Niềng răng xong đừng ăn những món này kẻo ‘đổ tiền xuống biển’
Bạn có biết những thực phẩm nào nên ăn và không nên ăn khi niềng răng? Việc lựa chọn những thực phẩm phù hợp khi niềng răng sẽ giúp bạn đạt được kết quả tối ưu, không ‘phá tan’ cả tiền bạc và công sức chỉnh nha của bạn.
Ảnh minh họa: Internet
Quan tâm tới chế độ ăn uống khoa học, hợp lý sau niềng răng nha khoa có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong suốt quá trình chỉnh nha để có hàm răng đều đặn hoàn hảo. Mọi hoạt động ăn nhai của hàm răng sẽ chậm lại, không linh hoạt như trước, ngay từ việc nhai, cắn xé thức ăn. Chính vì thế, nếu không chú ý tới việc ăn uống sẽ dễ bị bung bật mắc cài, hoặc làm biến dạng khay niềng.
Loại bỏ các món sau ra khỏi thực đơn hằng ngày sẽ giúp bạn nhanh chóng đạt được kết quả sau niềng răng tốt nhất.
Kẹo dính và cứng: Kẹo có thể bị dính vào niềng răng và bám lại ở đó làm tăng nguy cơ sâu răng, khiến cho việc làm sạch răng trở nên khó khăn hơn
Ảnh minh họa: Internet
Các loại hạt cứng: Các loại hạt là sự kết hợp của hai thứ mà người đeo niềng răng không nên ăn, đó là cứng và nhỏ. Người đeo niềng răng có thể thay thế bằng bơ hạt nếu muốn hấp thụ protein và chất béo lành mạnh từ các loại hạt.
Kẹo cao su: Kẹo cao su làm dây giữa các mắc cài bị uốn cong, khiến răng bị đẩy sai hướng. Bạn có thể phải đeo niềng răng lâu hơn dự kiến để khắc phục những tổn hại do kẹo cao su gây ra.
Đá: Nhai đá có thể làm nứt răng và phá hỏng các mắc cài. Nhiều người bị nứt răng dưới mắc cài và không được phát hiện cho đến khi tháo niềng răng.
Nước uống có ga: Axit và đường trong đồ uống có ga sẽ tấn công răng và nướu gây sâu răng. Một số loại nước còn làm suy yếu chất kết dính giữ các mắc cài ở đúng vị trí trên răng.
Ảnh minh họa: Internet
Bánh quy cứng: Ăn bánh quy cứng có nguy cơ gãy niềng răng. Răng không chịu được áp lực cắn có thể bị nứt hoặc gãy răng. Người niềng răng có thể chọn bánh quy mềm nếu muốn ăn loại bánh này.
Bắp: Cắn bắp bằng răng cửa dễ khiến niềng răng bị trật hoặc dây bị gãy. Bạn vẫn có thể ăn bắp nhưng nên lấy các hạt bắp ra khỏi lõi trước khi ăn.
Video đang HOT
Rau củ sống: Người đeo niềng răng nên hấp mềm rau củ, tránh ăn sống. Trong trường hợp bạn muốn ăn rau sống, hãy nướng hoặc cắt rau củ thành những miếng nhỏ.
Bắp rang: Các hạt bắp không nở có thể gây ra nhiều vấn đề khi dính vào nướu. Nhiều trường hợp phải gỡ niềng răng để lấy chúng ra và sau đó lại lắp niềng răng vào.
Thịt: Thịt cung cấp cho chúng ta protein và sắt. Tuy nhiên, nó đặt ra một vấn đề: thịt có thể bị mắc kẹt trong mắc cài, hoặc giữa các răng. Ăn những phần thịt từ xương như cánh gà và xương sườn, sẽ gây nguy hiểm cho mắc cài của bạn vì nó có nguy cơ bật ra khỏi giá đỡ. Nếu bạn thích gặm xương thì nên bỏ sở thích này sớm và nên róc hết thịt khỏi xương để thưởng thức.
Ảnh minh họa: Internet
Hãy chọn thịt nạc, mềm và cắt chúng thành miếng vừa ăn. Bạn có thể chọn các phần thịt như: ức gà, thăn bò, thăn heo, các loại cá,… Đậu phụ cũng là một lựa chọn tốt cho người ăn chay.
Một số cách duy trì sức khỏe răng miệng
Bạn nên chăm sóc răng miệng thật tốt trong quá trình chỉnh nha. Đánh răng ít nhất ba lần một ngày, tốt nhất là sau mỗi bữa ăn, sử dụng bàn chải có lông mềm.
Hãy chú ý hơn đến việc loại bỏ tất cả mảng bám thực phẩm. Sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch các kẽ răng, và loại bỏ các hạt thức ăn giữa niềng răng và răng.
Bạn nên sử dụng nước súc miệng có fluor để giúp răng chắc khỏe và giảm nguy cơ sâu răng.
Học các kỹ thuật nhai khác nhau cũng có thể ngăn ngừa thiệt hại cho niềng răng. Thay vì nhai thức ăn bằng răng cửa, bạn có thể nhai bằng răng sau, mạnh hơn.
QUẢNG AN (TỔNG HỢP)
Theo Tiền phong
Những người nào nên đi niềng răng?
Theo BSCK2 Nguyễn Huy Kỳ, việc lạm dụng niềng răng trong thẩm mỹ nha khoa một cách thiếu hiểu biết có thể dẫn đến tình trạng nguy hiểm cho sức khỏe, thậm chí có thể gây tử vong.
Niềng răng giúp mỗi người có nụ cười đẹp hơn nhưng là phương pháp thẩm mỹ nha khoa không phải ai cũng có thể áp dụng.
Những trường hợp không nên niềng răng
Niềng răng là một trong những phương pháp được chỉ định khi răng gặp phải những khiếm khuyết như: hô, móm, răng khấp khểnh, mọc lệch, thưa... rất hiệu quả.
Mục đích chính là giúp bạn có một nụ cười đẹp, hàm răng đều, thẳng và ăn nhai tốt, không gặp phải bệnh lý về răng miệng. Tuy nhiên, có một sự thật là không phải ai cũng có thể thực hiện niềng răng và không phải trường hợp nào cũng cần thiết phải niềng răng.
Với kinh nghiệm nhiều năm làm nha khoa, BSCK2 Nguyễn Huy Kỳ từng gặp nhiều ca lạm dụng niềng răng dẫn đến hậu quả xấu.
Nha sỹ Kỳ khuyến cáo những trường hợp không nên niềng răng:
Mắc bệnh nha chu quá nặng
Nha chu là bệnh xảy ra ở các tổ chức xung quanh răng như viêm nhiễm mãn tính mô nướu hoặc mô nâng đỡ của răng. Nha sỹ Kỳ chia sẻ, khi bị viêm nhiễm, răng sẽ không được bảo vệ tốt, dần suy yếu và có xu hướng tụt lợi, tiêu xương. Khi đó, lợi không còn nơi để bám víu, rất khó áp dụng phương pháp niềng răng.
Do đó, trước khi tiến hành niềng răng bắt buộc phải kiểm tra sức khỏe răng miệng để biết mình có bị mắc bệnh nha chu hay không vì độ chắc chắn của răng là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến thành công của một ca niềng răng.
Răng giả, răng bọc sứ
Rất nhiều người có chung thắc mắc, bọc răng sứ có niềng răng được không. Nha sỹ Kỳ cho biết: "Tùy vào tình trạng răng của mỗi người, có trường hợp bọc răng sứ xong vẫn có thể niềng răng và có trường hợp thì không thể niềng được. Và thông thường bọc răng sứ thì không nên niềng răng".
Nha sỹ Kỳ cũng chia sẻ thêm, do răng sứ đã tạo được độ bóng nhất định ở mặt ngoài nên không có độ bám dính tốt như răng thật. Bởi vậy, việc gắn keo để gắn mắc cài trên răng sẽ khó thực hiện.
Một điểm cần phải lưu ý là không phải lúc nào cùi răng thật và răng sứ cũng đồng bộ với nhau, một phần do lực kéo chủ yếu tác động lên thân răng. Điều này ảnh hưởng khá nhiều đến quá trình chỉnh nha cho bệnh nhân. Bên cạnh đó, cùi răng thật còn có thể bị ê buốt, đau nhức nếu lớp sứ không ôm sát vào cùi răng.
BSCK2 Nguyễn Huy Kỳ
Mắc bệnh lý toàn thân
Tương tự với nhổ răng, có nhiều trường hợp không thể thực hiện được phương pháp niềng răng.
Đó là những người mắc một số bệnh lý toàn thân như: Động kinh, tâm thần, tim mạch, bệnh tiểu đường hay những bệnh ác tính như ung thư máu...
Nha sỹ Kỳ phân tích, không thực hiện niềng răng cho những trường hợp trên bởi khả năng chống lây nhiễm kém, việc xử lý vấn đề ở răng có thể tạo ra vết thương khó liền, dễ gây nhiễm trùng nặng.
Sự căng thẳng đau đớn trong quá trình thực hiện, điều trị có thể gây chứng khó thở, tim đập mạnh, suy tim, hay khiến người bệnh tái phát cơn động kinh bất kỳ lúc nào. Có trường hợp nhiễm trùng máu nặng dẫn đến tử vong.
Nên chọn loại niềng răng nào?
Theo BSCK2 Nguyễn Huy Kỳ, y học nói chung đang ngày một phát triển, các phương pháp chỉnh nha cũng dần hiện đại hơn. Chia sẻ về các hình thức niềng răng, bác sỹ Kỳ thống kê và phân tích, đánh giá ưu nhược điểm của từng loại như sau:
Niềng răng mắc cài:
Tuy là kỹ thuật chỉnh nha truyền thống nhưng cho đến nay, niềng răng mắc cài vẫn được đánh giá cao, ứng dụng phổ biến tại nhiều địa chỉ nha khoa. Với ưu điểm chi phí thấp hơn so với các loại hình chỉnh nha khác, niềng răng mắc cài là sự lựa chọn của rất nhiều khách hàng.
Khách hàng có thể chọn: mắc cài kim loại, mắc cài bằng sứ, mắc cài tự đóng, mắc cài mặt lưỡi. Hệ thống các mắc cài bằng sứ, kim loại sẽ được gắn cố định lên răng với dây cung, dàn trải và tác dụng lực kéo đồng đều, ổn định.
Sau khi thực hiện, răng không chỉ được nắn chỉnh về đúng vị trí mong muốn mà các khớp cắn còn được tái tạo lại, giúp ăn nhai tốt và ngon miệng hơn.
Tuy nhiên, việc niềng răng mắc cài trong thời gian đầu gây cảm giác đau và khó chịu, cần có thời gian để thích nghi dần. Niềng răng mắc cài cũng gây bất tiện trong vấn đề thẩm mỹ, khiến nhiều người e ngại khi giao tiếp, gặp gỡ.
Niềng răng không mắc cài - khay nắn chỉnh Invisalign
Theo đánh giá của Nha sỹ Kỳ, đây là phương pháp niềng răng có chất lượng và giá thành cao nhất (chi phí khoảng 80 cho đến 150 triệu đồng) nhưng hiệu quả nhất về tính thẩm mỹ.
Phương pháp này sử dụng kỹ thuật điều trị sử dụng các "khay" trong suốt như máng tẩy tháo lắp được để di chuyển răng, giúp điều trị chỉnh nha không cần dùng đến nẹp, niềng răng như mắc cài hay dây kim loại.
Các khay nắn chỉnh hàm Invisalign được lắp vào toàn bộ cung răng với những điểm tạo lực để đưa răng đến vị trí mong muốn. Kỹ thuật điều trị bằng khay phù hợp với người trưởng thành và bận rộn công việc hoặc phải giao tiếp.
Thời gian tái khám linh hoạt phù hợp từng trường hợp. Với khay nắn chỉnh Invisalign trong suốt, người sử dụng được đảm bảo tính thẩm mỹ cao.
Ngoài ra, khay nắn chỉnh Invisalign có thể dễ dàng tháo khi cần thiết, việc vệ sinh răng miệng được đảm bảo hơn.
Bảo Minh
Theo giaoducthoidai
Thói quen khiến mỡ bụng dày cả tảng Mỡ bụng không chỉ khiến bạn kém đẹp mà còn có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe. Ngồi nhiều Ngồi nhiều là nguyên nhân khiến bạn bị mỡ bụng. Nếu bạn có thói quen ít vận động do bận rộn với công việc hoặc những lý do khác, bạn sẽ có nguy cơ bị béo bụng. Cơ thể không được vận...