Tuy nhiên, bản chất thực sự của những lo ngại này có thể là sự e ngại rằng sẽ đến một ngày tư tưởng Hồi giáo trở thành tư tưởng chủ đạo ở châu Âu.
Lo ngại gia tăng khi con số người di cư liên tục tăng qua từng năm, điều đáng nói là phần lớn trong số này là những người vị thành niên và trai tráng ở độ tuổi đôi mươi. Một cuộc khảo sát vừa được tiến hành cho thấy, ở Đức và Thụy Điển, 71% người nộp đơn xin tị nạn trong năm 2015 là nam giới, trong đó đa phần là thanh niên.
Con số này tưởng như không có gì đáng chú ý nhưng thực sự lại là cả một vấn đề. Thứ nhất, nếu được xã hội nước sở tại chấp nhận, việc ở một thời điểm có thêm lượng lớn nam giới sẽ tạo ra sự mất cân bằng giới tính tức thời, ảnh hưởng đến ổn định xã hội. Thứ hai, những người nhập cư chủ yếu theo đạo Hồi, họ có quan điểm rất khác biệt về vai trò của phụ nữ trong xã hội, khác biệt hoàn toàn với những giá trị cơ bản của châu Âu.
Theo đánh giá của giới chuyên gia, không được ảo tưởng khi kỳ vọng thay đổi nhận thức của những người di cư thông qua giáo dục chỉ trong một thời gian ngắn. Sẽ là phiến diện khi liên hệ những nhận định nêu trên với những gì đã xảy ra ở Cologne, Đức, nhưng rõ ràng, với những đổi thay như đã phân tích, một xã hội phân cực sâu sắc sẽ hình thành giữa người bản địa với người nhập cư và mâu thuẫn dù sớm hay muộn cũng sẽ bùng phát.
Thủ tướng Đức Angela Merkel dù vẫn chọn chiến lược quen thuộc mà bà đã áp dụng suốt hơn 10 năm cầm quyền đó là trấn an dư luận và không thay đổi chính sách. Nhưng sau vụ việc ở Cologne, chắc chắn bà Merkel sẽ phải có động thái thực chất hơn nhằm thắt chặt chính sách nhập cư để tránh phải trả giá quá đắt. Và cũng để công sức bao lâu nay của châu Âu trong việc giải quyết vấn đề người nhập cư không bị tan thành mây khói chỉ vì vụ việc này./.
Hùng Cường
Theo_VOV
Liên minh Châu Âu yêu cầu Ý thắt chặt kiểm soát người nhập cư Hôm nay, 16/12, Ủy ban châu Âu đã yêu cầu chính phủ Ý sử dụng vũ lực nếu cần thiết để lấy dấu vân tay của những người nhập cư. Những người nhập cư trái phép tại thị trấn Pozzallo, Ý - một trong những điểm nóng được Ủy ban châu Âu quan tâm (Ảnh: Reuters). Ủy ban châu Âu đã yêu cầu...