Niềm vui dưới ánh đèn năng lượng mặt trời
Hệ thống đèn năng lượng mặt trời do Ngân hàng Thương mại cổ phần Bắc Á và Quỹ Vì Tầm vóc Việt trao tặng thực sự trở thành món quà vô cùng ý nghĩa đối với các trường học ở huyện biên giới Kỳ Sơn, của tỉnh Nghệ An.
Giáo viên Trường Tiểu học Mỹ Lý 2 và bộ đội Biên phòng lắp đèn năng lượng mặt trời ở khuôn viên sân trường.
Có điện chiếu sáng khi đêm về, việc dạy và học cũng như cuộc sống sinh hoạt của giáo viên, học sinh nhà trường đỡ vất vả hơn nhiều.
“Món quà vô cùng ý nghĩa”
Khi mặt trời vừa xuống núi chưa được bao lâu, bản Xằng Trên, xã biên giới Mỹ Lý, huyện Kỳ Sơn nhanh chóng bị màn đêm bao phủ. Những ngôi nhà sàn của đồng bào dân tộc Thái định cư trong khu vực cũng chỉ leo lét ánh đèn dầu.
Thế nhưng ở khuôn viên sân trường, phòng sinh hoạt của thầy và trò Trường Tiểu học Mỹ Lý 2 đứng chân ở bản Xằng Trên vẫn được chiếu sáng nhờ hệ thống đèn năng lượng mặt trời.
Sau bữa cơm tối, có rất đông học sinh đang vui đùa, chạy nhảy dưới ánh đèn điện được lắp đặt ở sân trường. Khi được hỏi, em Lô Thị Hoa – học sinh lớp 4A chia sẻ: “Có điện chiếu sáng, chúng cháu thích lắm, sau khi cơm tối có thể dạo chơi một lát rồi về phòng ôn bài cũ. Trước đây, cứ tối đến cả trường tối om buồn và sợ lắm, không ai muốn ra ngoài!”.
Niềm vui của các em học sinh Tiểu học Bảo Nam 2 khi được ôn bài dưới ánh đèn năng lượng mặt trời.
Đến khu ký túc xá, mỗi phòng ở của các em đều được lắp 2 bộ đèn chiếu sáng, nhiều học trò đang ngồi ôn bài, đọc sách ngay trên giường ngủ của mình. Chứng kiến sự đổi thay của học trò khi có điện năng lượng mặt trời, thầy giáo Trần Sỹ Hà – Hiệu trưởng Trường Tiểu học Mỹ Lý 2 không giấu được niềm vui: “Món quà của Ngân hàng Thương mại cổ phần Bắc Á và Qũy Vì Tầm vóc Việt giành tặng giáo viên, học sinh nhà trường quả thật rất ý nghĩa.
Hệ thống đèn năng lượng mặt trời được chúng tôi ưu tiên lắp đặt ở sân, khu vực nhà vệ sinh, cho đến phòng học, phòng nghỉ của các em. Có điện không chỉ thuận lợi cho việc dạy và học tập mà còn đảm bảo an toàn trong sinh hoạt cho các em khi màn đêm buông xuống. Không nói gì xa, trước đây việc các em thức giấc đi vệ sinh trong đêm cũng khiến chúng tôi rất lo lắng bị rắn rít cắn….”.
Cũng theo thấy Hà cho biết thêm, hệ thống đèn năng lượng mặt trời đều có điều khiển từ xa, thầy cô giáo sẽ giao cho một em học sinh phụ trách phòng quản lí để bật, tắt đèn theo thời gian nhà trường qui định.
Học sinh Trường Tiểu học Mỹ Lý 2 vui chơi trong đêm dưới ánh đèn năng lượng mặt trời.
Từ trước đến nay, các trường tiểu học Bắc Lý 2; Nậm Cắn 2 và Bảo Nam 2 (huyện Kỳ Sơn) cũng chung cảnh chưa có điện lưới quốc gia. Trong những ngày cuối năm, giáo viên, học trò các trường cũng có chung niềm vui được Ngân hàng Thương mại cổ phần Bắc Á và Qũy Vì Tầm vóc Việt tặng đèn năng lượng mặt trời. Trung bình mỗi ngôi trường ở vùng biên giới đều được đón nhận 10 bộ đèn chiếu sáng có công suất lớn.
Video đang HOT
Ngay sau khi tiếp nhận, giáo viên các trường học đã rất vui mừng, nhanh chóng bắt tay lắp đặt đưa vào sử dụng. Giờ đây, khi màn đêm buông xuống, tất cả các điểm trường chính ở huyện biên giới Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An đều đã có điện chiếu sáng thuận lợi cho việc dạy và học cũng như sinh hoạt của giáo viên, học sinh.
Ông Phan Văn Thiết, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Kỳ Sơn cho biết: “Trước đây, chúng tôi cũng nghĩ đến giải pháp đèn năng lượng mặt trời cho 4 trường học nói trên. Nhưng do nguồn kinh phí hẹn hẹp nên chưa thể thực hiện được, món quà của Ngân hàng Thương mại cổ phần Bắc Á và Quỹ Vì Tầm vóc Việt trao tặng có ý nghĩa lớn với ngành giáo dục địa phương”.
Còn đó nhiều trăn trở
Nhiều trường tiểu học ở vùng cao biên giới tỉnh Nghệ An vẫn còn nhiều khó khăn.
Thực tế cho thấy việc tổ chức bán trú cho học sinh tiểu học ở các địa phương vùng cao của tỉnh Nghệ An đang góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và giảm tình trạng quy mô trường lớp manh mún. Chính vì vậy mà trong vài năm gần đây, việc tổ chức bán trú cho học sinh tiểu học được các huyện vùng cao như Kỳ Sơn, Tương Dương, Con Cuông triển khai, nhân rộng.
Tuy nhiên, mô hình trường học bán trú tại Nghệ An hiện chỉ mới áp dụng với bậc THCS và THPT, còn bậc tiểu học lại chưa có cơ chế triển khai. Việc tổ chức bán trú hiện chủ yếu dựa vào sự linh hoạt của từng trường và tự nguyện chăm nuôi học trò của các thầy, cô giáo.
Có học sinh bán trú nhưng không được công nhận cơ sở bán trú đã đặt ra nhiều áp lực về cơ sở hạ tầng cũng như gây ra nhiều thiệt thòi cho cán bộ, giáo viên công tác tại các trường học.
Trong câu chuyện, thầy giáo Trần Sỹ Hà – Hiệu trưởng Trường Tiểu học Mỹ Lý 2 đã bộc bạch rằng: “Sau một thời gian về ăn ở bán trú, các em học sinh đã thay đổi tiến bộ rất nhiều, không chỉ việc học mà cả về thể chất, tinh thần. Thế nhưng khó khăn mà giáo viên và học sinh gặp phải thì không thể kể hết, nhất những ngôi trường ở địa bàn xa xôi, chưa có điện lưới quốc gia như chúng tôi”!
Trong vấn đề này, thầy giáo Hà chỉ rõ khó khăn nhất phải kể đến như việc bố trí đảm bảo việc ăn ở, sinh hoạt cho học sinh. Vì không có kinh phí đảm bảo nên từ giường, chiếu, chăn ấm cho các em đều trông chờ vào sự góp sức, hỗ trợ của giáo viên nhà trường và nguồn xã hội hóa. Ở trường ngoài giờ đứng lớp, giáo viên phải thay bố, mẹ chăm sóc cho học sinh từ bữa ăn, giấc ngủ, khiến cho công việc tăng lên nhiều lần mà không có bất kỳ thêm sự đãi ngộ nào khác cũng là trăn trở lớn.
Còn theo ông Phan Văn Thiết – Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Kỳ Sơn cũng chia sẻ thêm, toàn huyện có 33 trường tiểu học, trong đó có 25 trường đủ tiêu chuẩn để công nhận trường bán trú. Nhưng trên thực tế chỉ mới có 11 truờng được công nhận còn 14 ngôi trường khác đều duy trì học sinh bán trú nhưng chưa được công nhận. “Quá trình triển khai cho thấy việc tổ chức bán trú cho học sinh bậc tiểu học đã góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, cũng như đã giảm số lượng điểm trường và cả giáo viên.
Tuy nhiên cơ sở các trường học vẫn chưa hoàn thiện, khiến cho công tác dạy và học của giáo viên, học sinh các trường còn nhiều khó khăn. Cùng với nguồn ngân sách, chúng tôi cũng mong muốn tiếp tục nhận được sự giúp đỡ của cộng đồng hỗ trợ cho giáo viên, học sinh ở các trường vùng cao, biên giới của địa phương” – Ông Phan Văn Thiết, Trưởng phòng Giáo dục và Đào Tạo, huyện Kỳ Sơn chia sẻ.
Từ chàng trai không biết bơi đến thủ khoa Trường Sỹ quan, ngành Đặc công nước
Sinh ra ở nông thôn, từng đi chăn trâu, cắt cỏ, Trương Công Hòa đã cố gắng vươn lên để trở thành Thủ khoa trường Sỹ quan Đặc công, ngành Đặc công nước.
Tháng 11/2021, Trương Công Hòa (sinh năm 1998, quê ở Đức Thọ, Hà Tĩnh) -Thủ khoa Trường Sỹ quan Đặc công (điểm học tập toàn khóa 8.07/10) được vinh danh là 1 trong những thủ khoa tốt nghiệp xuất sắc của Thủ đô.
Ít ai biết được rằng, chàng trai Thủ khoa 24 tuổi có nước da ngăm đen, khuôn mặt chững chạc từng chăn trâu, cắt cỏ... lam lũ ruộng đồng giúp đỡ cha mẹ, nhưng với ý chí, nghị lực vươn lên thì Trương Công Hòa đã khiến nhiều người ngả mũ thán phục.
Cuộc sống lam lũ
Bố mẹ làm nông nghiệp nên việc phụ giúp gia đình đều phần lớn do Hòa - con trai cả đảm nhiệm, dưới Hòa là một em trai nữa.
Thuở học phổ thông, Hòa học một buổi thì thời gian rảnh rỗi còn lại, anh đi làm đồng, chăn trâu, cắt cỏ, đốn củi... Buổi tối, Hòa lại tự giác ngồi vào bàn học để ôn bài như một thói quen.
Hòa học giỏi các môn khối A, cậu lại rất đam mê lịch sử hào hùng của dân tộc, đó là chiến công của các chiến sỹ, trong đó có người lính đặc công trong các cuộc chiến tranh bảo vệ đất nước đã vẽ lên ước mơ cho chàng trai này thành một người lính đặc công.
Trương Công Hòa tại lễ tuyên dương. (Ảnh: NVCC)
Tại kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia năm 2017, Hòa đạt 26 điểm tổ hợp A00 (Toán, Lý, Hoá), khi đó Trường Sĩ quan Đặc công lấy 23,25 điểm. Năm đấy, có một mình Hòa lựa chọn con đường quân đội và chàng trai này đã thực hiện được mơ ước của bản thân.
Biết tin con trúng tuyển đại học, bố mẹ vừa mừng vừa lo, cho cậu con trai lớn. Bố động viên Hòa: "Vào môi trường quân đội là con phải xác định khó khăn vất vả đến mấy, thì cũng phải cố gắng học tập, rèn luyện nha con".
Lời động viên của bố, cùng những hình ảnh bố mẹ lam lũ với ruộng đồng gắn với tuổi học trò của bản thân đã tiếp sức cho Trương Công Hòa, anh tự nhủ phải cố gắng hết sức mình trong học tập.
Bước vào môi trường học tập trong quân đội, Trương Công Hòa trải qua 6 tháng tân binh, đó là những ngày anh được tiếp xúc với môi trường sống mới, giúp anh trở lên rắn giỏi hơn.
Kết thúc 6 tháng tân binh, Trương Công Hòa được về quê thăm gia đình. Vừa đến đầu cổng, bố mẹ thấy anh mà vui mừng rớt nước mắt.
"Khi tôi về nhà, bố mẹ nhìn thấy tôi chững chạc, ra dáng thanh niên trai tráng, không như ngày xưa như kiểu mảnh khảnh. Bố mẹ vui quá và khóc vì thấy tôi đã trưởng thành", Trương Công Hòa nhớ lại.
Chứng kiến sự nỗ lực trong học tập của anh trai, cậu em trai cũng cố gắng học tập. Hiện tại, em trai của Hòa cũng đang học tại một trường Đại học ở Đà Nẵng.
Chia sẻ về việc lựa chọn ngành đặc công nước, Trung úy Trương Công Hòa cho hay, bản thân anh vốn không biết bơi, nên khi được chọn chuyên ngành vào năm thứ tư, anh muốn vượt qua giới hạn của bản thân và đã lựa chọn ngành này.
Ngay từ buổi tập bơi thứ hai, Hòa đã biết bơi, khi này anh nhận thấy bản thân mình cũng có năng khiếu bơi lội. Khi đã bơi thành thục, Hòa cùng đồng đội được cho ra biển lớn để rèn luyện, bơi trên biển lên tới 20-25km, thả trôi sinh sống trên biển 20-24 giờ đồng hồ hay lặn nhiều vùng biển ở các độ sâu khác nhau...
Kỉ luật, bĩnh tĩnh, nỗ lực để phấn đấu trở thành Thủ khoa
Ngay từ khi vào môi trường quân đội, Trương Công Hòa đã nỗ lực học tập, để có được kết quả tốt nhất.
Trong những giờ lên lớp, Hòa cố gắng tiếp thu, ghi nhớ những vẫn đề cốt lõi của bài học. Khi về nhà, anh nghiên cứu trước bài học trước khi lên lớp. Còn trong rèn luyện kỹ năng, Hòa sẽ học hỏi những cái hay, cái tốt của chỉ huy, đồng chí đồng đội trong lớp.
"Kỉ luật quân đội nghiêm khắc tập cho mình làm việc cẩn thận tỉ mỉ, bình tĩnh, nhẫn nại. Vào quân đội, mình rắn khỏe hơn", Trung đội trưởng Trương Công Hòa nhớ lại.
Với sự cố gắng nỗ lực, chàng trai chăn trâu năm xưa đã được nhiều thành tích trong học tập, khiến bạn bè thán phục.
Năm 2020, Hoà được Bộ tư lệnh Đặc công tặng Giấy khen gương mặt trẻ tiêu biểu năm 2020. Năm 2021, với thành tích tốt nghiệp Thủ khoa, chàng trai này cũng được Bộ trưởng Bộ Quốc phòng tặng Bằng khen, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội tặng bằng khen. Hai năm liên tiếp, là Chiến sĩ thi đua cơ sở (năm 2018-2020) và là Đảng viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2020.
Bên cạnh sự nỗ lực trong học tập, Trương Công Hòa còn năng nổ tham gia vào nhiều hoạt động ngoại khóa. (Ảnh: NVCC)
Trong quá trình học tập, Trương Công Hòa cũng có 2 sáng kiến nghiên cứu cải tiến mô hình học cụ góp phần vào huấn luyện được Hội đồng khoa học trường đánh giá cao.
Ngoài ra, năm 2018-2019, anh còn tham gia thi Olympic các môn khoa học Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh để rèn luyện bản lĩnh chính trị tư tưởng vững vàng.
Với thành tích học tập xuất sắc, Trương Công Hòa khi ra trường mang quân hàm Trung úy, anh hiện đang giữ cương vị trung đội trưởng, công tác tại Lữ đoàn Đặc công Hải quân 126. Đây là đơn vị từng 3 lần được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, tại đây có những người lính được ví như như "Yết Kiêu".
Sự trưởng thành của Trương Công Hòa và cậu em trai, đã mang lại niềm vinh dự, niềm tự hào cho bố mẹ chân lấm, tay bùn ở quê nhà. Cho dù ở bất cứ môi trường nào, hai anh em Hòa cũng tự nhủ phải nỗ lực cố gắng để không phụ công sinh thành, nuôi dưỡng của bố mẹ.
Dạy con học online ở nhà, mẹ mệt mỏi, phải truyền nước vì mãi con không hiểu Trên tay người mẹ vẫn còn ghim ống truyền nước biển, trên đầu treo lủng lẳng hai bình nước biển đang chảy từng giọt. Dịch COVID-19 vẫn đang diễn biến phức tạp. Để đảm bảo an toàn cho học sinh, các phần lớn các tỉnh thành trên toàn quốc đều áp dụng phương pháp học tập trực tuyến cho học sinh. Điều này...