Niềm vui từ những con đường, cây cầu mới
Năm 2020, Bộ GTVT đã hoàn thành, đưa vào khai thác 21 dự án, thúc đẩy phát triển KT-XH cho các vùng đất nơi dự án đi qua…
Dự án đường Vành đai 3 trên cao đoạn Mai Dịch – Nam Thăng Long hoàn thành góp phần xóa ùn tắc và nguy cơ TNGT trên tuyến đường Phạm Văn Đồng đã tồn tại nhiều năm qua. Ảnh: Tạ Hải
Trong năm 2020, hàng loạt dự án, công trình giao thông quy mô lớn, hiện đại được hoàn thành, đưa vào khai thác góp phần thay đổi diện mạo mới cho các vùng đất nơi dự án đi qua, đem lại sự thuận tiện đi lại cho người dân, thúc đẩy phát triển KT-XH các địa phương và từng bước tạo sự kết nối giữa các vùng miền trong cả nước.
Nhiều dự án trọng điểm phát huy hiệu quả lớn
Vài năm trước, ai đã từng một lần trải nghiệm hành trình trên tuyến QL217 từ trung tâm tỉnh Thanh Hóa đi các huyện miền núi phía Tây, đến tận điểm cuối là cửa khẩu quốc tế Na Mèo ( huyện Quan Sơn) không khỏi rùng mình bởi độ nguy hiểm của cung đường này.
Nhiều người từng ví QL217 giống như một “cung đường chết”, bởi hàng năm rất nhiều vụ tai nạn xảy ra, cướp đi không biết bao nhiêu sinh mạng.
Nỗi ám ảnh của người dân chỉ vơi bớt khi đầu năm 2016, Bộ GTVT hoàn thành, đưa vào khai thác giai đoạn 1 của dự án nâng cấp QL217 đoạn từ huyện Quan Sơn đến huyện Cẩm Thủy dài 94,7km. Đặc biệt, đến giữa tháng 6/2020, giai đoạn 2 của dự án dài gần 47km được Bộ GTVT hoàn thành nâng cấp, mở rộng nền đường từ 5,5m lên 9m, mặt đường rộng 8m.
Dự án nâng cấp, mở rộng QL217 cả hai giai đoạn đưa vào khai thác đã rút ngắn thời gian đi lại từ TP Thanh Hóa đến cửa khẩu Na Mèo từ 7 – 8 tiếng trước đây xuống còn 3 – 4 tiếng và QL217 cũng thoát khỏi cái mác “cung đường chết”.
Tương tự, Dự án đường Vành đai 3 trên cao đoạn Mai Dịch – Nam Thăng Long (tổng mức đầu tư 5.003 tỷ đồng) do Ban QLDA Thăng Long (Bộ GTVT) làm đại diện chủ đầu tư được khánh thành đầu tháng 10/2020 xóa sổ ùn tắc, tai nạn giao thông trên tuyến đường Phạm Văn Đồng. Đây vốn là các “điểm đen” kéo dài dai dẳng suốt nhiều năm và là ác mộng với người dân Thủ đô khi lưu thông qua đây.
“Cầu cạn Mai Dịch – Nam Thăng Long từ khi đưa vào khai thác, kết hợp với tuyến Vành đai 3 đi thấp hoàn thành mở rộng giải quyết dứt điểm tình trạng ùn tắc trước đây thường xảy ra trên đường Phạm Văn Đồng, nhất là tại các khu vực nút giao Hoàng Quốc Việt, Cổ Nhuế, Nguyễn Hoàng Tôn… Dự án còn góp phần kết nối trung tâm TP Hà Nội đi sân bay Nội Bài và khu vực lân cận, thúc đẩy phát triển KT-XH của Thủ đô và các tỉnh xung quanh”, ông Vũ Văn Viện, Giám đốc Sở GTVT TP Hà Nội chia sẻ.
Video đang HOT
Ở khu vực phía Nam, tuyến Lộ Tẻ – Rạch Sỏi (dài 51km, tổng mức đầu tư 6.355 tỷ đồng), dự án cao tốc thứ hai được xây dựng tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) sau thời gian thi công sẽ được tổ chức khánh thành, đưa vào khai thác ngay những ngày đầu năm 2021.
Trước đó, vào tháng 10/2020, dự án đã thông xe kỹ thuật thành công. Ông Trần Văn Thi, Tổng giám đốc Tổng công ty Cửu Long cho biết, khi đưa dự án vào khai thác sẽ rút ngắn thời gian đi từ Cần Thơ xuống Kiên Giang từ 1 giờ 30 phút xuống còn 50 phút.
Cũng tại khu vực ĐBSCL, những ngày cuối năm 2020, tuyến cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận dài hơn 51km đã được nối thông để có thể phục vụ tạm thời cho người dân đi lại trong dịp Tết Nguyên đán 2021, trước khi tổ chức khánh thành vào quý I/2021.
Ông Văn Công Điểm, Tổng giám đốc Tập đoàn Phương Trang chia sẻ: “Tuyến cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận cho thông tuyến tạm trước những ngày trước Tết, doanh nghiệp vận tải rất vui mừng. Phương Trang có hơn 2.000 phương tiện vận tải hành khách liên tỉnh và hàng hóa. Khi được lưu thông trên tuyến cao tốc này sẽ góp phần giảm thời gian cho hành khách, giúp doanh nghiệp phục vụ người dân về quê đón Tết thuận lợi hơn”.
Giải ngân cao nhất, nhì cả nước
Ông Nguyễn Duy Lâm, Cục trưởng Cục Quản lý xây dựng và Chất lượng công trình giao thông (QLXD&CLCTGT) cho biết, năm 2020, Bộ GTVT đã hoàn thành, đưa vào khai thác 21 dự án, công trình gồm: Cầu cạn Mai Dịch – Nam Thăng Long; Dự án mở rộng tuyến tránh QL1 đoạn qua TP Tân An, tỉnh Long An; Dự án thành phần 2 thuộc dự án cầu Cổ Chiên; Dự án cầu Thịnh Long thuộc tuyến đường bộ ven biển tỉnh Nam Định; Dự án nâng cấp QL217 giai đoạn 2; Dự án cầu Sông Chùa thuộc dự án cầu Đà Rằng, Sông Chùa trên QL1 cũ, tỉnh Phú Yên; Dự án thành phần 2 thuộc dự án cầu Cổ Chiên…
“Các dự án được đưa vào khai thác đều cơ bản đáp ứng yêu cầu về tiến độ, chất lượng và phát huy hiệu quả rõ rệt trong việc kết nối giao thương, rút ngắn thời gian đi lại, thúc đẩy phát triển KT-XH vùng dự án đi qua”, ông Lâm nói.
Cùng đó, hàng loạt dự án được đẩy nhanh tiến độ thi công, hoàn thành đưa vào khai thác sớm đã tạo tiền đề để Bộ GTVT giải ngân nguồn vốn đầu tư công rất lớn trong năm 2020.
Thống kê của Vụ KH-ĐT cho thấy, năm 2020, Bộ GTVT được giao hơn 39.800 tỷ đồng vốn đầu tư công gồm: Hơn 36.100 tỷ đồng vốn kế hoạch năm 2020 và hơn 3.700 tỷ đồng vốn kế hoạch kéo dài. Tính đến hết tháng 11/2020, Bộ GTVT đã giải ngân được hơn 32.000 tỷ đồng (đạt 80,6%), cao hơn tỷ lệ bình quân chung cả nước (64,5%).
“Dự kiến, đến hết thời điểm giải ngân của năm 2020 vào ngày 31/1/2021, Bộ GTVT dự kiến giải ngân được khoảng 94 – 95% vốn kế hoạch, cao nhất, nhì toàn quốc”, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông chia sẻ.
Đánh giá về công tác đầu tư hạ tầng của Bộ GTVT, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng nói: “Trong năm 2020, hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Hàng loạt công trình giao thông lớn, hiện đại đã và đang từng bước được đầu tư xây dựng, góp phần tạo diện mạo mới cho đất nước, tạo lập được sự kết nối giữa các vùng, miền trong cả nước và với quốc tế”.
Đồng thời, trong năm qua, Bộ GTVT đã kịp thời hoàn tất các thủ tục, triển khai thi công 6 dự án thành phần của dự án đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông; triển khai thi công dự án nâng cấp, sửa chữa đường cất/hạ cánh, đường lăn sân bay Tân Sơn Nhất và Nội Bài và nhiều dự án trọng điểm khác.
Đề cập đến kế hoạch đầu tư công năm 2021, ông Nguyễn Danh Huy, Vụ trưởng Vụ KH-ĐT cho biết, Bộ GTVT được phân bổ gần 43.000 tỷ đồng, gồm hơn 4.830 tỷ đồng vốn nước ngoài và hơn 38.150 tỷ đồng vốn trong nước.
Hiện nay, Bộ GTVT đã xây dựng dự kiến phân bổ kế hoạch đầu tư phát triển vốn ngân sách Nhà nước năm 2021 làm cơ sở giao chi tiết kế hoạch khi được Thủ tướng Chính phủ giao kế hoạch đầu tư năm 2021.
“Năm 2021, Bộ GTVT tiếp tục đặt mục tiêu tiếp tục ở tốp đầu cả nước về giải ngân vốn đầu tư công”, ông Huy nói.
Tăng kết nối, thúc đẩy phát triển
Với các dự án đường cao tốc đã và đang được triển khai xây dựng, những năm tới, tính kết nối giao thông giữa Đồng Nai với các địa phương, nhất là các địa phương trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam sẽ được gia tăng.
Điều này sẽ tạo ra động lực lớn thúc đẩy sự phát triển về kinh tế - xã hội của tỉnh.
Đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây, trục kết nối giao thông quan trọng tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Ảnh:P. Tùng
* "Hạt nhân" kết nối giao thông
Theo quy hoạch phát triển mạng đường bộ cao tốc Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, trên địa bàn tỉnh sẽ có 5 tuyến đường cao tốc đi qua. Đây là những trục giao thông chiến lược mang tính kết nối giữa các địa phương cũng như kết nối vùng để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
Hiện nay, đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây là đường cao tốc duy nhất đi qua địa bàn tỉnh đã được xây dựng hoàn thành và đưa vào khai thác. Từ năm 2015 đến nay, sau khi thông tuyến và đưa vào sử dụng, đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây đã đóng vai trò hết sức quan trọng trong kết nối giữa Đồng Nai với trung tâm kinh tế, tài chính lớn nhất cả nước là TP.HCM. Cũng chính vì vậy, chỉ sau 5 năm đưa vào khai thác, đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây hiện đã rơi vào tình trạng quá tải.
Với nhiều ưu thế, đường cao tốc đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc tạo ra sự kết nối về giao thông, thúc đẩy phát triển của mỗi địa phương nói riêng cũng như cả nước nói chung.
Phó thủ tướng thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình cho biết, phát triển hạ tầng đồng bộ, đặc biệt là hạ tầng giao thông, là nhiệm vụ quan trọng, ưu tiên hàng đầu của Đảng, Nhà nước và là một trong 3 đột phá chiến lược của đất nước. Thời gian qua, việc đầu tư và đưa vào sử dụng các tuyến đường cao tốc đã có tác động rất lớn đối với sự phát triển kinh tế, trở thành động lực "đánh thức" tiềm năng của nhiều vùng, miền. "Đường cao tốc mở đến đâu, kinh tế ở đó phát triển, người dân được hưởng lợi từ sự đầu tư, phát triển này" - Phó thủ tướng thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình nhấn mạnh.
Đối với Đồng Nai, địa phương nằm ở vị trí trung tâm của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, vùng kinh tế phát triển năng động nhất cả nước, những năm qua từ Trung ương đến địa phương đã có nhiều chính sách ưu tiên để xây dựng, hoàn thiện mạng lưới đường cao tốc. Chủ tịch UBND tỉnh Cao Tiến Dũng cho biết, thời gian qua, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ GT-VT triển khai nhiều công trình đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông với quy mô lớn, mang tính đột phá qua địa bàn như: đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây; Bến Lức - Long Thành và mới đây nhất là đường cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây.
* Sớm hiện thực hóa quy hoạch
Đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu và Dầu Giây - Liên Khương là 2 tuyến cao tốc được quy hoạch đi qua địa bàn tỉnh hiện nay chưa được triển khai thực hiện.
Công nhân thi công dự án Xây dựng đường cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây đoạn qua địa bàn H.Xuân Lộc
Thứ trưởng Bộ GT-VT Lê Anh Tuấn cho hay, đối với dự án Đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, hiện Bộ GT-VT đang triển khai thực hiện các thủ tục đầu tư để sớm triển khai. "Chúng ta phải nỗ lực để khởi công dự án vào cuối quý IV-2021" - Thứ trưởng Lê Anh Tuấn cho hay.
Trong khi đó, dự án Xây dựng đường cao tốc Dầu Giây - Liên Khương hiện cũng đang được Ban Quản lý dự án Thăng Long (Bộ GT-VT) lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi để triển khai chuẩn bị đầu tư giai đoạn 2021-2025.
Chủ tịch UBND tỉnh Cao Tiến Dũng cho biết, dự án Xây dựng 2 đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu và Dầu Giây - Liên Khương là 2 dự án mà tỉnh mong muốn các cơ quan chức năng của Trung ương triển khai thực hiện sớm để tạo điều kiện cho Đồng Nai tăng tốc phát triển. "Quốc lộ 51 hiện đã quá tải nên phải xây dựng đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu sớm" - Chủ tịch UBND tỉnh Cao Tiến Dũng nhấn mạnh.
Tương tự, đường cao tốc Dầu Giây - Liên Khương khi được triển khai xây dựng sẽ tạo ra trục kết nối đồng bộ giữa Đồng Nai với tỉnh Lâm Đồng và các tỉnh Tây nguyên. Đồng thời, đường cao tốc Dầu Giây - Liên Khương cũng tạo điều kiện cho 2 huyện miền núi của tỉnh là Định Quán và Tân Phú phát triển.
Quan trọng hơn, theo Chủ tịch UBND tỉnh Cao Tiến Dũng, việc đẩy nhanh hoàn thành các tuyến đường cao tốc đang xây dựng, mở rộng đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây và triển khai đầu tư sớm các dự án đường cao tốc trong quy hoạch là điều kiện cấp thiết để khai thác tối đa hiệu quả của cảng hàng không quốc tế (sân bay) Long Thành trong tương lai. Theo kế hoạch, giai đoạn 1 của dự án Xây dựng sân bay Long Thành sẽ được khởi công trong năm 2021 và hoàn thành vào năm 2025. Với công suất 25 triệu lượt hành khách/năm, việc kết nối giao thông, trong đó có các tuyến đường cao tốc với sân bay Long Thành là yêu cầu rất cấp bách để khai thác có hiệu quả "siêu sân bay" Long Thành. "Nhiệm vụ của địa phương là thực hiện công tác giải phóng mặt bằng các dự án đường cao tốc. Thời gian qua, tỉnh đã rất tập trung cho nhiệm vụ này mà rõ ràng nhất là Đồng Nai đã thực hiện giải phóng mặt bằng nhanh đối với dự án Đường cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây. Thời gian tới, tỉnh sẽ tập trung quyết liệt hơn nữa cho công tác này" - Chủ tịch UBND tỉnh Cao Tiến Dũng cho biết.
Chính thức hoàn thành bay hiệu chuẩn đường băng 25R sân bay Tân Sơn Nhất Thông tin trên được đại diện Tổng Công ty Cửu Long cho biết vào hôm nay (20/12). Việc bay hiệu chuẩn đường băng 25R mới đã thành công tốt đẹp. Máy bay thực hiện việc bay kiểm tra, hiệu chuẩn (Ảnh: PT). Theo đại diện Tổng Công ty Cửu Long (đơn vị quản lý dự án Dự án cải tạo, nâng cấp đường...