Niềm vui đến đúng lúc
Một tấn rưỡi gạo, 4 tạ mỳ cùng hàng trăm chiếc chăn dạ, áo đồng phục, dép nhựa, đã đến đúng lúc các em nhỏ của liên trường xã Tát Ngà, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang bắt đầu khai giảng năm học mới.
Những món quà từ Thủ đô Hà Nội được chuyển tận tay nhà trường
Không phải ăn ngô là tốt lắm rồi
Thực tình mà nói, nếu không được nghe câu chuyện của Thượng tá Đặng Thanh Long – Trưởng phòng Phong trào Công an tỉnh Hà Giang thì sẽ chẳng có cái “cơ duyên” để chúng tôi vượt hơn 500 cây số đến với Tát Ngà. Số là trong một lần lên huyện vùng cao Mèo Vạc công tác, Thượng tá Long ghé thăm UBND xã, dọc đường, đập vào mắt anh là một ngôi trường mà ở đó học sinh phải lội bùn vào lớp học. Ngôi trường nằm trên đồi, để lên tới đó, lũ trẻ phải leo qua một con dốc dựng đứng và trơn như đổ mỡ. Nhìn những đứa trẻ bùn đất vấy lên tận cổ ấy, anh ái ngại hỏi thầy hiệu trưởng: “ Sao không làm mấy bậc đá để học trò đi cho đỡ khổ?”. Thầy Nguyễn Văn Chiển gãi đầu: “Vừa rồi, huyện hỗ trợ xây mấy lớp học, cộng thêm vận động bà con cùng nhà trường đóng góp cho loại hình bán trú dân nuôi, thế là kiệt lực rồi. Có muốn cố để xây dựng thêm cũng không còn sức nữa. Vả lại, lát cái lối đi từ chân dốc lên đến sân trường cũng khó vì vật liệu trên này đắt lắm. Nhà trường còn cái sân chơi, đang muốn bê tông hóa lấy chỗ cho các em sinh hoạt còn chưa tính đâu ra thì nói chi…”.
Quả thực từ khi có trường đến nay, học sinh trường Tiểu học Tát Ngà vẫn nô đùa trên khoảnh sân đất. Cái sân ấy, mùa khô thì bụi mù mịt, mùa mưa thì cứ nhão nhoẹt bùn và lõng bõng nước. Thế nên, gọi là sân chơi cho có chứ mấy khi nó phát huy tác dụng như đúng cái tên người ta vẫn gọi. Nơi học đã vậy, còn chuyện ăn ở thì khó khăn gấp trăm lần. Học sinh bán trú đa phần là con em đồng bào dân tộc nghèo. Nghèo đến nỗi, để vận động các em đến lớp, nhiều trường hợp nhà trường phải lo luôn cái ăn cho các em, tránh cho chúng phải theo cha mẹ lên nương. Thầy Chiển bảo: “Đồng bào quan niệm, đi học cũng phải ăn, ở nhà cũng phải ăn. Cho con đi học là mất đứt một lao động làm ra hạt ngô rồi. Tốt nhất là ở nhà thôi. Thế nên, nói là bán trú dân nuôi chứ phần lớn trường nuôi là chính. Kinh phí eo hẹp nên bữa ăn của học sinh có được gạo, mắm muối, không phải ăn ngô đã là tốt lắm”.
Tất cả những câu chuyện ấy được Thượng tá Long kể lại với những đồng đội của mình ở 2 Phòng nghiệp vụ an ninh và Báo An ninh Thủ đô – Công an thành phố Hà Nội. Rồi câu chuyện đến tai các thầy Thích Đàm Nhung (chùa Vân Hồ), Thích Đàm Thu (chùa Trung Kính), Thích Đàm Đức (chùa Quan Hoa), Thích Đàm Minh (chùa Bộc). Các thầy lại kể tiếp câu chuyện cho Phật tử. Thế là một chiến dịch quyên góp giúp đỡ các em nhỏ của ngôi trường vùng cao huyện Mèo Vạc được tiến hành.
Video đang HOT
Niềm vui không nhỏ
Chuẩn bị bữa ăn bán trú với cơm, lạc rang và canh rau
Rất nhanh chóng một khoản kinh phí bao gồm 80 triệu đồng làm sân chơi và 130 triệu đồng tiền quà, lương thực, thực phẩm được các thầy chuyển ngay cho ngôi trường nghèo ấy. Khỏi phải nói là thầy trò của trường Tiểu học Tát Ngà đã mừng rỡ thế nào khi đón nhận món quà quá đỗi bất ngờ kia. Một kế hoạch chi tiết sửa sang trường lớp được vạch ra và gần như ngay tức khắc vật liệu được mua về đáp ứng những nguyện vọng chính đáng của các em nhỏ. Và đúng ngày khai giảng, những vị tu hành giàu lòng nhân ái đã cùng những người lính của Công an Hà Nội quay trở lại ngôi trường “cơ duyên” ấy để tiếp tục trao tặng những món quà khác giúp thầy trò liên trường xã Tát Ngà có thêm động lực bước vào năm học.
Cả một chiếc xe tải của Công an tỉnh Hà Giang lặc lè giúp đoàn công tác xã hội chúng tôi cõng mấy tấn hàng lên tới sân trường vừa đúng lúc tiếng trống khai giảng được cất lên. Đón nhận số tặng phẩm, hàng hóa ấy, thầy Nguyễn Văn Chiển – Hiệu trưởng trường Tiểu học Tát Ngà cứ ngỡ mình nằm mơ, anh nói: “Lần trước, các thầy, các anh giúp chúng tôi hơn 200 triệu đồng là quý lắm rồi. Ai ngờ, lần này chúng tôi lại được đón nhận thêm tấm lòng của nhà chùa cùng những chiến sỹ Công an Hà Nội, thật tình tôi không biết nói thế nào để bày tỏ sự biết ơn đối với đoàn. Có lẽ nghìn lần câu cảm ơn vẫn là quá ít”.
Dẫu biết thầy Chiển nói thực lòng, nhưng chúng tôi vẫn cảm thấy xót xa khi chứng kiến tại buổi khai trường còn quá nhiều em nhỏ học lớp mầm non vẫn phải đi chân đất đến lớp. Cô Nông Thị Lương, Hiệu phó trường Mầm non Tát Ngà dù rất ý tứ khi tổ chức xếp hàng cho học sinh nhưng vẫn không thể giấu được những bộ quần áo nhem nhuốc, xộc xệch của những đứa trẻ mà cha mẹ chúng đã phó thác cho trường từ buổi sáng tinh sương để nai lưng trên những triền núi lởm chởm đá tai mèo kiếm hạt ngô cho bữa tối. Cái đói, cái nghèo vẫn hiển hiện trên những ánh mắt thơ ngây khiến cả đoàn ai cũng ngậm ngùi. Có lẽ vì nghĩ như thế nên ngoài số quà trị giá hơn 80 triệu đồng trao tặng liên trường xã Tát Ngà, hai thầy Thích Đàm Thu, Thích Đàm Nhung quyết định trao tặng thêm cho trường Mầm non Tát Ngà số tiền 45 triệu đồng để các cô giáo có điều kiện xây thêm một khu nhà ăn cho con trẻ.
Theo ANTD
Bữa ăn học trò: Thực đơn một đằng, bữa ăn một nẻo
Mỗi ngày có hàng triệu học sinh bán trú ăn trưa tại trường. Và mỗi ngày cũng xuất hiện chừng đó nỗi lo của phụ huynh khi chất lượng bữa ăn mỗi nơi một kiểu, "hậu trường" bữa ăn hiếm được công khai.
Tại nhiều trường mầm non, tiểu học, điều phụ huynh lo ngại nhất chính là việc bữa ăn thực tế không giống với thực đơn trường công khai. Có phụ huynh ngỡ ngàng phát hiện phần ăn xế của con được ghi "mì thịt bằm" nhưng trên thực tế là... một chén mì ăn liền mà không hề thấy bóng dáng của thịt. Hay những món ăn được đặt tên rất mỹ miều là canh ngũ sắc thật ra chỉ là một chén xúp lõng bõng nước.
Thực đơn canh thịt, thực tế canh rau
Những kiểu thực đơn một đằng bữa ăn một nẻo không phải hiếm. Chị Phượng, phụ huynh có con học một trường mầm non tư thục ở Thủ Đức với mức tiền ăn đóng cho nhà trường 35.000 đồng/ngày (chưa kể sữa), cho biết: "Những lần trường tổ chức cho phụ huynh tham quan bữa ăn của trẻ thì thực đơn rất tươm tất, có cả hình thức buffet cho các bé chọn món. Nhưng vừa rồi tôi có công việc phải ghé đón con buổi trưa mới thấy bữa ăn của con khác hoàn toàn với thực đơn. Thay vì canh bí đỏ thịt bằm như bảng thực đơn công khai thì là canh bầu và không có thịt, nước trong veo như nước luộc. Tôi hỏi các cô thì được trả lời là thực đơn thay đổi đột xuất, mai sẽ ăn bù lại". Chị Ngọc, phụ huynh có con học lớp 8 một trường THCS ở Q.Gò Vấp, than: "Con tôi nói bữa ăn ở trường rất hiếm khi giống với bảng thực đơn niêm yết, món rau và đồ tráng miệng thỉnh thoảng lại biến mất".
Hiện nay nhiều trường mầm non trên địa bàn TP.HCM đã thay đổi việc tổ chức bữa ăn cho trẻ. Trong ảnh: học sinh
Trường mầm non Sơn Ca 11, quận Phú Nhuận tự lấy thức ăn theo nhu cầu của mình (thay vì được cô giáo chia)
Trưởng phòng GD-ĐT một quận vùng ven TP.HCM kể có lần đi thực tế ở một trường tiểu học, cán bộ phòng GD-ĐT đã phát hiện bữa ăn của học sinh bị "xà xẻo" quá nhiều. Với mức thu 20.000 đồng/ngày (năm học trước - PV) dành cho bữa trưa và bữa xế, mà bữa trưa mỗi phần cơm chỉ có một trứng vịt, hai lát thịt mỏng và nhỏ như ngón tay út, canh bầu chỉ thấy nước trong và hai, ba lát bầu mỏng, bữa xế mỗi học sinh được một chiếc bánh mì ngọt giá 3.000 đồng. Nhà cung cấp bữa ăn giải thích: trong tuần có bữa này bữa kia, bữa ít bữa nhiều. Nhưng đó là một lần bắt gặp, còn những lần khác có bù vào hay không thì... chỉ có nhà trường mới biết. Vị trưởng phòng này còn kể: có trường đặt bữa ăn công nghiệp mà chấp nhận cả việc chuyên chở bằng xe máy, thức ăn, chén, đĩa... được cột lại một cách tạm bợ, chở đi ngoài đường và hứng bao nhiêu khói, bụi rất mất vệ sinh.
Đồng giá, khác chất lượng
Chị LOAN (một phụ huynh) cho biết "Đơn vị cung cấp thức ăn dọn bàn ăn cho các cháu ngay ngoài sân, gần chỗ đậu xe hơi của trường đầy khói bụi"
So sánh giữa bữa ăn của các trường là không thể tránh khỏi đối với mỗi phụ huynh có con đang học bán trú hay nội trú. Chúng tôi tham khảo giờ ăn trưa ở hai trường phổ thông tư thục nhiều cấp học tại hai quận Tân Bình và Bình Thạnh, TP.HCM. Cả hai trường này đều có mức thu tiền ăn cho học sinh nội trú là 100.000 đồng/ngày (bao gồm bữa sáng, trưa và tối, trong đó bữa trưa và tối dao động 35.000-40.000 đồng/bữa).
Phần ăn trưa ở Trường Đ (Bình Thạnh) được dọn chung với tiêu chuẩn mỗi bàn một thố cơm, hai đĩa đậu côve, cà rốt xào bò, một đĩa cá kho (sáu miếng), một đĩa gà rán (sáu miếng), một thố canh thịt bằm nấu bầu, tráng miệng bằng chè. Riêng cơm và canh không giới hạn. Ăn hết, học sinh tự múc thêm cơm và canh.
Ngược lại, tại Trường H (Tân Bình), bữa trưa của mỗi học sinh được dọn ra khay đựng thức ăn bằng nhựa, trong đó có một phần cơm, một khúc cá chiên, một phần canh rau và tráng miệng bằng hai trái chôm chôm. Cơm và thức ăn đều được định lượng sẵn trên khay khá nguội vì bảo mẫu đã dọn sẵn từ trước giờ ăn khoảng 30 phút. Một học sinh ở đây cho biết: "Hôm nào đói em ăn hết phần ăn của mình, còn hôm nào nắng nóng, mệt mỏi thường bỏ dở hoặc ráng vài muỗng cho qua bữa". Một số học sinh khác tỏ ra không hào hứng khi ăn cơm ở trường, nhưng cũng không phản bác vì "đã học nội trú thì phải chịu thôi".
Trong khi đó, những trường áp dụng hình thức suất ăn công nghiệp, phụ huynh và học sinh càng kêu trời. Chị Loan, một phụ huynh có con học trường tư thục quốc tế, thuộc một hệ thống trường quốc tế khá đông học sinh tại TP.HCM, kể: "Một hôm đến trường vào buổi trưa, tôi giật mình khi thấy thực đơn niêm yết: cơm trắng, chả cá xốt cà, đậu côve xào thịt bò, canh cải thịt bằm nhưng xem kỹ thì mỗi phần ăn chỉ có hai miếng chả cá nhỏ, đậu côve xào không có thịt bò, có canh cải nhưng không có thịt bằm...".
Theo ông Nguyễn Đặng Hương, hiệu trưởng Trường THCS Bàn Cờ (quận 3), một trường có hơn 400 chỗ học bán trú, tổ chức bữa ăn công nghiệp giải quyết được rất nhiều vấn đề của những trường không có bếp ăn, vừa tiết kiệm được thời gian vừa giảm được nhân sự cho nhà trường. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm đó, nhiều phụ huynh lo lắng về chất lượng bữa ăn công nghiệp khi thức ăn được nấu từ rất sớm, khoảng thời gian vận chuyển khá lâu dễ gây ra nguy cơ ôi, thiu thức ăn. Và điều phụ huynh lo nhất là tỉ lệ "hoa hồng" từ các nhà cung cấp suất ăn đang ngày này qua ngày khác "ăn" vào bữa ăn của học sinh.
Ăn theo định tính
Theo một bác sĩ ở Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM, đối với bữa trưa ở trường, học sinh cần 30-35% nhu cầu calo trong ngày, bữa xế cần 10-15% nhu cầu calo trong ngày.
Cũng theo bác sĩ này, hiện ở bậc mầm non các trường có hẳn một bộ phận chuyên trách về nuôi dưỡng (được chỉ đạo thông suốt từ sở GD-ĐT xuống phòng GD-ĐT rồi xuống các trường) nên khẩu phần ăn của các cháu được tính toán rất kỹ lưỡng. Nhưng từ bậc tiểu học đến THCS, THPT, hiện các trường mới tổ chức bữa ăn theo định tính: tức là bữa ăn có chất bột đường là cơm, phở... có chất đạm là thịt, cá có chất khoáng, vitamin là rau, củ... chứ chưa tính toán một cách cụ thể học sinh cần bao nhiêu calo, bao nhiêu protein... trong bữa ăn ở trường. Hiện nay các trường tiểu học, THCS, THPT thiết kế bữa ăn cho học sinh chủ yếu dựa vào mức tiền ăn mà phụ huynh đóng cho trường chứ chưa chú ý đến nhu cầu dinh dưỡng của các em.
Theo Tuổi trẻ
Vụ clip dạy học sinh bằng roi: "Rất đau lòng!" Ông chủ Trung tâm Bồi dưỡng kiến thức cấp 2 tại TP.Thái Nguyên thừa nhận "phương pháp giáo dục" bằng roi của người dạy, đồng thời thời cho biết, rất đau lòng trước sự việc này. Tại TP Thái Nguyên, gần như hầu hết các em học sinh và bố mẹ có con đang học cũng như từng học đều biết đến tên...