Niger: Hơn 10.000 người chạy trốn bạo lực của các nhóm vũ trang
Hơn 10.800 người sống ở 9 ngôi làng của xã Ouro Gueladjo, tỉnh Say, buộc phải chạy trốn sau khi các nhóm vũ trang ám sát 2 dân thường và ra tối hậu thư yêu cầu người dân phải dọn sạch làng của họ.
Binh sỹ Niger tuần tra tại sa mạc Iferouane. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, ngày 12/7, chính quyền tỉnh Say của Niger cho biết 1.570 hộ gia đình với tổng số hơn 10.800 người sống ở 9 ngôi làng của xã Ouro Gueladjo thuộc tỉnh này đã phải rời bỏ nhà cửa trong những ngày đầu tháng Bảy do bạo lực.
Văn phòng điều phối các vấn đề nhân đạo của Liên hợp quốc (OCHA) tại thủ đô Niamey của Niger nêu rõ: “Những người này đang chạy trốn bạo lực do các phần tử được cho là thành viên của các nhóm vũ trang phi nhà nước, gây ra ở vùng Tillabéri và khu vực ba biên giới ( Niger-Burkina Faso-Mali).”
Video đang HOT
Theo OCHA, hơn 8.430 người đã phải tìm nơi ẩn náu ở Ouro Gueladjo, trong khi hơn 2.140 người đã chạy trốn đến Torodi, một xã ở gần đó và 215 người khác đến thủ đô Niamey, chỉ cách đó khoảng 70km.
Những cuộc di dời này là do “vụ ám sát” 2 dân làng vào rạng sáng 4/7 (giờ địa phương), kèm theo “tối hậu thư 72 giờ” từ các nhóm vũ trang yêu cầu người dân phải dọn sạch làng của họ.
Tình hình nhân đạo trong khu vực vẫn còn bấp bênh, đặc biệt là ở Ouro Gueladjo, nơi những người di tản cần nơi trú ẩn, thực phẩm, chăm sóc y tế và nước uống.
Các nhóm vũ trang đang tăng cường phương thức hoạt động với các vụ ám sát và bắt cóc có mục tiêu, đặt các thiết bị nổ tự chế hoặc ra tối hậu thư cho người dân, đặc biệt là ở khu vực biên giới giữa Niger và Burkina Faso.
Vùng Tillabéri có diện tích 100.000km2, nằm trong khu vực được gọi là “ba biên giới” giữa Niger, Burkina Faso và Mali, nơi các nhóm thánh chiến có liên hệ với tổ chức khủng bố al-Qaeda và tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng ở Đại sa mạc Sahara (ISGS) hoành hành.
Theo Liên hợp quốc, khu vực này hiện có hơn 150.000 người phải di tản nội địa.
Hơn 2 triệu người phải đối mặt với lũ lụt và lở đất ở khu vực Đông Phi
Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, ngày 6/7, Văn phòng Điều phối các vấn đề nhân đạo của Liên hợp quốc (OCHA) cho biết hơn 2,2 triệu người đã phải đối mặt với lũ lụt và lở đất ở miền Đông châu Phi kể từ giữa năm 2022, trong đó hầu hết bị ảnh hưởng do 5 mùa hạn hán liên tiếp.
Cảnh ngập lụt tại Bor, Nam Sudan. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Trong báo cáo mới nhất về lũ lụt trong khu vực, OCHA nêu rõ: "Tại Somalia, hơn 468.000 người đã bị ảnh hưởng do lũ lụt và ít nhất 247.000 người đã phải di dời". OCHA cảnh báo lũ lụt trên diện rộng, những thiệt hại đối với cơ sở hạ tầng nước và vệ sinh môi trường cũng như tình trạng di dời quy mô lớn đã làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua nước.
Theo OCHA, lũ lụt dai dẳng ở Nam Sudan từ tháng 7/2022 đến đầu năm 2023 đã ảnh hưởng đến ít nhất một triệu người, trong đó phần lớn đang cần được hỗ trợ khẩn cấp do xung đột và bạo lực. Cơ quan này lưu ý rằng lũ lụt cũng khiến ít nhất 90.000 người ở Sudan phải di dời trong năm ngoái, con số này được dự báo sẽ còn tăng cao trong mùa lũ năm 2023 diễn ra từ tháng 6 đến tháng 9 tại những khu vực bị ảnh hưởng do xung đột.
Ngoài hai quốc gia trên, hơn 355.000 người ở Ethiopia cũng bị ảnh hưởng do lũ lụt. Tương tự, tình trạng lũ lụt nghiêm trọng và sạt lở đất đã ảnh hưởng đến ít nhất 60.000 người ở Rwanda và 108.000 người ở Burundi.
Tại Kenya, lũ quét và lũ sông đã ảnh hưởng đến ít nhất 163.000 người trong đợt mưa kéo dài từ tháng 3 đến tháng 5 vừa qua, trong khi Uganda và Tanzania cũng ghi nhận các sự cố liên quan đến mưa lớn.
Cảnh sát Bỉ, Hà Lan và Đức mở chiến dịch truy quét khủng bố Điều phối viên quốc gia về chống khủng bố và an ninh tại Hà Lan lưu ý có những tín hiệu ngày càng tăng cho thấy các tổ chức thánh chiến đang chuẩn bị thực hiện các cuộc tấn công khủng bố ở châu Âu. Cảnh sát Bỉ. (Nguồn: AFP/TTXVN) Cảnh sát Bỉ, Hà Lan và Đức đã tiến hành các đợt khám...